Bản tin hội nhập, từ 10/6 – 17/6/2021

133
Sản xuất khẩu trang tại Công ty TNG. Ảnh: ST
1/ Trung Quốc: giá thịt lợn giảm, xả Ngô nhập khẩu, kêu gọi bình ổn giá nông phẩm và các loại hạt  | Đồng USD ổn định chờ tuyên bố của Fed – dự kiến sẽ tăng lãi suất trần khi kinh tế cải thiện hậu Covid-19
  • Khi giá thịt lợn tại Trung Quốc tiếp tục giảm, chính phủ kêu gọi nông dân tiếp tục duy trì một sản lượng ổn định nhằm tránh tụ giảm nguồn cung trong nước. Bên cạnh, tập đoàn nông nghiệp trực thuộc chính phủ Trung Quốc, Sinograin, đã bán đấu giá 126 tấn Bắp Ngô nhập khẩu từ Ukraine – một động thái nhằm cảnh báo giới đầu cơ về việc tích trữ và tăng giá Bắp Ngô.
  • Thủ Tướng Quốc Vụ Viện Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang), yêu cầu ngành nông nghiệp, nông dân và thương lái phải bình ổn giá các loại hạt cũng như sản phẩm, nguyên liệu phục vụ nông nghiệp, … tại thời điểm quan trọng của nông vụ như hiện nay.
  • Thứ tư ngày 16 tháng 6, Đồng bạc xanh dollar (USD) giảm nhẹ 0,014 điểm phần trăm (%), sau nhiều tháng giảm dựa trên dự báo về xu hướng lạm phát toàn cầu sẽ tăng cao. Sự chững lại của đà giảm diễn ra trước thềm họp và tuyên bố của Ngân hàng trung ương của Mỹ (Fed). Nếu không có gì thay đổi, với dự kiến về một triển vọng kinh tế phục hồi hậu đại dịch Covid-19, và lượng việc làm bổ sung, Fed dự báo sẽ tăng lãi suất trần từ đây cho đến 2023. Tuyên bố này khiến trái phiếu 10 năm của chính phủ Mỹ tăng 1,5720 %, và trái phiếu 2 năm tăng 0,1991%.
Nguồn: Reuters
2/ Canada thay đổi quy trình nhập khẩu đối với hàng bị kiện phòng vệ
  1. Thông tin chung
Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) thông báo thay đổi quy trình nhập khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2 của Dự án Đánh giá và Quản lý thuế (CARM 2), dự kiến có hiệu lực từ tháng 5 năm 2022.
Cụ thể, CBSA yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada đang bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) theo Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA) đăng ký Mã số doanh nghiệp (Business Number) và Tài khoản SIMA (SIMA Program Account).
Sau khi Dự án CARM 2 có hiệu lực, doanh nghiệp nhập khẩu vào Canada và doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada muốn sử dụng giá trị thông thường, các khoản điều chỉnh giá xuất khẩu hay mức trợ cấp riêng biệt đối với từng lô hàng thì phải có Mã số doanh nghiệp và Tài khoản SIMA. Nếu không, hàng hóa nhập khẩu sẽ không được hưởng thuế suất riêng rẽ trong các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp mà phải chịu mức thuế suất toàn quốc của biện pháp PVTM đang áp dụng.
Theo thống kê của Cục PVTM, Bộ Công Thương, hiện Việt Nam có 07 mặt hàng xuất khẩu đang bị Canada áp điều tra, áp dụng biện pháp PVTM. Chi tiết xem dưới đây.
  1. Một số lưu ý
Cách thức đăng ký Mã số doanh nghiệp và Tài khoản SIMA:
– Hoàn thành Biểu mẫu RC1-19e và gửi tới địa chỉ email: simaregistry-depotlmsi@cbsa-asfc.gc.ca trước ngày 22 tháng 6 năm 2021.
– Cung cấp bản sao của các tài liệu sau (chỉ cung cấp các tài liệu tương ứng với hình thức pháp nhân của doanh nghiệp):
  1. a) Điều lệ thành lập doanh nghiệp;
  2. b) Thỏa thuận điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC)/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  3. c) Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
– Cung cấp tên và địa chỉ email của người đại diện cho doanh nghiệp khai Biểu mẫu RC1-19e.
Chi tiết Thông báo của CBSA và Biểu mẫu RC1-19e xem dưới đây.
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Canada, Cục PVTM khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan đăng ký Mã số doanh nghiệp và Tài khoản SIMA với cơ quan chức năng của Canada trước thời hạn quy định.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng Xử lý PVTM nước ngoài, Cục PVTM, Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chuyên viên phụ trách: Hà Văn Hiếu
Điện thoại: 024.7303.7898 (máy lẻ 110)
Email: hieuhv@moit.gov.vn; nhungntr@moit.gov.vn.
Nguồn: Cục Phòng vệ Thương mại
3/ ‘Sóng ngầm’ đầu tư cơ sở hạ tầng logistics
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang rót nhiều tiền vào các dự án kho bãi, vận tải và giao nhận hàng hóa.
Trung tuần tháng 5, Công ty Emergent Việt Nam Logistics Development Pte (Singapore) đã nhận giấy chứng nhận phát triển dự án Trung tâm Logistics ECPVN Bình Dương 2, tỉnh Bình Dương. Dự án có vốn 34,4 triệu đô la Mỹ này sẽ được phát triển ở khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B, nhằm cung cấp dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa; dịch vụ logistics; cho thuê nhà kho, nhà xưởng.
Đáng chú ý là hãng vận tải biển Maersk mới đây cũng đã quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh kho bãi tại Việt Nam bằng việc mở thêm hai cơ sở theo hợp đồng mới tại Bình Dương và một cơ sở thứ 3 tại Bắc Ninh. Tổng diện tích mở rộng kho bãi là 38.000 mét vuông.
Nhu cầu kho bãi gia tăng
Trên thực tế, dòng vốn ngoại đã âm thầm rót vào hạ tầng logistics trong những năm gần đây. Tại sự kiện Diễn đàn CEO hồi đầu năm nay, bà Bùi Trang, Giám đốc cấp cao thị trường Việt Nam, JLL Việt Nam, đơn vị tư vấn bất động sản, cho biết trong hai năm qua có gần 3 tỉ đô la đầu tư hệ thống kho vận và các trung tâm logistics. Bà cho rằng sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng đang đưa Việt Nam thành trung tâm “kho bãi” vận chuyển của thế giới chứ không chỉ đơn thuần dành cho vận chuyển nội địa. Thống kê của JLL Việt Nam cũng cho thấy hàng chục thương hiệu quốc tế đã dịch chuyển hoặc mở rộng sản xuất sang Việt Nam. Điều này cho thấy viễn cảnh ngành logistics Việt Nam là khá lạc quan.
Lý giải về quyết định mở rộng hoạt động kho bãi tại Việt Nam, ông Marco Civardi, Giám đốc điều hành tại Việt Nam, Campuchia và Myanmar của Maersk, nhận định nhu cầu về kho bãi của Việt Nam đã tăng nhanh đáng kể trong thời kỳ đại dịch. Tình trạng thiếu container và thiếu tàu do dịch Covid-19 đã làm tăng nhu cầu lưu kho. Ngoài ra, còn nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) và giao hàng tận nơi.
Chất xúc tác thương mại điện tử
Theo đánh giá của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) và của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng của TMĐT hiện khoảng 30%, và dự đoán tốc độ này sẽ được duy trì đến năm 2025.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch VECOM, cũng cho rằng doanh nghiệp logistics phục vụ TMĐT quy mô lớn, có đầu tư công nghệ hiện đại với mạng lưới lớn còn khá khiêm tốn. Dù một số trung tâm logistics cũng đang dần thay đổi từ truyền thống sang hiện đại, tức phục vụ cho đa dạng nhu cầu và áp dụng cả các tiến bộ công nghệ vào hoạt động quản lý, nhưng thị trường vẫn chủ yếu là các đơn vị giao nhận, chuyển phát… quy mô còn nhỏ.
Nguồn: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
4/ Sản xuất găng tay, khẩu trang, đồ bảo hộ của Việt Nam tăng gấp 6 
Ngày 9/6, IFC – Thành viên của Ngân hàng Thế giới cho biết cơ quan này đang triển khai các hoạt động hỗ trợ các nhà sản xuất thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cung cấp các sản phẩm PPE có chất lượng và đáng tin cậy để bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu và giảm lây truyền bệnh trong cộng đồng.
Tại Việt Nam, IFC cho biết, năng lực sản xuất PPE đã tăng mạnh với sản lượng tăng gấp sáu lần trong năm 2020 và Việt Nam đã nổi lên là một trong những nhà cung cấp PPE mới cho thị trường toàn cầu. Nguồn cung tăng mạnh này ban đầu xuất phát từ việc các công ty may mặc chuyển hướng sản xuất để đối phó với tình trạng khẩn cấp về y tế cũng như để giảm thiểu các khoản lỗ do các đơn hàng may mặc bị hủy bỏ.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất trong nước đang phải đương đầu với tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào, kỹ năng kỹ thuật và kiến thức ngành cũng như sự không đồng nhất tiêu chuẩn trong nước và các tiêu chuẩn quốc tế để tiếp cận thị trường toàn cầu.
Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia phụ trách Việt Nam, Campuchia, và Lào cho biết, khả năng tiếp cận các sản phẩm PPE đạt chuẩn với hiệu quả chi phí hợp lý là một trong những yếu tố sống còn giúp một quốc gia chủ động ứng phó với Covid-19, kiểm soát và khống chế sự lây lan của virus corona. Do đó, việc thúc đẩy sản xuất các sản phẩm PPE tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế không chỉ giúp tăng khả năng chống chịu của Việt Nam trước đại dịch, mà còn mang lại cơ hội kinh doanh khi chuỗi cung ứng PPE toàn cầu đang được đa dạng hóa mang lại nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất mới ở các thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam.
Tháng 1/2021, IFC và Chính phủ Anh đã khởi động Chương trình Tư vấn PPE Toàn cầu nhằm tăng cường nguồn cung sản phẩm PPE liên quan đến Covid-19 cho các nước đang phát triển – nằm trong khuôn khổ hành động ứng phó Covid-19 của IFC và thuộc Chương trình Y tế Toàn cầu của IFC. Chương trình y tế toàn cầu được triển khai từ tháng 7/2020 với khoản tài trợ lên tới 4 tỷ USD để cải thiện cơ hội tiếp cận dịch vụ và sản phẩm chăm sóc y tế thiết yếu nhằm đối phó đại dịch ở các nước đang phát triển.
Nguồn: Báo Hải quan
5/ Không ngại nhập siêu
Về mặt con số, tính chung 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 131,31 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu đạt 115,26 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng 5 tháng đều tăng như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 24,7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 35,9%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 51,3%…
Như vậy, sau quá trình liên tục xuất siêu từ năm 2012 đến nay (trừ năm 2015), 5 tháng đầu năm nay Việt Nam đã chứng kiến nhập siêu trở lại.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan xung quanh câu chuyện nhập siêu này, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá, mức độ nhập siêu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm là con số khá nhỏ.
So với tổng kim ngạch xuất khẩu gần 131 tỷ USD, nhập siêu chỉ chiếm dưới 0,3%. Trong khi đó, mục tiêu của Việt Nam là kiểm soát nhập siêu dưới 4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
“Nhập siêu trở lại nhưng không đáng quan ngại. Từ trước đến nay, Việt Nam là quốc gia đang công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Nền kinh tế chủ yếu vẫn gia công, lắp ráp nên cần nhập khẩu nhiều linh phụ kiện, nguyên phụ liệu. Bởi vậy, nhập khẩu vượt xuất khẩu một chút không phải vấn đề”, TS. Lê Quốc Phương nói.
Làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát ở Việt Nam từ cuối tháng 4/2021, nhiều ngành sản xuất công nghiệp bắt đầu phục hồi trở lại như dệt may, da giày, điện tử, điện thoại di động… cũng bị ảnh hưởng phần nào. Tin đáng mừng là các doanh nghiệp xuất khẩu có đơn hàng đương nhiên phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh phụ kiện về để sản xuất.
Tương tự, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phân tích, việc nhập siêu trong tháng 5/2021 cũng như tính chung 5 tháng đầu năm không có đột biến và không đáng ngại
 “Ví dụ như linh kiện điện tử, các nguyên phụ liệu trong ngành dệt may, da giày là những ngành hiện nay đang có đà phục hồi tăng trưởng rất mạnh mẽ. Do vậy, sự gia tăng nhập khẩu cũng là điều tất yếu…” , ông Trần Thanh Hải nói.
Nguồn: Báo Hải quan
5 tháng đầu năm nay, Việt Nam chủ yếu gia tăng nhập khẩu tư liệu sản xuất. Ảnh: T.Bình
6/ Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tiếp tục bứt phá ngoạn mục
Nhu cầu tăng là yếu tố giúp doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tăng trưởng cao trong thời gian qua. Đặc biệt, dù giá nguyên liệu đầu vào và vận tải tăng cao song các doanh nghiệp đều chủ động đàm phán với đối tác nhập khẩu để cùng chia sẻ.
Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), tính đến hết tháng 5/2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đạt hơn 6,42 tỷ USD, tăng mạnh 42% so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Chánh Phương – Phó Chủ tịch HAWA – nhìn nhận, con số này là kết quả của cả một quá trình các doanh nghiệp cố gắng vượt qua khó khăn, tự thân vận động mở rộng sản xuất, tìm kiếm cơ hội, mở rộng, tiếp cận nhiều thị trường mới trong bối cảnh dịch bệnh.
Ghi nhận tại một số doanh nghiệp gỗ có quy mô lớn ở TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương cho thấy, hầu hết xuất khẩu của doanh nghiệp đều tăng trên 30% so với cùng kỳ.
Chủ động vượt khó
Mặc dù có triển vọng khả quan song các doanh nghiệp gỗ cho biết họ vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn mới như giá nguyên vật liệu tăng, giá cước vận chuyển tăng khiến giá thành sản xuất đồ gỗ tăng lên. Cụ thể, theo ông Huỳnh Quang Thanh – Tổng giám đốc Công ty TNHH gỗ Hiệp Long, giá nguyên liệu nhập khẩu hiện đã tăng từ 15-20%. Trong đó, với gỗ ốc chó loại 4-5 inch nếu như trước dịch bệnh bùng phát có giá khoảng 1.000 USD thì nay đã tăng 1.300 USD/m3; gỗ Teak từ 260 USD tăng lên 330 USD/m3; gỗ tần bì giá nhập khẩu hiện tại khoảng 600 USD tăng khoảng 150 USD/m3…
Tại các công ty khác như Sao Nam, Đức Thành, FURNIST… cũng đang phải đối mặt với tình trạng tăng giá nguyên liệu đầu vào từ 15-20%, kéo giá thành sản phẩm bị đội lên khoảng 15%. Ngoài ra, giá cước vận tải biển ở mức quá cao cũng là yếu tố khiến giá bị đội lên.
Để ứng phó, các doanh nghiệp gỗ cho biết đã chủ động thương lượng với đối tác tăng giá bán sản phẩm. Điều may mắn là hầu hết các đối tác nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đều đồng ý đề xuất này.
Nguồn: Báo Công Thương
7/ Xuất khẩu tăng ầm ầm, thuỷ sản vẫn yếu khâu khai thác
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 806,2 nghìn tấn, trị giá 3,239 tỷ USD, tăng 13,39% về lượng và tăng 12,46% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), cả nước có 620 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, trong đó có 415 nhà máy, cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, EU và các thị trường khó tính khác; có 3.000 cơ sở chế biến quy mô nhỏ. Các sản phẩm chế biến của Việt Nam đã có mặt tại hơn 176 thị trường trên thế giới.
Từ góc độ địa phương, ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng, đang thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở chế biến và doanh nghiệp chế biến thủy sản. Hiện, tỉnh Quảng Ninh đang chỉ đạo quyết liệt nhanh chóng đầu tư thành lập các cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển lĩnh vực công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến thủy sản.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, để đáp ứng theo yêu cầu thị trường xuất khẩu phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, nuôi trồng, thú y phòng bệnh và bảo quản sau thu hoạch. “Bên cạnh đó cần cơ cấu lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản theo mô hình kinh tế tuần hoàn, theo chuỗi và nâng cao giá trị”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Để nâng cao năng lực khai thác, chế biến thủy sản, đồng thời thực hiện tốt các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về việc gỡ “thẻ vàng” chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), ông Trần Đình Luân kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét, chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến hải sản, đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là sản phẩm đóng hộp, khô.
Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần như cảng cá và các trung tâm nghề cá lớn của cả nước; đặc biệt là có phương án, kịch bản xuất khẩu hải sản để đáp ứng nhu cầu tăng cao sau khi hết dịch.
Nguồn: Báo Hải quan
8/ EVFTA: Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh
Đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ
Sau khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU đã hồi phục đáng kể, bất chấp tình hình dịch bệnh tại thị trường EU vẫn còn phức tạp. Số liệu từ Tổng Cục Hải quan cũng cho thấy, kể từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2021 đã có 6 tháng xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng (trừ tháng 2/2021 giảm do nghỉ Tết Nguyên Đán). Đáng nói, so với thời điểm trước đại dịch Covid-19 xảy ra, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng mạnh. Cụ thể, quý I/2021 đã tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2020; trong khi quý I/2020 chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước; quý I/2019 tăng 11,9%.
Về thị trường, giày dép Việt xuất khẩu sang các thị trường trong khối EU đều tăng, thậm chí một số thị trường tăng ở mức 2 con số, như: Bỉ tăng 37,0%, Hà Lan tăng 23,4%, Italia tăng 14,3%, Tây Ban Nha tăng 39,2%…
Kết quả khả quan trên là nhờ các doanh nghiệp sản xuất giày dép trong nước đã đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ và được hưởng ưu đãi thuế quan từ EVFTA. Theo thống kế của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tính từ ngày 1/8/2020 đến ngày 31/12/2020, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU được cấp C/O mẫu EUR.1 là 1,37 tỷ USD. Con số này tăng nhanh trong quý I/2021 với 1,17 tỷ USD, đạt 98,98% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.
Thực tế, so với các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác Việt Nam đã ký kết, tiêu chí xuất xứ trong EVFTA đối với sản phẩm giày dép (chương 64, ngoại trừ HS 64.06) được coi là chặt hơn khi không cho phép nhập khẩu ngoài khối mũ giày đã gắn với đế lót trong hoặc bộ phận đế khác để sản xuất ra sản phẩm. Đối với bộ phận giày dép (HS 64.06), EVFTA cho phép sử dụng nguyên liệu không xuất xứ từ nhóm HS khác với nhóm HS của sản phẩm.
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân- Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam, tiêu chí xuất xứ giày dép trong EVFTA dù khá chặt nhưng giống với tiêu chí xuất xứ trong GSP EU dành cho da giày Việt Nam nên doanh nghiệp đã quen và đáp ứng tốt.
Hơn nữa, lộ trình cắt giảm thuế quan của EU dành cho giày dép Việt Nam khá nhanh và sâu. 100% các dòng hàng giày dép được cắt giảm thuế quan về 0% với lộ trình tối đa 7 năm. Trong đó, một số mặt hàng cơ bản được cắt giảm về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số mặt hàng khác có lộ trình cắt giảm dài hơn nhưng cũng chỉ từ 3-7 năm. Điều này đã giúp nhiều doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam được hưởng thuế 0% (có lợi hơn so với GSP) ngay khi EVFTA có hiệu lực.
Vượt qua thách thức, xuất khẩu bền vững
Dù EVFTA cho phép Việt Nam nhập khẩu một số nguyên liệu ngoài khối để sản xuất giày dép mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ 1 thị trường là rủi ro lớn.
Doanh nghiệp tham gia các hoạt động tập huấn chuyên sâu để hiểu rõ, hiểu đúng các quy định về quy tắc xuất xứ để tự tin áp dụng. Nắm bắt nhu cầu của từng thị trường trong từng tình hình cụ thể để phát triển và sản xuất các mặt hàng phù hợp.
Trong dài hạn, nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Do vậy, doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới hoạt động sản xuất theo hướng dịch chuyển từ gia công cắt may lên FOB (mua nguyên liệu- sản xuất- bán thành phẩm) và ODM (thiết kế- sản xuất- bán thành phẩm); đổi mới công nghệ, cắt giảm chi phí sản xuất, cải tiến mẫu mã, đa dạng thị trường; đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên môn giỏi, sáng tạo có khả năng thích ứng với chuyển giao công nghệ.
Đối với hoạt động xuất khẩu, các cơ quan liên quan giảm chi phí và thời gian tham gia thị trường cho các nhà đầu tư, sản xuất; thúc đẩy phát triển lĩnh vực dịch vụ logistics cho xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu da giày nói riêng; đơn giản hoá và hiện đại hoá hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
Nguồn: Báo Công Thương
9/ Xúc Tiến Thương Mại online: Trợ lực cho xuất khẩu
Bà Nguyễn Việt Hồng – Phụ trách Ban Kinh tế Xúc tiến thương mại, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với phóng viên Báo Công Thương.
Với đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, bà có đánh giá gì về tác động của dịch bệnh đối với hoạt động kinh doanh, nhất là các hoạt động xúc tiến thương mại của DN nhỏ và vừa?
Quả thực, sự bùng phát của dịch Covid-19 thêm một lần nữa khiến cho DN gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu. Đơn cử như Công ty H&J Craftlink Co., Ltd của cá nhân tôi chủ yếu xuất khẩu nên bị ảnh hưởng khá nặng nề. Từ tháng 3/2020 đến nay, đơn hàng giảm 80% so với cùng kỳ năm 2018-2019. Mặc dù chúng tôi mở thêm kênh bán lẻ trong nước và quốc tế nhưng cũng không cải thiện do bị cạnh tranh nhiều hàng hóa từ Trung Quốc và phân khúc hàng giá rẻ, bình dân.
Kênh giao thương, XTTM truyền thống bị đóng băng nên các hoạt động XTTM cũng chỉ tổ chức và đẩy mạnh ở hình thức trực tuyến (online) qua hệ thống kết nối Internet. Cho đến nay, mô hình XTTM trực tuyến đang phát huy hiệu quả rất lớn trong đại dịch, và thực thế cũng chứng minh, các DN thành công trong hoạt động XTTM là những DN nắm bắt nhanh sự thay đổi của thị trường xuất khẩu đó là sớm chuyển từ mô hình tham gia hội chợ trực tiếp sang tham gia hội chợ online, giao lưu trực tuyến với khách hàng, gặp mặt B2B online với những mẫu mã hình ảnh sản phẩm bắt mắt, trung thực, chất lượng tốt.
Tuy nhiên, việc triển khai XTTM trực tuyến của DN vẫn còn nhiều hạn chế, do còn nhiều rào cản về công nghệ, chuyển đổi số.
Tuy vẫn còn nhiều hạn chế, song kênh XTTM trực tuyến sẽ vẫn là giải pháp tối ưu trong bối cảnh khó khăn do đại dịch hiện nay. Vậy, các DN nhỏ và vừa đã nhập cuộc như thế nào thời gian qua, thưa bà?
Nhiều DN, trong đó có H&J Craftlink Co., Ltd đã tính toán và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với nguồn lực hiện tại. Trong đó, DN chủ yếu tập trung chủ động chi trả kinh phí duy trì một vài tài khoản B2B trên kênh thương mại điện tử trực tuyến uy tín, bán lẻ và xuất khẩu để trải nghiệm. Đồng thời xây dựng hình ảnh DN trên các mạng xã hội như Pinterest, Instagram, Facebook, Tiktok; tăng cường việc đưa hình ảnh DN, sản phẩm lên trang website do công ty sở hữu. Mặt khác, tích cực thay đổi cách tiếp cận khách hàng qua email, gửi e-catalogue, mở rộng thêm hình thức chào hàng, chấp nhận các đơn hàng nhỏ, chấp nhận gia công những sản phẩm khó, đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt…
Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn rất nhiều khó khăn đối với DN khi triển khai hoạt động XTTM trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Hiệp hội có những đề xuất tháo gỡ về vấn đề nào, thưa bà?
Như chúng ta đều biết, vấn đề muôn thuở với DN nhỏ và vừa vẫn là vốn, dòng vốn. Hầu hết các DN khá vất vả khi tìm nguồn vốn vay từ phía ngân hàng do quy mô nhỏ và biến cố Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh của DN không có lãi. Nguồn lực tài chính hạn chế chính là rào cản lớn nhất để DN triển khai các hoạt động XTTM.
Bên cạnh đó, để doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động XTTM trực tuyến, tiếp cận thị trường, đưa hàng Việt vươn xa, các chúng tôi cần cơ quan quản lý cho phép các đơn vị chủ trì tăng số lượng tài khoản B2B trên kênh thương mại điện tử uy tín quốc tế, không chỉ dừng ở con số dưới 20 DN được hỗ trợ kinh phí; có chính sách hỗ trợ dài hạn cho một tài khoản xuất khẩu B2B trên kênh thương mại điện tử hoạt động tốt ít nhất 3-5 năm. Mặt khác, cần tập trung nguồn lực cho các hoạt động XTTM chuyên sâu, có tính trung và dài hạn, thực hiện các hình thức XTTM mới thông qua môi trường kỹ thuật số để DN có chiến lược triển khai phù hợp.
Nguồn: Báo Công Thương
10/ Việt Nam hưởng lợi khi G7 đánh thuế công ty đa quốc gia?
Nhóm các nước G7 vừa thông qua thỏa thuận chung về liên minh đánh thuế các công ty đa quốc gia. Việt Nam được hưởng lợi gì từ thỏa thuận này?
  1. Hồ Quốc Tuấn, giảng viên Đại học Bristol (Anh), người thường xuyên theo dõi, bình luận các vấn đề quốc tế, trao đổi xung quanh vấn đề này.
Thường xuyên quan sát các vấn đề quốc tế, ông có thể cho biết nội dung cốt lõi của thỏa thuận chung về liên minh đánh thuế các công ty đa quốc gia?
Thỏa thuận này có 2 trụ cột quan trọng.
Thứ nhất, buộc các công ty “toàn cầu” (global firms) có lợi nhuận biên ít nhất 10% sẽ bị đánh thuế ở quốc gia mà họ có hoạt động kinh doanh (thay vì ở quốc gia mà họ đặt trụ sở) với phần lợi nhuận cao hơn mức 10%. Ít nhất 20% của phần lợi nhuận thặng dư đó cần phải được tính cho nơi tạo ra doanh thu, nghĩa là chính quyền ở các nơi này phải thu được thuế.
Nhiều công ty công nghệ đặt trụ sở ở thiên đường thuế như Ireland, Singapore hay Bermuda. Chẳng hạn, chi nhánh Microsoft tại Ireland không trả một đồng thuế nào từ lợi nhuận 315 tỷ USD trong 2020 vì chi nhánh này đăng ký ở Bermuda.
Thứ hai, các nước G7 cũng đồng ý mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu 15%. Đây là một động thái để tránh “cuộc đua về đáy”, nghĩa là các nước đua nhau hạ thuế suất để cạnh tranh thu hút các công ty về mở trụ sở nhằm thu được thuế.
Mỹ chấp nhận nhượng bộ không ít trong vấn đề này. Đổi lại, có thể các nước châu Âu sẽ bỏ đi một số khoản thuế đánh lên các giao dịch số. Mặt khác, việc đồng ý thỏa thuận thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu giữa các nước G7, Mỹ có thể yên tâm tăng thuế trong nước.
Như vậy, có thể hiểu, các công ty đa quốc gia cung cấp dịch vụ ở nước nào có phát sinh doanh thu thì nộp thuế ở đó, chứ không được chuyển về những thiên đường thuế như BVI, Ireland… như trước đây. Quy định này chỉ áp dụng với các nước trong khối G7 hay áp dụng toàn cầu, thưa ông?
Cho đến thời điểm này, chưa biết cụ thể thỏa thuận này sẽ áp dụng rộng rãi đến đâu. Bởi vì phần 2 của thỏa thuận liên quan đến mức thuế suất tối thiểu 15% và nhiều quốc gia không đáp ứng nhu cầu này.
Hơn nữa, không nên quá lạc quan rằng, tất cả lợi nhuận phát sinh ở một quốc gia thì được tính thuế. Theo thỏa thuận ban đầu, chỉ 20% phần lợi nhuận vượt trội trên ngưỡng 10% thì mới được “chia lại” về các quốc gia phát sinh doanh thu. Theo một số ước tính ban đầu của các ngân hàng đầu tư, thực tế, mức tăng doanh thu thuế của các nước G7 tham gia có thể rất hạn chế, chỉ vài phần trăm.
Lợi ích lớn nhất của thỏa thuận này có lẽ là việc cho thấy Mỹ đã sẵn sàng hợp tác với các nước trong vấn đề thuế quan và thương mại cũng như về hoạt động của các công ty đa quốc gia.
Thưa ông, liệu thỏa thuận này có hạn chế được tình trạng chuyển giá của một số công ty đa quốc gia hoặc né thuế của một số “Big Tech” (công ty công nghệ lớn) tại Việt Nam?
Về cơ bản, thỏa thuận này sẽ hạn chế bớt tình trạng chuyển giá của một số công ty đa quốc gia về các thiên đường thuế, và một số nước hy vọng sẽ thu thêm nhiều tiền thuế hơn khi doanh thu phát sinh ở nước họ. Tuy nhiên, thỏa thuận này có bao gồm Việt Nam hay không, thì hiện vẫn chưa rõ, cần chờ thỏa thuận được thông qua nhiều vòng đàm phán nữa, cụ thể là tháng 7/2021 ở hội nghị của G20.
Theo ông, Việt Nam có nên ký một thỏa thuận tương tự với Nhật Bản, Hàn Quốc và những đối tác đang có nhiều tập đoàn lớn đầu tư tại Việt Nam?
Đây có thể là một gợi ý tốt cho Việt Nam đàm phán với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore – những quốc gia, vùng lãnh thổ có nhiều tập đoàn đầu tư hoặc hoạt động ở Việt Nam để tránh chuyển giá.
Nhưng cần nhận thấy thực tế rằng, thỏa thuận này mất gần một thập kỷ thương lượng (từ năm 2013) mà mới có được một bước tiến lớn và vẫn còn rất xa đích đến. Mỹ chỉ chấp nhận nhượng bộ để đổi lại một cam kết thuế suất tối thiểu cũng như khả năng các nước châu Âu sẽ bỏ đi thuế giao dịch điện tử. Nghĩa là, chính quyền và công ty Mỹ cũng nhận được một số lợi ích nhất định trong chuyện chấp nhận nhượng bộ.
Trong trường hợp của Việt Nam, nước ta đang dành nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài, vậy họ cần điều gì ở ta để phải ngồi lại nhượng bộ? Các thiên đường thuế như Singapore vì sao phải chấp nhận ngồi lại thương lượng? Chúng ta còn có thể ưu đãi thêm những gì để đổi lại một thỏa thuận thuế quan có lợi hơn cho ta? Đây chính là cái khó của Việt Nam khi đã đối xử ưu huệ với nhà đầu tư nước ngoài, khiến ta có rất ít “tiền cược” trên bàn đàm phán.
Nguồn: Báo Thế giới và Việt Nam
11/ Phân bổ hạn ngạch thuế quan gạo Việt xuất khẩu theo EVFTA như thế nào?
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, ngày 7/5/2021, EU đã ban hành Quy định thực thi (EU) 2021/760 sửa đổi Quy định thực thi (EU) 2020/761 và (EU) 2020/1988 liên quan đến hệ thống quản lý một số hạn ngạch thuế quan có giấy phép và bãi bỏ Quy định thực thi (EU) 2020/991.
Quy định thực thi (EU) 2021/760 có hiệu lực từ ngày 11/5/2021. Tuy nhiên, đối với gạo nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam trong hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định EVFTA, quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Việc đặt cọc bảo đảm thực thi giấy phép hạn ngạch gạo là 30 Euro/tấn.
Cụ thể, theo khoản f, mục 3, Phụ lục I của Quy định số 2021/760, việc phân bổ và thực thi hạn ngạch thuế quan của EU dành cho Việt Nam đối với 80.000 tấn gạo/năm theo Hiệp định EVFTA như sau: Đối với 20.000 tấn gạo xay, 10.000 tấn phân bổ cho giai đoạn từ ngày 1/1 đến ngày 31/3; 5.000 tấn phân bổ từ ngày 1/4 đến ngày 30/6; 5.000 tấn phân bổ cho giai đoạn từ ngày 1/7 đến ngày 30/9; không phân bổ hạn ngạch cho giai đoạn từ ngày 1/10 đến ngày 31/12.
Đối với 30.000 tấn gạo xát thường: 15.000 tấn phân bổ cho giai đoạn từ ngày 1/1 đến ngày 31/3; 7.500 tấn phân bổ cho giai đoạn từ ngày 1/4 đến ngày 30/6; 7.500 tấn phân bổ cho giai đoạn từ ngày 1/7 đến ngày 30/9; không phân bổ hạn ngạch cho giai đoạn từ ngày 1/10 đến ngày 31/12.
Đối với 30.000 tấn gạo thơm (9 giống: Jasmine 85, ST 5, ST 20, Nàng Hoa 9,VD 20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào): 15.000 tấn phân bổ cho giai đoạn từ ngày 1/1 đến ngày 31/3; 7.500 tấn phân bổ cho giai đoạn từ 1/4 đến ngày 30/6; 7.500 tấn phân bổ cho giai đoạn ngày 1/7 đến ngày 30/9; không phân bổ hạn ngạch cho giai đoạn từ ngày 1/10 đến ngày 31/12.
Nguồn: Báo Hải quan
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
12/ Lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên đến Pháp
21 giờ ngày 12/6, lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên gắn tem truy xuất itrace247 đã “hạ cánh” xuống sân bay Charles de Gaulle.
Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực quảng bá, giới thiệu bằng phương pháp trực tuyến, sự kiên trì kết nối doanh nghiệp hai nước, đơn hàng xuất khẩu trái vải thiều Việt Nam, xuất xứ từ vùng trồng Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã được Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Rồng Đỏ đưa sang Pháp thành công và sẽ có mặt trên kệ hàng của hệ thống siêu thị Á Châu tại Paris. Cùng chuyến với lô hàng thương mại này, theo tư vấn của Cục XTTM, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Rồng Đỏ cũng chuyển tới Thương vụ Việt Nam tại Pháp một số lượng hộp vải mẫu để phục vụ công tác quảng bá tại thị trường Pháp.
Với tem truy xuất nguồn gốc itrace247, người tiêu dùng tại Pháp không những có thể ngay lập tức tiếp cận với thông tin sơ bộ về nhà xuất khẩu, quy trình chế biến hay các chứng nhận chất lượng của nhà xuất khẩu, mà toàn bộ lịch trình chi tiết từ quá trình nuôi trồng, chăm sóc thu hoạch hay đóng gói đều được hiển thị rõ ràng theo trình tự thời gian. Những gì tem truy xuất nguồn gốc itrace247 mang lại không chỉ đáp ứng được xu thế tiêu dùng mới ở việc minh bạch thông tin.
Cho tới nay, vải Việt Nam mặc dù vẫn đang được nhập khẩu vào Pháp nhưng đều qua kênh nhập khẩu số lượng nhỏ, nhập khẩu chung với các loại trái cây khác hoặc đưa vào Pháp từ các nước châu Âu khác có điều kiện nhập khẩu ít ngặt nghèo hơn và gần như chưa được phân phối tại các hệ thống siêu thị lớn tại Pháp.
Trong bối cảnh đó, lô hàng gần 1 tấn vải thiều đầu tiên có gắn tem truy xuất nguồn gốc được nhập khẩu chính ngạch có ý nghĩa “khai thông” quan trọng cho trái vải nói riêng và nông sản Việt chất lượng cao nói chung vào thị trường Pháp. Dự kiến, các đơn vị liên quan sẽ tiến hành thăm dò thị trường và hướng tới kế hoạch xuất khẩu hơn 10 tấn qua đường hàng không và đường biển cho năm 2022 vào thị trường này.
Nguồn: Báo Công Thương
13/ Anh dự kiến hủy một nửa hạn ngạch nhập khẩu thép
Chính phủ Anh ngày 11/6 cho biết nước này dự định sẽ hủy bỏ khoảng một nửa hạn ngạch nhập khẩu thép áp dụng từ lúc vẫn còn là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) khi các hạn ngạch này hết hiệu lực vào ngày 30/6.
Brussels đã áp dụng hạn ngạch vào năm 2019, khi nước Anh vẫn còn là một thành viên của khối, nhằm bảo vệ thị trường nội khối trước những lô hàng thép ban đầu được xuất khẩu sang Mỹ nhưng sau đó lại được chuyển hướng sang châu Âu sau khi Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump áp thuế 25% đối với mặt hàng thép nhập khẩu. 
Theo các quy định này, lượng thép nhập khẩu vượt hạn ngạch sẽ bị đánh thuế cao.
Anh đã đồng ý giữ nguyên các biện pháp bảo hộ này khi rời khỏi EU vào cuối năm ngoái. Nhưng giờ đây, London phải quyết định có tiếp tục áp dụng hay không sau khi các biện pháp này sẽ hết hạn vào ngày 30/6 tới. 
Ngành thép của Vương quốc Anh đã cảnh báo chính phủ không hủy bỏ bất cứ biện pháp bảo hộ nào của EU vì nó có thể khiến hàng nhập khẩu ồ ạt đổ vào thị trường nước này.
Anh sản xuất khoảng 7 triệu tấn thép thô mỗi năm và ngành này đang tạo việc làm cho khoảng 34.000 người với doanh thu khoảng 2 tỷ USD mỗi năm.
Nguồn: Vietnambiz
14/ Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ lực trong thu hút FDI
Từ đầu năm, có 613 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực; trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,1 tỷ USD, chiếm hơn 43% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với hơn 5,4 tỷ USD, chiếm hơn 38% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp đó là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với hơn 1 tỷ USD…
“Dòng vốn FDI vào lĩnh vực chế biến chế tạo, sản xuất và phân phối điện sẽ góp phần tạo động lực cho nền kinh tế trong tương lai,” ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng, Tổng cục Thống kê cho biết.
Thành phố Hải Phòng cũng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tăng thêm 750 triệu USD cho Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam. Với tổng mức đầu tư lên đến 3,25 tỷ USD. Đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất trên địa bàn thành phố.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đỗ Nhất Hoàng cho biết, việc các doanh nghiệp FDI đầu tư thêm một số dự án quy mô lớn, lại ứng dụng công nghệ cao, thuộc những lĩnh vực quan trọng như năng lượng, công nghiệp chế biến chế tạo là minh chứng cho sự ổn định và uy tín của Việt Nam trong hoạt động thu hút đầu tư toàn cầu.
Để tăng cường thu hút các dự án FDI, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa ban hành quyết định bãi bỏ 58 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, nhằm gỡ vướng cho quá trình đầu tư tại Việt Nam.
Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng vừa công bố 65 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam từ cấp Trung ương, cấp tỉnh và thủ tục do ban quản lý khu công nghiệp, chế xuất thực hiện.
Nguồn: VietnamPlus
15/ Mỹ: dự luật 250 tỉ đô la cạnh tranh với Trung Quốc
Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật Cạnh tranh và sáng tạo Mỹ (USICA) vào 8-6 nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh công nghệ của Mỹ với Trung Quốc.
Cụ thể, dự luật sẽ phân bổ 190 tỉ đô la cho các điều khoản nhằm củng cố năng lực công nghệ và nghiên cứu của Mỹ, phê duyệt chi 54 tỉ đô la khác để nâng cao năng lực sản xuất và nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn và thiết bị viễn thông, trong đó có 2 tỉ đô la dành riêng cho mảng chip ô tô, vốn đã chứng kiến sự thiếu hụt lớn khiến các hãng xe ở Mỹ phải cắt giảm đáng kể sản lượng ô tô.
Dự luật lưu ý Trung Quốc đã quyết liệt đầu tư hơn 150 tỉ đô la trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn nhằm kiểm soát ngành công nghệ tân tiến này.
Dự luật có một số điều khoản khác liên quan đến Trung Quốc bao gồm cấm tải ứng dụng TikTok về các thiết bị của chính phủ Mỹ, chặn việc mua máy bay không người lái được sản xuất và bán bởi các công ty được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn. Dự luật cũng sẽ thiết lập các biện pháp trừng phạt bắt buộc mới đối với các thực thể Trung Quốc tham gia vào các cuộc tấn công mạng máy tính của Mỹ hoặc đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ, đồng thời cho phép xem xét kiểm soát xuất khẩu những mặt hàng trong nước có thể được sử dụng để lạm dụng nhân quyền ở nước ngoài.
Thượng nghị sĩ, Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ là tác giả chính của dự luật USICA. Ông cảnh báo Mỹ sẽ lãnh các hậu quả nghiêm trọng nếu không tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để bắt kịp Trung Quốc.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Gina Raimondo nói rằng các khoản tài trợ trong dự luật có thể giúp xây dựng thêm 7 đến 10 nhà máy sản xuất bán dẫn mới ở Mỹ.
Hãng xe General Motors cho biết dự luật USICA “thể hiện một bước đi quan trọng nhằm giải quyết tình trạng thiếu chip đang tiếp tục ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô của Mỹ”.
Dự luật USICA cũng tìm cách chống lại ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh thông qua ngoại giao, bằng cách thúc đẩy hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh, đồng thời tăng cường sự tham gia của Mỹ vào các tổ chức quốc tế hậu Tổng thống Donald Trump.
Hôm 9-6, Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc chỉ trích dự luật USICA lấy cớ nhân quyền và tôn giáo nhằm can thiệp vào công chuyện nội bộ của Trung Quốc và nhằm tước bỏ quyền phát triển hợp pháp của nước này bằng các biện pháp tách rời kinh tế và công nghệ với Trung Quốc.
Nguồn: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
16/ WB: kinh tế sẽ chậm lại nếu không kiểm soát dịch trong ngắn hạn
Báo cáo đánh giá, đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư bắt đầu từ cuối tháng 4/2021 cho rằng, Việt Nam tiếp tục chậm hơn so với hầu hết quốc gia trên thế giới trong nỗ lực tiêm chủng vì chỉ có 0,03% dân số đã được tiêm hai mũi vắc xin tính đến ngày 5/6.
Về các chỉ số kinh tế vĩ mô, WB phân tích, sản xuất công nghiệp trong tháng 5/2021 ước tính tăng 1,6% (so với tháng trước) và 11,2% (so với cùng kỳ năm trước) mặc dù đại dịch Covid-19 có nhiều diễn biến xấu trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, WB cho rằng, những con số trung bình này có thể không cho thấy sự khác biệt giữa các địa phương, vì hoạt động bị gián đoạn tại các nhà máy ở Bắc Giang và Bắc Ninh chắc chắn đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của một số sản phẩm điện tử, từ đó có thể làm giảm sản lượng trong những tuần tới.
Trên thực tế, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tại Bắc Giang giảm 40,9% (so với tháng trước) và 33,3% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 5/2021, trong khi chỉ số sản xuất hàng điện tử giảm 53,6% (so với tháng trước) và 46,9% (so với cùng kỳ năm trước).
Ngoài ra, sau sự phục hồi ngắn vào tháng 4, doanh số bán lẻ đã giảm trở lại ở mức 3,1% (so với tháng trước) trong tháng 5. Sự sụt giảm này do nhu cầu trong nước yếu đi vì Chính phủ áp đặt các biện pháp hạn chế mới nhằm kiểm soát sự bùng phát của dịch Covid-19.
Thời gian tới, WB cho rằng, cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp và bán lẻ vì hai ngành này đều có thể tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt Covid-19 thứ tư.
Nguồn: Báo Hải quan
17/ Trung Quốc ra luật chống trừng phạt
Hôm 10-6, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) Trung Quốc đã thông qua “Luật chống trừng phạt của nước ngoài”. Đây được xem là căn cứ pháp lý để Bắc Kinh đối phó các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Bổ sung “hộp công cụ”
Luật trên được thông qua trong bối cảnh Trung Quốc gần đây liên tục bị Mỹ và các nước phương Tây áp nhiều đòn trừng phạt vì các vấn đề từ quyền con người ở Tân Cương cho tới sự xói mòn quyền tự trị của Hong Kong.
“Luật chống trừng phạt của nước ngoài” gồm 16 điều. Theo toàn văn luật mới được Hãng tin Tân Hoa xã dẫn lại, những bên tham gia “đàn áp” Trung Quốc hoặc can thiệp vào chuyện nội bộ của Bắc Kinh… đều có thể bị trừng phạt.
Điều 6 quy định các biện pháp trừng phạt được áp dụng. Thứ nhất: từ chối cấp visa (thị thực), cấm nhập cảnh, hủy visa hoặc trục xuất. Thứ hai: niêm phong, tịch thu và đóng băng các động sản, bất động sản cùng những loại tài sản khác bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Thứ ba: cấm hoặc hạn chế tiến hành giao dịch, hợp tác và các hoạt động có liên quan với các tổ chức, cá nhân bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Thứ tư: các biện pháp cần thiết khác.
Các biện pháp trừng phạt này có thể được áp dụng với các tổ chức, cá nhân cũng như mở rộng sang cả vợ/chồng, người thân và những tổ chức mà họ có liên quan. Chính phủ Trung Quốc và các cơ quan liên quan của họ sẽ chịu trách nhiệm chọn áp dụng một hoặc vài trong số các biện pháp trả đũa trên.
Doanh nghiệp nước ngoài lo lắng
Luật mới này khiến các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc lo ngại về tác động mà luật gây ra. Theo Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc, các thành viên của họ đã “lo lắng” về tình trạng thiếu minh bạch trong quá trình thông qua luật này khi mà nội dung chi tiết của luật không được công khai trước khi thông qua.
“Trung Quốc dường như đã vội vã. Hành động như vậy không có lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài hoặc trấn an những công ty đang ngày càng cảm thấy họ sẽ là con tốt thí mạng trên bàn cờ chính trị” – ông Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, đánh giá.
Theo tạp chí Nikkei Asia, Công ty tư vấn quản lý rủi ro an ninh A2 Global Risk đánh giá luật chống trừng phạt trên của Trung Quốc có thể sẽ là “kẻ thay đổi cuộc chơi” vì nó cung cấp cơ chế cho các thực thể Trung Quốc nộp đơn kiện một công ty nước ngoài nào đó đang tuân thủ các lệnh trừng phạt do nước ngoài áp đặt với Trung Quốc. Chẳng hạn, Huawei có thể kiện các công ty như vậy.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ
18/ Thỏa thuận làm thay đổi hệ thống thuế toàn cầu
Ngày 5/6/2021, bộ trưởng tài chính các nước G7 đã đi đến thỏa thuận về cải cách hệ thống thuế doanh nghiệp toàn cầu. Theo thỏa thuận này, các công ty đa quốc gia phải nộp thuế doanh nghiệp ít nhất là 15% trên lợi nhuận họ thu được tại quốc gia có hoạt động kinh doanh.
Tính khả thi trong thực hiện thỏa thuận
Có hai trục chính trong cải cách thuế toàn cầu:
Trục thứ nhất là mang lại quyền đánh thuế mới cho các nước là thị trường của các tập đoàn đa quốc gia, nhưng lại không phải là nơi các công ty đó đặt trụ sở. Tổng số tiền thuế thu được sau đó sẽ được các nước chia lại theo một số quy tắc, sẽ được xác lập qua các cuộc đàm phán.
Trục cải cách thứ hai là “mức thuế tối thiểu”. Doanh nghiệp chọn đóng trụ sở tại một quốc gia có mức thuế thấp sẽ phải trả bù phần tiền thuế chênh lệch, giữa quốc gia đặt trụ sở và quốc gia nơi tập đoàn tiến hành các hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhờ các quy tắc mới, các tập đoàn lớn sẽ không được hưởng lợi khi di chuyển trụ sở đến các “thiên đường thuế” để tránh thuế.
Theo thỏa thuận của G7 thì đối tượng doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi cải cách thuế này vào khoảng 100 tập đoàn lớn – con số này là quá ít so với số lượng các công ty đa quốc gia đang lạm dụng các biện pháp “tối ưu hóa thuế” hiện nay. Hàng loạt lĩnh vực như khai khoáng hay các tập đoàn tài chính cũng không phải là đối tượng của cải cách này.
Ngay cả việc phân chia lại tiền thuế một cách công bằng cũng là vấn đề đang bị để ngỏ trong cải cách. Cùng với đó, mức thuế tối thiểu cũng là chủ đề bàn cãi căng thẳng, đã có nhiều tổ chức phi chính phủ lên án việc các cường quốc hạ mức thuế tối thiểu xuống còn 15%, trong khi mới cách đó hai tháng trước, Mỹ từng đưa ra con số 21%.
Với hệ thống thuế hiện tại, các nước nghèo phải đối diện với hiện tượng các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận từ chi nhánh các nước nghèo thuế cao đến các chi nhánh tại các nước “thiên đường thuế thấp”, để từ dó lại chuyển quyền đánh thuế về bản quốc nơi công ty đặt trụ sở – thường là các nước giàu.
Thuế doanh nghiệp luôn là vấn đề khiến chính phủ các quốc gia phải đối đầu với các tập đoàn lớn cùng đội ngũ tư vấn thuế dày dặn kinh nghiệm. Một bên luôn muốn thu nhiều hơn, bên kia luôn dùng nhiều chiến thuật để đóng thuế ít nhất có thể.
Như vậy, Thỏa thuận về cải cách hệ thống thuế doanh nghiệp toàn cầu cho phép “thay đổi tương quan lực lượng” giữa các quốc gia và “các thiên đường thuế” như Ireland. Ví dụ, nếu Ireland chỉ đánh thuế ở mức 10%, nhằm thu hút các công ty, thì nước Pháp sẽ có quyền lấy lại mức 5%, để đạt mức tối thiểu theo quy định là 15%. Ở một khía cạnh khác, một mức thuế suất chung có thể dẫn tới bất lợi cho các nước nghèo hơn dùng chính sách thuế thấp để thu hút đầu tư nước ngoài.
Nguồn: Tạp chí Tài chính
19/ Cơ hội cho Việt Nam khi Mỹ tính áp thuế lên 2 tỷ USD – trả đũa cho “Big Tech”
Từ gạo Ấn Độ, túi xách Italy cho tới thảm Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ dự kiến áp thuế 25% lên 2 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ 6 quốc gia để đáp trả việc các nước này đánh thuế lên loạt đại gia công nghệ Mỹ (Big Tech) như Google, Facebook…
Thông báo này được đưa ra sau khi Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) kết thúc cuộc điều tra kéo dài một năm đối với thuế dịch vụ số được cho là phân biệt đối xử mà Áo, Ấn Độ, Italy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh đang áp lên các hãng công nghệ Mỹ. 
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang xem xét chính sách thuế với các hãng công nghệ nước này tại Brazil, Séc, EU và Indonesia. Mỹ kêu gọi xây dựng một bộ luật quốc tế thống nhất về thuế suất và ngăn chặn việc áp thuế tùy tiện. 
Để ứng phó với việc ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng thuế dịch vụ số, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 4 đã gửi đề xuất riêng về việc cải tổ chính sách thuế toàn cầu tới các quốc gia tham gia đàm phán của OECD. Trong đó, Mỹ đề xuất áp thuế với top 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới dựa trên doanh thu của họ tại từng quốc gia bất kể họ có đặt chi nhánh tại đó hay không.
Những thách thức nảy sinh từ quá trình số hóa nền kinh tế toàn cầu cũng là vấn đề đau đầu đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tân Tổng giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala của WTO nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết phải cập nhật các quy tắc của tổ chức để phản ánh mức độ phổ biến của lĩnh vực thương mại điện tử và nền kinh tế số. 
Mỹ ước tính 6 quốc gia mà họ dự kiến áp thuế trả đũa đã thu về 880 triệu USD tiền thuế từ các công ty công nghệ Mỹ mỗi năm. Ví dụ, Ấn Độ hiện áp thuế 2% đối với doanh thu từ dịch vụ thương mại điện tử của các công ty ngoại ở nước này. Theo USTR, các doanh nghiệp Mỹ phải trả ước tính 55 triệu USD tiền thuế dịch vụ số cho chính phủ nước này mỗi năm.
Nguồn: VnEconomy
20/ Trạm Giang (TQ) tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh
Cảng Trạm Giang (thuộc thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) sẽ tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ 11 quốc gia (trong đó có Việt Nam) từ ngày 20/6/2021 đến ngày 15/7/2021.
Riêng tại cảng Trạm Giang, doanh nghiệp quản lý, vận hành cảng (Công ty cổ phần Tập đoàn cảng Trạm Giang) đã quyết định tạm dừng tiếp nhận hàng đông lạnh, chủ yếu là thủy sản từ 11 quốc gia: Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Mông Cổ từ ngày 20/6/2021 đến ngày 15/7/2021.
 “Quyết định này không nhằm vào riêng Việt Nam mà là hàng đông lạnh của các nước châu Á hoặc Đông Nam Á có nhiều giao dịch tại cảng này. Lý do chính là năng lực lưu thông, bốc dỡ hàng hóa của cảng bị ảnh hưởng do triển khai các biện pháp tăng cường công tác phòng dịch cho nhân viên, công nhân làm việc tại cảng”, đại diện Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản cho hay.
Với VASEP, Cục đề nghị kịp thời thông báo, phổ biến tới các doanh nghiệp thành viên có chế biến, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc nội dung nêu trên, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp chủ động có biện pháp ứng phó phù hợp.
Nguồn: Báo Hải quan
21/ Quản trị chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh
Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã khiến thế giới phải đặt ra vấn đề về tăng cường quản trị nhằm tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và dòng lưu chuyển hàng hóa.
Theo Hội đồng Nghề nghiệp về Quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP), quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là toàn bộ hoạt động quản lý hậu cần, bao gồm: Hoạt động lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan tới tìm nguồn cung ứng, thu mua, trong đó có cả logistics.
Quan trọng hơn, quản trị chuỗi cung ứng còn bao gồm sự phối hợp, hợp tác của các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện. Bản chất, quản trị chuỗi cung ứng tích hợp cả quản trị cung – cầu bên trong và giữa các đơn vị với nhau. Cần lưu ý rằng, logistics và chuỗi cung ứng là hai khái niệm khác nhau. Logistics chỉ là một phần của quản trị chuỗi cung ứng, là một khâu nhỏ trong chuỗi cung ứng lớn với nhiều mối quan hệ giữa các bên với nhau.
Tại Việt Nam, một số quan điểm cho rằng, quản trị chuỗi cung ứng là quản lý cung và cầu cho toàn bộ hệ thống của DN, bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng, sản xuất và hoạt động logistics.
Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động quan trọng, giúp giải quyết cả vấn đề đầu vào-đầu ra của DN thông qua cách tích hợp hiệu quả giữa các lĩnh vực sản xuất, vận tải, cung ứng, kho bãi và bán lẻ. Việc quản trị yêu cầu sự phối hợp giữa các bộ phận tiếp thị, bán hàng, truyền thống, tài chính và công nghệ thông tin trong một chuỗi cung ứng toàn diện để đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
Tác động của quản trị chuỗi cung ứng  đối với hoạt động của doanh nghiệp
– Tác động lớn đến khả năng chiếm lĩnh thị trường, cũng như sự tín nhiệm của khách hàng.
– Tác động đến chất lượng dịch vụ khách hàng bằng việc đảm bảo phân phối một cách kịp thời, đầy đủ một loại sản phẩm nào đó tới khách hàng, triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu quả. Qua khâu này, DN có thể giảm chi phí lưu kho sản phẩm cũng như lượng tồn kho.
– Tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của DN. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa tốt sẽ đảm bảo được đầu vào, đầu ra của hàng hóa. Ở đầu ra, chuỗi cung ứng quản lý tốt sản phẩm, cung cấp đủ lượng sản phẩm cần thiết, đem tới doanh thu tốt, giảm nguy cơ hàng quay đầu, giảm chi phí hàng tồn. Ở đầu vào, cung ứng đúng, đủ lượng hàng hóa, giảm lượng hàng tồn kho đồng thời giảm được rủi ro cho DN.
– Tác động đến hiệu quả về hoạt động logistics, hậu cần, đưa hàng hóa tới tay DN và khách hàng nhanh chóng, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho DN. Thậm chí, quản trị chuỗi cung ứng còn đem tới những lợi ích cụ thể như: Giảm chi phí chuỗi cung ứng tới 25 – 50%; Giảm lượng hàng tồn kho tới 25 – 60%; Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng tốt hơn từ 30 – 50%…
Để nâng cao hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng
Để quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả hơn DN cần chú trọng một số vấn đề sau:
Một là, nhận thức đúng đắn về tâm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa luôn đóng vai trò quan trọng, là chất bôi trơn giúp hoạt động DN diễn ra thuận lợi. Với những sản phẩm đòi hỏi sản xuất phức tạp thì chuỗi cung ứng có thể rộng và mạng lưới phức tạp hơn, đòi hỏi hoạt động quản trị cũng cần được thực hiện tốt.
Hai là, dự báo và lập kế hoạch chuỗi cung ứng kịp thời, chính xác là nền tảng để tiến đến việc quản trị chuỗi cung ứng chuyên nghiệp. Bởi vì, quản trị chuỗi cung ứng chính là lên kế hoạch và sắp xếp tất cả các sự kiện có thể diễn ra để nguyên vật liệu, thông tin và dòng chảy của tiền được lưu thông trôi chảy trong chuỗi cung ứng.
Ba là, việc quản trị chuỗi cung ứng cần đảm bảo các yêu cầu: Sản phẩm được sản xuất đúng quy trình và đến được tay khách hàng với mẫu mã, chất lượng đạt yêu cầu; Mọi khâu trong quá trình vận hành, sản xuất luôn được theo dõi, giám sát đảm bảo sự thống nhất; Nguồn lực kinh doanh được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, giúp DN tiết kiệm được chi phí vận hành, đồng thời giúp nhà quản lý dễ nắm bắt các hoạt động chung.
Bốn là, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp DN trao đổi thông tin hiệu quả với đối tác và khách hàng. Việc thu thập, sử dụng và xử lý hiệu quả thông tin khi ứng dụng các phần mềm giúp giảm 50% thời gian làm việc của nhân viên dành cho việc tìm kiếm chứng từ. Đối với những DN vừa và nhỏ không có đủ tiềm lực để đầu tư công nghệ cho việc quản trị chuỗi cung ứng, thì không cần đầu tư hệ thống quản lý chuỗi cung ứng cho toàn bộ công ty.
Năm là, việc liên kết giữa các đơn vị có từng thế mạnh riêng, phối hợp nhịp nhàng giữa nhà sản xuất – nhà phân phối – nhà bán lẻ. Trong mỗi công đoạn, việc phân chia nhỏ công đoạn sẽ giúp nhà cung cấp giảm được chi phí ở thành phẩm cuối cùng; đồng thời, có được sản phẩm chất lượng tốt nhất. Khi đó, vai trò của các nhà quản trị chuỗi cung ứng là quan trọng, đảm bảo kết nối trong quản lý; đảm bảo chuỗi cung ứng diễn ra nhịp nhàng, liên tục và hạn chế tối đa rủi ro.
Sáu là, chú trọng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là người đứng đầu DN: Theo các chuyên gia, để quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng “không phải ngày một, ngày hai” mà các nhà quản lý có thể đảm nhiệm và vận hành tốt chuỗi này. Cần có thời gian để kiến tạo kinh nghiệm, năng lực và hơn hết là những kiến thức cơ bản và nền tảng về chuỗi cung ứng cũng như quản lý chuỗi cung ứng. Do vậy, cần phải quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn trình độ kỹ năng cho đội ngũ nhà quản lý.
Nguồn: Tạp chí Tài chính
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
22/ Việt Nam sẽ đứng thứ 3 về xuất khẩu gạo toàn cầu vào 2022
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam sẽ đứng thứ 3 trong xuất khẩu gạo toàn cầu 2022 với 6,3 triệu tấn xuất khẩu – khi ta chuyển dần từ lượng sang chất.
Trên thực tế, việc Việt Nam được dự báo đứng thứ 3 về khối lượng gạo xuất khẩu không quá bất ngờ. Bởi theo Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030” cũng đã định rõ đến năm 2025 lượng gạo xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn/năm. Như vậy có thể thấy rõ chiến lược của ngành gạo rõ ràng đang giảm dần từ lượng sang chất nhằm tập trung nâng cao giá trị và thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đáng chú ý, chủ trương này đang được các thương nhân xuất khẩu gạo hưởng ứng tích cực qua chuyển dần tỷ trọng các loại gạo trắng sang gạo thơm chất lượng cao, có giá trị tốt hơn, đồng thời tập trung vào những thị trường có nhu cầu cao hơn về gạo chất lượng cao như EU, Mỹ, Nhật Bản…
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Công ty TNHH SX-TM Phước Thành IV- chia sẻ, qua nghiên cứu thị trường và hành vi tiêu dùng của khách hàng, doanh nghiệp này gần đây đã chuyển sang xuất khẩu các loại gạo thơm và gạo chất lượng cao. Theo ông Thành, so với các loại gạo trắng thông thường trước đây, giá gạo thơm cao hơn và có thị trường ổn định, không bị cạnh tranh nhiều. “Cùng với các thị trường truyền thống ở Châu Á, chúng tôi cũng đang nghiên cứu kỹ về thị trường EU để có sự chuẩn bị tốt trước khi đem sản phẩm xuất qua đây nhằm hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)”- ông Thành cho biết.
Tương tự, ông Phạm Thái Bình- Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho hay, từ đầu năm tới nay Trung An đã liên tiếp trúng thầu xuất khẩu gạo đi các nước Châu Á, EU. Gần đây nhất, trong tháng 4/2021 công ty đã 2 lần trúng thầu xuất gạo qua Hàn Quốc với sản lượng trên 30 ngàn tấn lứt hạt dài. Cũng theo ông Bình, gạo Trung An hiện có giá ở mức tương đối cao trên 578,5 USD/tấn (giá CIF) bởi doanh nghiệp đầu tư bài bản, đảm bảo chất lượng hạt gạo tốt nên đối tác tin tưởng và đánh giá cao.
Theo thống kê giá xuất khẩu gạo từ Oryza.com trong 5 tháng đầu năm, giá gạo của Ấn Độ hiện cạnh tranh nhất trong các nhà xuất khẩu ở khu vực Châu Á. Cụ thể 11/6/2021, gạo 5% tấm của nước này chỉ ở mức 388 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với Pakistan (443 USD/tấn), Thái Lan (443 USD/tấn) và Việt Nam (483 USD/tấn); gạo 25% tấm của Ấn Độ cũng chỉ ở mức 358 USD/tấn, trong khi Pakistan là 383 USD/tấn, Thái Lan ở mức 423 USD/tấn còn Việt Nam là 463 USD/tấn… Việc giá gạo của Ấn Độ thấp đã khiến nhiều thương nhân Việt chú trọng tới phân khúc gạo cao cấp để vừa gia tăng giá trị lại có thị trường ổn định hơn.
Nguồn: Báo Công Thương
23/ Thông tư 02/2021/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA 
Vào 21h ngày 29 tháng 12 năm 2020, theo giờ Việt Nam, Hiệp định UKVFTA đã được đại diện ủy quyền (đại sứ) của Chính phủ hai nước chính thức ký kết tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.
Ngày 11 tháng 6 năm 2021, Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 02/2021/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA).
Thông tư bao gồm 5 chương. 40 điều và 8 Phụ lục kèm theo, cụ thể:
– Chương I. Quy định chung
– Chương II. Các xác định xuất xứ hàng hóa
– Chương III. Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa
– Chương IV. Điều khoản đặc biệt
– Chương V. Điều khoản thi hành
Thông tư nêu rõ, để hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải được nộp cho cơ quan hải quan Việt Nam trong thời gian 2 năm kể từ thời điểm nhập khẩu. Cơ quan hải quan có thể yêu cầu bản dịch nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ không phải bằng tiếng Anh.
Theo Thông tư, cơ chế chứng nhận xuất xứ trong UKVFTA được triển khai như sau: Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam: (1) Với lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ; (2) Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam: (1) Với lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ; (2) Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của UK mới được tự chứng nhận xuất xứ.
Thông tư số 02/2021/TT-BCT ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 7 năm 2021.
Bản mềm thông tư được đính kèm dưới đây.
Nguồn:Trung Tâm WTO
24/ Giá cước vận chuyển container lại lên mức cao kỷ lục
Giá cước vận chuyển một container hàng hóa kích thước 40 feet bằng đường biển từ Việt Nam đến châu Âu, Mỹ đã lên mức 10.500 đô la Mỹ – một con số kỷ lục. Bên cạnh đó, giá vận chuyển bằng đường hàng không tăng từ 3 đô la Mỹ/kg lên 6 đô la Mỹ/kg khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vô cùng bức xúc.
Trước dịch, mỗi container hàng hóa của Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu (Bến Tre) có giá vận chuyển chỉ từ 70-100 triệu đồng, thì đến hiện tại con số này đã tăng lên mức 120-140 triệu đồng. Để đảm bảo chất lượng hàng hóa, công ty này buộc phải chuyển qua vận chuyển bằng đường hàng không. Đại dịch khiến các biện pháp đi lại tại nhiều khu vực bị hạn chế, thời gian vận chuyển dài hơn khiến lưu lượng container về cảng thiếu hụt,.
Bà Ngô Tường Vi, Phó giám đốc Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu, cho biết bình thường cước phí vận chuyển bằng đường hàng không chỉ khoảng 3 đô la Mỹ/kg thì nay đã tăng lên khoảng 6,3 đô la Mỹ/kg, giá cước này gấp đôi so với giá trị đơn hàng. Tuy nhiên số lượng các chuyến bay trong thời gian qua giảm mạnh khiến khối lượng vận chuyển cũng sụt giảm theo.
Vào tháng trước, giá cước vận chuyển một container hàng hóa kích thước 40 feet bằng đường biển từ Việt Nam đến châu Âu, Mỹ lên mức 10.000 đô la đã khiến doanh nghiệp lao đao và phải tìm cách thích ứng. Hiện tại, các hãng tàu lại tiếp tục nâng cước phí lên mức 10.500 đô la/container loại 40 feet.
Thông thường, ví dụ đối với hàng điện tử, phí logistics chỉ chiếm 6-7%, cao nhất là các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 15-20%; riêng chi phí vận chuyển từ cảng đến nơi nhập khẩu chỉ chiếm 5-10% giá trị chuyến hàng. Hiện nay, chi phí vận chuyển từ cảng đến nơi nhập khẩu đã bằng hoặc cao hơn so với giá trị đơn hàng.
Bên cạnh việc kêu gọi các hãng tàu vận tải biển đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn khó khăn hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra trực tiếp tại các hãng tàu và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm các quy định của pháp luật…
Theo dữ liệu từ Drewry Shipping, chi phí để vận chuyển một container hàng hóa kích thước 40 feet bằng đường biển từ Thượng Hải (Trung Quốc) tới Rotterdam (Hà Lan) hiện đã chạm mức cao kỷ lục 10.522 đô la Mỹ, tăng 547% so với mức trung bình 5 năm gần đây.
Cước phí vận chuyển từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến New York (Mỹ) tăng 692 đô la Mỹ, lên mức 8.251 đô la Mỹ cho một container 40 feet. Báo cáo cũng cho thấy giá cước vận chuyển sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
Nguồn: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
25/ Đa dạng xúc tiến tiêu thụ vải thiều sang Nhật Bản
 Để hỗ trợ quả vải thiều Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường Nhật Bản, thời gian qua, các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam đã tích cực đưa ra nhiều hình thức quảng bá sản phẩm này tới người tiêu dùng Nhật.
Đại sứ Vũ Hồng Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ: đại sứ quán đã và đang nỗ lực tăng cường triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh và thúc đẩy tiêu thụ quả vải tươi Việt Nam tại thủ đô Tokyo cũng như nhiều địa phương của Nhật Bản. Đại sứ quán cũng phối hợp với các cơ quan phía Nhật Bản tổ chức các sự kiện Tuần hàng Việt Nam tại chuỗi siêu thị AEON tại Saitama, Kagoshima… nhằm quảng bá các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam, trong đó nổi bật là quả vải.
Gần đây nhất, Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ Rồng Đỏ đã chốt được đơn hàng xuất khẩu vải thiều cho hai đối tác mới tại Nhật Bản. Dự kiến các lô hàng vải thiều sẽ được xuất khẩu trong ngày 15/6 và vài ngày tới. Bên cạnh các lô hàng này, Công ty Rồng Đỏ cũng đã và đang xuất khẩu trái vải thiều cho AEON Nhật Bản. Sự kiện tuần hàng từ 25-27/6 tới sẽ diễn ra tại 300 điểm cửa hàng của AEON trên toàn quốc cũng tập trung giới thiệu, quảng bá tới người tiêu dùng Nhật.
Bên cạnh đó, các thông tin liên quan đến quả vải cũng được phổ biến, chia sẻ rộng rãi trên các trang tin của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, hoặc qua các bài trả lời phỏng vấn một số kênh truyền thông uy tín của Việt Nam và Nhật Bản…
Với sự nỗ lực của nhà vườn, địa phương và doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng quả vải, cùng với nhiệt huyết hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm thị trường cho quả vải từ phía các cơ quan XTTM, quả vải của Việt Nam ngày càng có vị thế vững chắc tại thị trường Nhật Bản. Theo lời Đại sứ Vũ Hồng Nam, quả vải thiều đã được người tiêu dùng Nhật Bản và đông đảo cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đón nhận. Nhiều người Nhật đã dành lời khen cho sự tươi ngon của quả vải Việt Nam và họ cũng mua tặng gia đình, bạn bè.
Đặc biệt, các lô vải thiều tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản từ đầu năm tới nay được gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247, giúp minh bạch thông tin về sản phẩm với người tiêu dùng. Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục XTTM nhấn mạnh, không chỉ xúc tiến đơn thuần về mặt số lượng xuất khẩu và khai mở các kênh phân phối mới, Cục XTTM đã và đang thực hiện những bước đi chiến lược để đưa quả vải Việt Nam có sự thâm nhập và phát triển bền vững ở thị trường nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng thông qua các biện pháp tăng cường sự nhận diện thương hiệu trái vải Việt Nam và bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở thị trường nước ngoài”.
Nguồn: Báo Công Thương
26/ Tháo nút thắt để gỡ “thẻ vàng” IUU
Sau gần 4 năm nỗ lực gỡ “thẻ vàng” về chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) của Ủy ban châu Âu (EC) đối với hải sản Việt Nam, đến nay, kết quả chưa được như kỳ vọng.
4 nút thắt lớn
Việc chưa gỡ được “thẻ vàng” đối với hải sản được đánh giá là thách thức không nhỏ trong xuất khẩu thủy sản sang EU và các thị trường khó tính bởi lẽ, “thẻ vàng” ảnh hưởng đến tín chỉ, tăng thêm các thủ tục hành chính, kiểm soát thủy sản vào thị trường EU và các thị trường khác.
Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) – cho biết, hiện vẫn còn tồn tại 4 nút thắt lớn trong tháo gỡ “thẻ vàng”. Thứ nhất, về xây dựng luật pháp, mặc dù chúng ta đã xây dựng Luật Thủy sản 2017 với mục tiêu hướng phát triển bền vững không tận diệt và không tận dụng tối đa. Tuy nhiên, đối với 2 nghị định và 8 thông tư, vẫn chưa có đồng thuận cao từ phía EC. Ví dụ, mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực khai thác hải sản, EC cho rằng, so với khu vực và thế giới vẫn thấp.
Thứ hai, về quản lý đội tàu. Đầu năm nay, vẫn xảy ra 32 vụ với 56 tàu cá vi phạm đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài. Việc này nếu không làm tốt, rất khó có thể gỡ được “thẻ vàng”, thậm chí sẽ bị “thẻ đỏ”.
Thứ ba, về truy xuất nguồn gốc, hạ tầng cảng cá yếu, gây khó khăn trong việc quản lý đội tàu cùng với việc thiếu nguồn nhân lực về truy xuất nguồn gốc đang là “bài toán” khó đối với Việt Nam.
Thứ tư, về thực thi pháp luật, công tác thông tin tuyên truyền về Luật Thủy sản 2017, khai thác IUU dù đã triển khai tương đối nhưng còn phải thực hiện sâu rộng hơn để người dân nhận thức được…
Nỗ lực tháo gỡ
Với gần 95.000 tàu khai thác cùng với hơn 650.000 lao động, việc quản lý đánh bắt hải sản trên biển đối với các cơ quan chức năng luôn là một thách thức. Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, nâng cấp hạ tầng nghề cá, cắt giảm 30% số đội tàu song hành với quản lý chặt chẽ đội tàu khai thác, nâng cao chất lượng chế biến và giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch sẽ được Bộ triển khai trong năm nay.
Ngoài những giải pháp trên, nhiều ý kiến cho rằng, việc hoàn thiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đảm bảo khối tàu từ 15m trở lên khi ra khơi phải có kết nối và duy trì kết nối trong suốt thời gian hoạt động; hoàn thiện và kết nối dữ liệu tàu cá; đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động… cũng là mấu chốt tháo gỡ “thẻ vàng”.
Nguồn: Báo Công Thương
27/ Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng ấn tượng
Bán lông vũ thu hàng chục triệu USD
Thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho thấy, sau khi thống nhất với Việt Nam về mẫu giấy chứng nhận kinh doanh XK lông vũ từ tháng 1/2020, đến nay, đã có 20 DN Việt Nam XK lông vũ vào thị trường Trung Quốc.
Về mặt con số, trong năm 2020, các DN Việt Nam đã XK thành công 10.000 tấn lông vũ, thu về trên 40 triệu USD. Trong đó, 8.000 tấn được XK sang Trung Quốc. Từ đầu năm đến nay, các DN đã XK được 5.000 tấn lông vũ, thu về trên 20 triệu USD. Trung Quốc vẫn là quốc gia NK nhiều nhất lông vũ từ Việt Nam với sản lượng khoảng 4.000 tấn.
Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, các nước NK hiện có yêu cầu rất cao đối với sản phẩm lông vũ XK trong điều kiện bảo quản, lưu giữ đáp ứng các tiêu chuẩn về độ đục, độ tiêu hao oxy… Bên cạnh đó, lông vũ phải được lấy từ gia cầm khoẻ mạnh trong vùng an toàn dịch bệnh và đảm bảo không có tạp chất.
Về tình hình sản xuất chăn nuôi nói chung, những tháng đầu năm nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng đã tác động rất lớn đến toàn ngành, gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung do chi phí sản xuất tăng, người chăn nuôi không có lãi và thu hẹp sản xuất. Mặt khác, chi phí thức ăn tăng nên người sản xuất có xu hướng tiêu thụ sản phẩm ở trọng lượng nhỏ như bán lợn nhỏ, đẩy mạnh XK lợn sữa….
Những vấn đề này được ông Nguyễn Xuân Dương, nguyên quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi đánh giá không gây ra rủi ro cao đối với thị trường XK các sản phẩm chăn nuôi. Nguyên nhân là bởi, tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi XK so với tiêu thụ tại thị trường nội địa rất nhỏ.
Xây dựng sản phẩm chăn nuôi quốc gia
Ông Nguyễn Văn Long chia sẻ thêm, để XK sản phẩm động vật sang các nước, Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ quy định của quốc tế, cụ thể là theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Tổ chức Thú y thế giới (OIE).
Trong thời gian qua, Cục Thú y đã và đang tổ chức đàm phán với các nước liên quan đến việc XK sản phẩm động vật. Tính đến hết tháng 5/2021, Việt Nam có 2.288 cơ sở, các chuỗi sản xuất khép kín và vùng an toàn dịch bệnh tại 54 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, muốn XK được thì phải đảm bảo sản phẩm trong vùng an toàn dịch bệnh của OIE. Hiện, Cục Thú y đang phối hợp với các địa phương nâng cấp các vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn Việt Nam lên theo tiêu chuẩn OIE.
Lãnh đạo Cục Thú y kiến nghị, các địa phương, thành phố cần có kế hoạch xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; trong đó cần lưu ý việc phân bố các loại sản phẩm chăn nuôi, ví dụ cần phân ra khu nào tập trung chăn nuôi gà là chính, khu nào nuôi lợn là chính… “Quan trọng hơn nữa là, các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ vùng đó đảm bảo an toàn dịch bệnh”, ông Long nói.
Đại diện Cục Chăn nuôi cho rằng, thời gian tới để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cũng như đẩy mạnh XK, Việt Nam cần đẩy mạnh việc xây dựng một số sản phẩm như thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm,… thành sản phẩm quốc gia. Riêng với sản phẩm yến sào, một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng phải đẩy mạnh đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành nuôi yến phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng đầu tư và đẩy nhanh vấn đề khai thông XK chính ngạch sản phẩm tổ yến sang các thị trường tiềm năng, nhất là thị trường Trung Quốc.
Riêng đối mặt hàng mật ong, Bộ NN&PTNT cùng phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương chuẩn bị kỹ các nội dung cho việc xử kiện chống phá giá sản phẩm ong mật của Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Nguồn: Báo Hải quan
BSA Tổng hợp
Có thể sống bằng viết báo hay không?