8 xu hướng tiêu dùng thực phẩm hàng đầu thế giới

1509
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm thực phẩm nhiều tính chất thiên nhiên
Với nhà kinh doanh, cần nắm xu hướng để chọn lựa sản phẩm đưa ra thị trường có sức chinh phục người tiêu dùng. Từ khóa của năm 2020 là “đại dịch Covid 19” chứng tỏ đại dịch là quan tâm hàng đầu, mang lại nhiều khó khăn và thay đổi cho cuộc sống của người tiêu dùng (NTD) thế giới.
Chưa bao giờ NTD tập trung cho sức khỏedinh dưỡng như hiện nay. Dưới đây là 8 xu hướng tiêu dùng thực phẩm và dinh dưỡng hàng đầu năm 2021.
  1. Đi tìm thực phẩm tốt cho sức khỏe và hỗ trợ hệ miễn dịch.
NTD muốn đủ sức khỏe để chuẩn bị tốt hơn cho bệnh tật. Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Innova Market Insights, hơn 50% người tiêu dùng cho biết họ đã dùng nhiều chất bổ sung hỗ trợ sức khỏe và hệ miễn dịch vào năm 2020. Điều này chỉ có thể tăng trong năm 2021. Để đáp ứng được điều này, ngành công nghiệp thực phẩm cần tạo ra các sản phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể như kẽm, selen, vitamin C và vitamin D. Ví dụ: dầu ô liu để hỗ trợ sức khỏe tim mạch, vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch hoặc chế phẩm sinh học trong trà lên men kombucha để thúc đẩy hệ tiêu hóa.
  1. Dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tinh thần
Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tâm thần của NTD như chế độ ăn giàu chất chống ôxy hóa, vitamin (ví dụ, vitamin, khoáng chất (ví dụ, kẽm, magiê), chất xơ, chất béo lành mạnh (ví dụ, omega-3) và các hợp chất, hoạt tính sinh học khác, chẳng hạn như men vi sinh, có thể giúp tinh thần tốt hơn.
Sữa thực vật và nguồn nguyên liệu (củ, hạt khô…) là lợi thế “nguyên liệu sẵn có” của Việt Nam.
  1. Sản phẩm cần minh bạch về nguồn gốc.
Nỗi lo về sức khỏe đã gây ra nỗi lo về các thông tin thực phẩm sai lệch, sai sự thật hoặc mù mờ. Hơn lúc nào hết, NTD muốn minh bạch về các thành phần, tác dụng của thực phẩm, cả các bằng chứng khoa học để chứng minh chúng. Vì thế, thực phẩm cần có thông tin rõ ràng, minh bạch và trung thực.  Xu hướng trọng sản phẩm thiên nhiên,  không hóa chất, hương liệu nhân tạo được chú trọng, các nhà sản xuất cần coi đây là “bí quyết” để thuyết phục NTD.
  1. Cần chú ý đến một xu hướng mạnh: Đạm thực vật.
Thực trang thiếu thực phẩm, bị ngộ độc từ bệnh động vật, các tác hại từ công nghiệp chăn nuôi, nhu cầu dinh dưỡng từ thiên nhiên… đã khiến nhu cầu đạm thực vật ngày càng tăng. Chất lượng protein được đo bằng một loại điểm gọi là ‘Điểm axit amin’ đã điều chỉnh tiêu hóa protein (PDCAAS). Protein từ sữa và trứng có PDCAAS là 100%. Protein phân lập từ đậu nành là protein thực vật duy nhất có PDCAAS là 100%. Các protein thực vật khác có PDCAAS dao động từ 89% (trong protein  của cô đặc đậu) và đến 52% trong đậu phộng và 25% trong gluten lúa mì.
Hầu hết người tiêu dùng được khảo sát thích sự kết hợp giữa thực phẩm động vật và thực vật. Việc các bậc cha mẹ lựa chọn ngày càng nhiều những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật đang gây áp lực lên các nhà sản xuất. Sự ra mắt gần đây của các loại protein với hơn 25g protein trong mỗi khẩu phần cho thấy rằng protein, dù là thực vật, động vật hay kết hợp 2 nguồn, đều cần phù hợp với kết quả nghiên cứu thị trường thông tin rõ rệt một xu hướng: “Thành phần Protein thực vật: Xu hướng Toàn cầu”. Đây là một báo cáo mới từ tổ chức nghiên cứu thị trường Innova Market Insights nổi tiếng (nhà nghiên cứu và bình luận chính của Thaifex nhiều năm gần đây). Kết luận của IMI thường được quan tâm vì cung cấp thông tin về những cơ hội cho nhà SX kinh doanh.
  1. Xu hướng ăn kiêng linh hoạt và ăn kiêng cân bằng.
Thật khó từ bỏ hoàn toàn thịt và các sản phẩm động vật, nhưng NTD ngày càng có nhiều nỗ lực để giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm động vật: đổi vài bữa ăn từ thịt cho những bữa ăn có nguồn thực vật hay giảm phần sản phẩm động vật trong công thức nấu ăn của mình. Giải pháp là giảm ăn, có thời khóa biểu cụ thể như chế độ ‘Fasting’ cũng là một lựa chọn. Thay vì dùng một số thực phẩm bổ sung, chúng ta đang thấy sự chuyển hướng sang các loại thực phẩm hoàn toàn tự nhiên..
  1. Thực phẩm thân thiện với môi trường.
Chế độ ăn kiêng bao gồm các thực phẩm bền vững và thân thiện với môi trường hơn. Nhiều người chủ yếu tập trung vào các loại thực phẩm có tác động khí hậu thấp nhất. Ví dụ, giảm ăn thịt, tăng ăn cá, sử dụng nhiều rau, trái cây hơn. Sử dụng thực phẩm địa phương cũng giúp giảm lượng khí thải carbon do giao hàng thực phẩm đường dài.
Khô bò trông rất ngon, ăn cũng rất ngon, có nguồn thực vật
  1. Dinh dưỡng cho trẻ em.
Phụ huynh đang lặng lẽ chú ý tìm các loại thực phẩm lành mạnh hơn. Xu hướng là sử dụng các loại thực phẩm được chế biến từ các thành phần tự nhiên hơn như đường thiên nhiên (từ trái cây) và tránh các thành phần nhân tạo. Thực phẩm chức năng cho trẻ em có thể được sử dụng như một biện pháp bảo vệ bổ sung để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của trẻ và ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là đối với những trẻ được coi là “kén ăn”.
  1. Hình thức thực phẩm tươi sống được sơ chế theo “combo”.
Tình trạng bị cách ly hay phong tỏa nặng nề trong năm 2020 đã khiến nhiều người “nấu ăn tại nhà” và rồi hình thức này trở thành một trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, khi cuộc sống bắt đầu tăng tốc trở lại, hiện nay, xu hướng sử dụng những thực phẩm được chuẩn bị sẵn theo combo ngày càng tăng: bạn tiết kiệm được thời gian nhưng vẫn cho phép bạn ăn uống lành mạnh ngay tại nhà.
Chắc chắn năm 2021 là một năm nhiều thay đổi lớn của ngành công nghiệp thực phẩm. Không quá ồn ào tuyên ngôn, NTD đang lặng lẽ thay đổi và nhà sản xuất kinh doanh cần phải tinh tế bắt mạch được những thay đổi này. Ngày càng nhiều NTD muốn ăn thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, phục vụ sức khẻ, dinh dưỡng, hỗ trợ hệ miễn dịch, có mục đích  lành mạnh, có câu chuyện và phục vụ xã hội và góp phần bảo vệ môi trường.
Tổ nghiên cứu thị trường BSA
Hong Kong và Singapore khai trương “bong bóng du lịch” cuối tháng 5