15 bài học về đặt tên thương hiệu (phần 2)

45
Không nhiều công ty lớn đặt tên thương hiệu mà “một phát ăn ngay” như Apple hay Microsoft.
Các ông lớn ngày nay như Netflix, Yahoo, BestBuy đều phải trải qua quá trình “thay tên đổi họ” để lớn mạnh như bây giờ.
8. Kibble (Netflix)
Đồng sáng lập của Netflix hiện nay – Marc Randolph – đã lấy tên Kibble để đăng kí cho dự án của mình với mục tiêu đánh bại Blockbuster. Sát buổi ra mắt dự án, Randolph muốn đặt tên cho công ty là rent.com nhưng cái tên này đã được lấy trước và chủ sở hữu muốn bán nó với giá lên tới 40.000 đô la.
Randolph nói: “Tôi đã viết hai cột lên bảng trắng: một cột bao gồm những từ liên quan đến internet và cột kia về phim ảnh. Chúng tôi muốn một cái tên kết hợp từ hai nội dung đó, đọc nghe liền mạch và ít âm tiết”.
Họ đã lấy từ ‘net’ của internet và ‘flix’ rút gọn từ flick (có nghĩa là phim). Và thế là cái tên Netflix đã ra đời.
9. Sound Of Music (Best Buy)
Chuỗi cửa hàng bán thiết bị âm nhạc chất lượng cao này được thành lập vào năm 1966 và khá thành công trong vòng 15 năm dưới tên gọi Sound Of Music.
Biến cố xảy ra vào năm 1981, khi cửa hàng của Sound Of Music bị ảnh hưởng bởi trận lốc xoáy ở Minnesota. Ngay sau đó cửa hàng này đã tổ chức một bán hàng đại há giá các sản phẩm bị hư hỏng do cơn bão. Chương trình đại hạ giá ‘best buy’ kéo dài trong 4 ngày này đã giúp Sound Of Music kiếm được nhiều tiền hơn 1 tháng trung bình của công ty. Do đó, họ quyết định đổi tên cửa hàng thành Best Buy.
10. Jerry and David’s Guide to the World Wide Web (Yahoo!)
Hai nhà đồng sáng lập Jerry Yang và David Filo đều đang học tiến sĩ tại trường đại học Stanford khi họ tạo ra một trong những công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Họ đã bắt đầu với một cái tên khá phức tạp – Jerry and David’s Guide to the World Wide Web (hướng dẫn của Jerry và David về www).
Bởi vì cái tên này không phù hợp để đặt cho một công ty, Jerry và David đã quyết định thay đổi thành Yahoo! – viết tắt của Yet Another Hierarchical Officious Oracle (nghĩa là một hệ thống phân cấp khác của Oracle). Họ buộc phải thêm dấu chấm than đằng sau bởi lúc này có một số công ty khác đã lấy tên là Yahoo.
11. Pete’s Super Submarines (Subway)
Năm 1965, cửa hàng Pete’s Super Submarines (siêu tàu ngầm của Pete) được khai trương ở Bridgeport, Connecticut, trước khi được đổi tên thành Doctor’s Associates Inc. – một sự thay đổi khó hiểu.
Cái tên đó của nhà hàng khiến cho các khách hàng không thể liên tưởng đến bánh sandwich, vì vậy việc kinh doanh của quán dần đi xuống. Bởi vậy, nhà sáng lập của chuỗi bánh sandwich nổi tiếng này đã quyết định đổi sang một cái tên bắt tai hơn nhiều – Subway.
12. Blue Ribbon Sports (Nike)
Bill Bowerman và Phil Knight đã thành lập Blue Ribbon Sports với tư cách là nhà phân phối cho thương hiệu giày Nhật Bản Onitsuka Tiger. Khi họ quyết định tách ra để tạo ra sản phẩm của riêng mình, hai lựa chọn đã được đưa ra cho tên của thương hiệu – Nike và Dimension 6. Cuối cùng, họ đã quyết định lựa chọn cái tên được đặt theo nữ thần Hy Lạp, và điều đó đã là một quyết định đúng đắn.
13. Tote’m (7-Eleven)
Cửa hàng tiện lợi Tote’m được thành lập vào năm 1927 với cái tên mang ý nghĩa khách hàng đã lấy đi các mặt hàng của họ. Vào năm 1946, khi quyết định thay đổi giờ hoạt động của các cửa hàng thành 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm, Tote’m quyết định đổi tên để khách hàng ấn tượng với khung giờ hoạt động của mình. Và thế là 7-Eleven ra đời.
14. Matchbox (Tinder)
Ban đầu, Jonathan Badeen – một trong những nhà sáng lập của ứng dụng hẹn hò này – đặt tên cho ứng dụng là Matchbox (hộp diêm) để chơi chữ liên quan tới tình yêu và ngọn lửa. Nhưng cái tên này không thật sự hiệu quả trong việc thu hút người dùng, nên Badeen quyết định đổi sang một từ đồng nghĩa – Tinder – tên gọi thu hút và gắn liền với động tác quẹt phải của ứng dụng này.
15. Unadulterated Food Products (Snapple)
Đây có lẽ là thương hiệu có cái tên dở nhất trong 15 công ty được đề cập trong bài viết này: Unadulterated Food Products, tạm dịch là thực phẩm không pha trộn. Và để tìm kiếm một cái tên hấp dẫn hơn, các nhà quản lí đã lấy cảm hứng từ sản phẩm bán chạy nhất của công ty: nước táo có ga có tên là ‘snappy apple taste’. Và từ đó trở đi, thương hiệu có tên là Snapple.
Lựa chọn một cái tên phù hợp cho thương hiệu của bạn là một điều quan trọng, và cũng rất khó khăn. 15 câu chuyện kể trên là ví dụ chứng minh rằng dù thương hiệu có lớn thế nào đôi khi cũng mắc phải sai lầm. Nhưng điều quan trọng là thay đổi đúng lúc và hợp lí.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp