28 dự án đầu tiên tranh tài vòng bán kết 1 – Cuộc thi khởi nghiệp 2020

637
Chiều 19/9, vòng bán kết 1 cuộc thi Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thanh niên nông thôn 2020 đã chính thức khởi tranh tại TP.Thái Nguyên. Có 28 dự án đến từ 17 tỉnh, thành phía Bắc tham gia tranh tài để chọn ra những dự án xuất sắc nhất thi vòng chung kết.
Cuộc thi do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA phối hợi với Ban Thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn tổ chức.
Tại vòng thi này, Bắc Kạn là địa phương có dự án tham gia đông nhất với con số 4. Lào Cai có 3 dự án tranh tài. Các tỉnh, thành có 2 dự án là Bắc Ninh, Hà Giang, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Nguyên và Yên Bái.
Các dự án còn lại đến từ Bắc Giang, Điện Biên, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Lai Châu, Nam Định, Phú Thọ và Thái Bình.
Thí sinh đến với vòng thi này là các bạn trẻ các dân tộc Kinh, Thái, Giáy, Tày, H’Mông, Dao, Nùng, Sán Dìu và Mường, dự thi với những sản phẩm được khai thác, chế biến từ nguồn tài nguyên bản địa về nông nghiệp, du lịch…
Các thí sinh tham gia bốc thăm số thứ tự dự thi
Trong đó, có nhiều dự án ứng dụng các công nghệ mới, có sự ĐMST trong sản xuất, kinh doanh. Nổi bật là các dự án chế biến gà quế vi sinh ở Bắc Kạn, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ Bio – Floc ở Hà Nội, ứng dụng mobile để phát triển du lịch ở Sơn La, dự án sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho chó mèo ở Lào Cai, ứng dụng công nghệ sấy lạnh trong chế biến hoa quả của thí sinh tỉnh Yên Bái…
Cuộc thi Dự án khởi nghiệp ĐMST Thanh niên nông thôn 2020 mang mục đich cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế của thanh niên nông thôn; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên nông thôn nói riêng trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển tài nguyên bản địa, hình thành các sản phẩm đặc trưng, tham gia hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Cuộc thi thu hút được đông đảo thanh niên Việt Nam hưởng ứng.  Sau hơn 2 tháng  triển khai, có hơn 345 dự án đại diện cho 56 tỉnh thành gửi các ý tưởng Dự án về tham gia. Sau vòng chấm sơ khảo, Ban giám khảo đã chọn ra được 112 dự án đại diện cho 48 tỉnh thành vào tham gia vòng bán kết. 
Thành viên Ban giám khảo tham quan, tìm hiểu sản phẩm của các dự án dự thi

Thành phần Ban giám khảo tại vòng bán kết 1 gồm:

  • Bà  Nguyễn Thị Thu Vân – Thạc sĩ sinh học, UV Ban thường vụ Trung Ương Đoàn – Trưởng ban Ban Thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn

  • Ông Bùi Đình Hòa :  Chuyên gia tư vấn Ocop cấp cao, Giảng viên Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên

  • Ông Trần Trí Dũng – Thạc sĩ – chuyên gia về Khởi nghiệp kinh doanh và Đổi mới sáng tạo, Chuyên gia Quản lý chương trình khởi nghiệp do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ

  • Ông Nguyễn Đức Tùng – Tiến sĩ, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp (SYS) của Trung ương Đoàn

  • Ông  Hoàng Sơn Công – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và Chuyển giao công nghệ bán lẻ Việt Nam

Chiều nay, nhóm của Lương Mạnh Quyết, Hoàng Thị Phượng và Hoàng Thị Thu (Lào Cai) là những người trình bày bài thi đầu tiên với dự án sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho chó mèo.
Danh sách các dự án tham gia vòng bán kết 1 tại Thái Nguyên
Số thứ tự
Tỉnh – Thành
Tên thí sinh
Tên dự án
1
Hà Nội
Nguyễn Đình Tuấn
Tống Văn Liên
Nguyễn Viết Bằng
Mô hình nuôi tôm áp sát thành phố ứng dụng công nghệ Bio – Floc
2
Bắc Ninh
Nguyễn Hữu Thành
Nguyễn Văn Kho
Nguyễn Kim Anh
Du lịch Tâm linh và Trải nghiệm Làng nghề tỉnh Bắc Ninh
3
Bắc Ninh
Nguyễn Văn Khoát
Trồng lúa hữu cơ & sản xuất rượu gạo sạch
4
Hải Phòng
Lê Khắc Hưng
Cơ sở chế biến thực phẩm Chả chìa Cậu Ấm
5
Thái Bình
Bùi Thị Duyên
Trần Sỹ Việt
Phát triển cây gia vị Bạc Hà & các sản phẩm chế biến từ Bạc Hà
6
Nam Định
Trần Quảng Lãm
Sản xuất hoa muối và các sản phẩm hoa muối ứng dụng ở các làng nghề muối ven biển Việt Nam
7
Lai Châu
Nùng Văn Nên
Đỗ Văn Tuấn
Trồng cây ăn quả kết hợp du lịch sinh thái, trải nghiệm, khám phá (Than Uyên Hasfarm)
8
Lào Cai
Giàng Seo Châu
Lục Quang Tấn
Lê Hà Khương Anh
Chuỗi cung ứng và kinh doanh các sản phẩm từ cây tam thất trồng ở Simacai – Lào Cai
9
Lào Cai
Lương Mạnh Quyết
Hoàng Thị Phượng
Hoàng Thị Thu
Dự án sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho chó mèo
10
Lào Cai
Hoàng Mạnh Tân
Sản xuất ống hút thân thiện môi trường từ cây Măng Sặt
11
Điện Biên
Nguyễn Ngọc Ánh
Dứa sấy thăng hoa và nông nghiệp bền vững
12
Yên Bái
Nguyễn Thị Giang
Hà Hữu Thành
Đào Thị Hồng Hạnh
Sản xuất mì dinh dưỡng
13
Yên Bái
Ngô Thành Hưng
Nông nghiệp xanh gắn với chuỗi giá trị giai đoạn II”  (Chế biến hoa quả sử dụng công nghệ sấy lạnh)
14
Sơn La
Tòng Văn Chiên
Giàng Ánh Nguyệt
Quàng Thị Hồng
Dự án tạo ứng dụng mobile phục vụ du lịch cộng đồng
15
Sơn La
Hồ Hoài Thương
Phân phối đặc sản Tây Bắc tại Hà Nội & tổ chức tour du lịch trải nghiệm
16
Hòa Bình
Trần Trung Đức
HTX chuối Viba
17
Hà Giang
Sùng Mí Xá
Xây dựng, phát triển trồng và tiêu thụ Tam Giác Mạch tại xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc
18
Hà Giang
Sùng Mí phìn
Dịch vụ du lịch bền vững tại Hà Giang
19
Bắc Kạn
Lý Thị Quyên
Triệu Thị Thoa
Lộc Lý Thiên
Gối thảo dược người Dao
20
Bắc Kạn
Hứa Huy Luân
Du lịch cộng đồng với du lịch sinh thái tại vườn quốc gia (V.Q.G.) Ba Bể – Bắc Kạn
21
Bắc Kạn
Phan Thị Vui
Bảo tồn – liên kết chuỗi sản xuất con giống và sơ chế – chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm lợn đen bản địa thảo dược tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
22
Bắc Kạn
Ngô Thị Thanh Tâm
Nguyễn Tiến Hồng
Hoàng Văn Nhiếp
Dự án chăn nuôi và chế biến gà vi sinh
23
Thái Nguyên
Hoàng Thế Quỳnh
Phạm Văn Vinh
Lưu Thị Phương Dung
Sản xuất dược mỹ phẩm từ cây cỏ thiên nhiên
24
Thái Nguyên
Hoàng Thị Thúy Vân
An Vân Trà – “Trà sinh thái – Sinh thái trà”
25
Bắc Giang
Nông Thị Huệ
Phát triển chuỗi liên kết sản xuất và chế biến trà thảo dược Xạ đen Diệp Nhật
26
Quảng Ninh
Lê Thị Hải
Ý tưởng xây dựng trên tình hình chung của ngành nuôi nhuyễn thể tại tỉnh Quảng Ninh
27
Quảng Ninh
Nguyễn Thị Thu Hiền
Ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng chuồng lạnh trong nuôi gà sinh sản và liên kết sản xuất theo chuỗi trong chăn nuôi gà bản Đầm Hà
28
Phú Thọ
Nguyễn Văn Đức
Nguyễn Tuấn Anh
Dự án bảo tồn và phát triển giống gà chín cựa
Các thành viên BTC tham quan gian hàng gối thảo dược của Lý Thị Quyên, Bắc Kạn
Sản xuất dược mỹ phẩm từ cây cỏ thiên nhiên của Hoàng Thế Quỳnh, Thái Nguyên
Dứa sấy thăng hoa và nông nghiệp bền vững tham gia trưng bày sản phẩm tại cuộc thi
 
Thí sinh nghe phổ biến nội quy cuộc thi
Phan Văn Tuân (Bắc Kạn) lần thứ 2 tham gia cuộc thi với dự án gà thả đồi thảo dược
Đại diện các dự án tham gia bốc số thứ tự dự thi
Chủ các dự án giao lưu, tìm hiểu sản phẩm trưng bày
Thành viên Ban giám khảo tham quan, tìm hiểu sản phẩm của các dự án dự thi
Anh Tuấn