Bản tin hội nhập, từ 23/9 – 30/9/2021

67
Nhiều doanh nghiệp Việt đã tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất ôtô
1/ Các đồng tiền thuộc khối Asia đồng loạt mất giá | Palladium tiếp tục rớt giá | Covid-19 khiến một số nguyên liệu cơ bản tăng giá: thép, nhôm, v.v. | Biến đổi khí hậu tại Nam Mỹ đẩy giá Mía đường lên cao
  • Dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 (chủng Delta) lên triển vọng phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu – Trung Quốc, kèm quyết định hướng đến nâng lãi suất trần của Ngân hàng trung ương Mỹ (Fed), hàng loạt đồng tiền của các nước khu vực Châu Á rớt giá trước Đồng bạc xanh Dollar. Từ Nhật Bản, Hàn Quốc, cho đến Australia và New Zealand … Tuy nhiên, nội tệ Baht của Thái Lan gia phải chịu thiệt hại nặng nhất, mất -11% so với đồng Dollar; bên cạnh là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến chủng Delta, đặc biệt đối với ngành du lịch – vốn chiếm 1/5 GDP của nước này.
  • Đại dịch Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng của các tập đoàn sản xuất ô tô tại Đông Nam Á chịu ảnh hưởng trầm trọng. Đi kèm với xu hướng xe điện gia tăng – giá Lithium phục hồi, khiến Kim loại quý Palladium sụt giá mạnh, mất 1/3 giá trị, xuống còn khoảng 1.800 US Dollar mỗi oz so với đỉnh điểm khoảng 2.800 – 2.900 US Dollar vào mùa hè năm ngoái 2020 (Palladium được khai thác để ứng dụng chủ yếu trong ngành sản xuất bộ phận máy lọc khí thải của động cơ xe chạy bằng xăng).
  • Trong lúc sự quay trở lại của Covid-19 trên diện rộng khiến thuế phí và khó khăn đồng loạt tăng như ngành vận tải biển, kèm theo là nhu cầu tiêu dùng bị dồn ứ, nhu cầu sản xuất không đáp ứng đủ năng suất, kèm theo lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia phát triển, … góp phần đẩy giá nguyên liệu cơ bản như dầu, sắt thép, kẽm, đồng, và nhôm, … liên tục lên cao trong 1 năm qua. Đặc biệt, Lithium đã phục hồi gấp 4 lần, gần chạm đỉnh của 2017
  • Giá Hợp đồng thì tương lai của Mía đường đã tăng thêm 10% trong tháng qua, lên 20 cents mỗi pound (lb) giao dịch trên sàn New York. Khi thế giới bắt đầu quen với việc sống chung cùng đại dịch và chỉ số tiêu dùng phục hồi, đặc biệt ở các nước phát triển, việc đứt gãy chuỗi cung ứng, chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn bởi đại dịch cũng như biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển – vốn là nơi sản xuất và cung cấp phần lớn nguồn nguyên liệu: cụ thể là việc nóng lạnh thất thường ở Brazil và các nước Nam Mỹ.
Nguồn:  WSJ & Reuters & Bloomberg
2/ Sản xuất lắp ráp ô tô trong nước khởi sắc trở lại
Theo Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ôtô đạt 3,38 tỷ USD, tăng tới 48,9%, tương ứng tăng 1,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Thị trường nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ôtô của Việt Nam khá đa dạng, nhưng các quốc gia có kim ngạch lớn tập trung ở châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…  Cho thấy hoạt động sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước đang trên đà tăng trở lại.
Trước đó, Bộ Công Thương cho biết, lũy kế trong 7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp ôtô trong nước đã sản xuất và lắp ráp 185.300 xe, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, trong 7 tháng, lượng ôtô lắp ráp trong nước đang nhiều gấp 1,89 lần so với lượng xe nhập khẩu.
Hướng tới tự chủ
Việt Nam hiện đang có trên 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp và sản xuất ôtô. Số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, sản lượng xe hơi được sản xuất và lắp ráp trong nước tăng từ 287.586 xe (năm 2018) lên 323.892 xe (năm 2020). Rất nhiều doanh nghiệp Việt đã tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất ôtô với tổng công suất lắp ráp lên đến 755.000 xe/năm (trong đó, 35% là của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và 65% của doanh nghiệp trong nước).
Trong 3 năm gần đây, sản lượng lắp ráp và sản xuất các dòng xe dưới 9 chỗ đã đáp ứng được 70% nhu cầu sử dụng thực tế trong nước. Một số chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách trên 25 chỗ và xe chuyên dụng đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, trong đó xe khách chiếm trên 60%, xe tải nhẹ chiếm 50%. Sản lượng xe cá nhân (chỉ riêng 8 mẫu xe bán chạy nhất) được lắp ráp trong nước đạt 62.536 xe trong nửa đầu năm 2021. Các sản phẩm xe khách và xe con lắp ráp mang thương hiệu ôtô Việt Nam còn được xuất khẩu sang một số thị trường trong khu vực như: Philippines, Thái Lan…
Nguồn: Báo Công Thương
3/ Việt Nam: cầu nối ASEAN – Nga
Nga trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của Đông Nam Á (ASEAN) vào 1996. Từ đó, thương mại hai chiều đã tăng khiêm tốn từ 500 triệu USD năm 2005 lên 18,2 tỷ USD (2019). Ngoài ra, hiệp định RCEP (2020) cho phép Nga tiếp cận hơn 2 tỷ người tiêu dùng, riêng ASEAN là 600 triệu. Tuy với 160 tỷ USD FDI (2019), tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư của Nga vào ASEAN chỉ đạt 45 triệu USD. Hầu hết các khoản đầu tư của Nga trong khu vực đều liên quan đến năng lượng – dầu, khí đốt và hạt nhân.
Hơn nữa, việc Việt Nam tham gia RCEP do liên kết với ASEAN sẽ mang lại cho các công ty Nga cơ hội quảng bá hàng hóa và dịch vụ tới hơn 2 tỷ người tiêu dùng ở châu Á. Dầu khí vẫn chiếm ưu thế trong thương mại giữa Nga và Việt Nam, và các tập đoàn dầu khí lớn của Nga, chẳng hạn như Gazprom và Rosneft, đang tham gia vào nhiều dự án hơn trên thềm lục địa của Việt Nam. Doanh nghiệp Nga – Việt Vietsovpetro là công ty lớn thứ 8 ở Việt Nam và sản xuất 1/3 lượng dầu của cả nước. Những ngành cho thấy tiềm năng lớn nhất đối với các nhà đầu tư Nga tại Việt Nam có thể bao gồm:
(i) Nông nghiệp và thực phẩm; (ii) Sản xuất hàng dệt may; (iii) Thiết bị điện tử: Việt Nam tăng hạng là nước xuất khẩu hàng điện tử từ hạng 47 năm 2001 lên hạng 12 năm 2019, nhờ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Xuất khẩu điện thoại di động được xếp thứ hai trên toàn thế giới về xuất khẩu, trị giá hơn 50 tỷ USD vào năm 2019. Ngành công nghiệp điện tử đã được thống trị bởi các công ty nước ngoài thành lập, chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cũng như 80% thị trường nội địa. Các mặt hàng điện tử xuất khẩu chính của Việt Nam là thiết bị truyền dẫn, điện thoại di động, TV, máy ảnh (41%), thiết bị điện (18,2%), và mạch tích hợp điện tử và cụm vi mô (11,9%).
Nguồn: Báo Công Thương
4/ Kinh tế SEA có thể chỉ tăng 3,1% trong 2021
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) liên tiếp hạ dự báo tăng trưởng với khu vực Đông Nam Á, sẽ còn khoảng 3,1% năm nay và 5% trong 2022. Mức dự báo này thấp hơn 4% hồi tháng 7 – vốn đã bị hạ dự báo tăng trưởng từ 4,4% hồi tháng 4.
Đối với Việt Nam, ADB cho biết tăng do Covid-19 tái bùng phát, đà phục hồi của Việt Nam đã bị đứt gãy. Các con số cho thấy nửa đầu năm, tăng trưởng kinh tế đã phục hồi nhanh chóng chủ yếu nhờ vào lưu lượng thương mại tăng cao. ADB dự báo Việt Nam có thể tăng 3,8% năm nay và 6,5% năm tới.
Trong khi đó, ADB dự báo châu Á sẽ tăng trưởng 7,1%, chỉ thấp hơn một chút so với con số 7,2% được dự báo hồi tháng 7. Các nền kinh tế lớn vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Ngân hàng ADB cũng dự báo khu vực Thái Bình Dương sẽ giảm 0,6% trong năm nay và tăng 4,8% vào năm 2022.
ADB cho biết mặc dù tiêm chủng ở châu Á đang phát triển đang có tiến triển nhưng vẫn không đồng đều. Tính đến cuối tháng 8, chỉ có 28,7% dân số trong khu vực đã được tiêm chủng đầy đủ, trong khi con số này là 51,8% ở Mỹ và 58% ở EU.
Ông Joseph Zveglic nhận xét: “Nền kinh tế đang phát triển của châu Á vẫn dễ bị tổn thương bởi đại dịch Covid-19 khi các biến thể mới bùng phát, dẫn đến các hạn chế di chuyển tại một số nền kinh tế.”
Nguồn: Báo Công Thương
Myanmar là quốc gia có dự báo tăng trưởng âm trong năm nay
5/ Mỹ kêu gọi xóa bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số
Ngày 22/9, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã thảo luận với người đồng cấp Anh Rishi Sunak về các nỗ lực cải cách thuế toàn cầu đang diễn ra, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết có sự thỏa hiệp về việc hủy bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số. Mỹ lâu nay phản đối việc đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số riêng lẻ vì cho rằng việc này sẽ gây tổn hại các “đại gia” công nghệ của Mỹ.
Quan điểm của Washington cho rằng, điều cốt yếu là bãi bỏ các loại thuế dịch vụ kỹ thuật số riêng lẻ liên quan thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu đa phương mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thúc đẩy trong thời gian qua.
Trong một thông báo, Bộ Tài chính Mỹ cho biết bà Yellen cũng cảm ơn ông Sunak về vai trò dẫn dắt của ông trong Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và trong các cuộc đàm phán về một khuôn khổ thuế mới dưới sự dẫn dắt của OECD.
Nguồn: VietnamPlus
6/ Thái Lan cam kết đầu tư vào Việt Nam bất chấp Covid
Trong 8 tháng năm 2021, kim ngạch hai chiều đạt gần 13 tỷ USD, tăng gần 30% so với 2020. Các nhà đầu tư Thái Lan tiếp tục cam kết đầu tư tại Việt Nam với hơn 600 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 13 tỷ USD.
Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura khẳng định dịch bệnh COVID-19 đã gây ra những thách thức chưa từng có nhưng cũng mang lại cơ hội phát triển mới như chuyển đổi số, chuyển đổi sang các ngành kinh tế xanh và bền vững.
Ông Sanan Angubolkul, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Thái-Việt, và ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chia sẻ ý kiến cho rằng không nên chờ dịch bệnh qua đi rồi mới đề ra các biện pháp phục hồi kinh tế mà cần có lộ trình rõ ràng và các biện pháp an toàn để sớm mở cửa trở lại đất nước.
Ông Audsitti Sroithong, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư Thái Lan tại Việt Nam, cho rằng kinh tế sinh học-tuần hoàn-xanh (BCG) sẽ là xu hướng trong thời gian tới giúp các nước phục hồi kinh tế, mở ra cơ hội lớn cho các nước trong khu vực CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) đầu tư vào Thái Lan và ngược lại trong lĩnh vực nông nghiệp thông minh, hạ tầng thông minh, xe điện…
Các doanh nghiệp khuyến nghị Chính phủ hai nước cần sớm có lộ trình mở cửa, kịp thời đề ra các biện pháp nhất quán để doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt, hạn chế gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm bớt gánh nặng về tài chính, khắc phục sự thiếu hụt lao động, sụt giảm năng lực sản xuất, gián đoạn vận tải và logistics…
Nguồn: VietnamPlus
7/ Cơ hội xuất khẩu sang Chile
Theo thống kê từ Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 8, xuất khẩu của Việt Nam sang Chile tăng trưởng 44%, nhập khẩu tăng 15% so với cùng kỳ. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Chile gồm: điện thoại, linh kiện, máy móc, thiết bị, giày dép, hàng dệt may…; nhập khẩu từ Chile hàng thủy sản, hoa quả và nguyên phụ liệu sản xuất.
Ông Phạm Trường Giang, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Chile, cho biết kể từ khi FTA Việt Nam-Chile có hiệu lực năm 2014, trao đổi thương mại tăng trưởng nhanh chóng. Nhiều mặt hàng do Việt Nam sản xuất đã có mặt tại thị trường Chile và mới đây nhất, bưởi Việt Nam được xuất khẩu thành công sang thị trường này.
Tuy nhiên, ông Phạm Trường Giang khuyến cáo thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang Chile các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, xơ sợi các loại, túi tự phân hủy sinh học, dây thừng cho nuôi trồng cá hồi… Phía Chile tăng cường xuất khẩu gỗ xẻ, bột giấy cho Việt Nam.
Đáng chú ý, thông qua thị trường Chile, các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Nam Mỹ.
Hơn nữa, để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Chile khuyến cáo các sản phẩm xuất sang thị trường Chile phải ghi xuất xứ, nhãn mác trên bao bì.
Ông Phạm Trường Giang cho biết thêm: “Giao tiếp bằng tiếng Tây Ban Nha là một thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ văn hóa con người, văn hóa kinh doanh… của người dân, doanh nghiệp Chile để khai thác tối đa những cơ hội hợp tác, đầu tư.”
Nguồn: VietnamPlus
May hàng xuất khẩu tại Công ty may Hưng Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
8/ Thanh long Việt “đỏ sắc” tại Úc
Được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, thanh long tươi Việt Nam đang được bày bán quanh năm tại chuỗi siêu thị này. “Có thể nói, sản phẩm được bán ở Coles hay Woolworths là một bảo chứng về giá trị và chất lượng“, ông Nguyễn Phú Hòa – Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Úc – chia sẻ.
Tại hệ thống siêu thị MCQ bán sỉ và lẻ lớn nhất nhì ở bang Tây Úc, khi trả lời khảo sát của Thương vụ Việt Nam tại Úc, đại diện siêu thị cho biết, “thanh long cứ đến, chúng tôi bán quanh năm”.
Nhờ các hoạt động quảng bá mạnh của Thương vụ đến nay, kim ngạch xuất khẩu thanh long Việt Nam sang Úc tăng trưởng mạnh gần 85% so với 6 tháng cùng kỳ.
Vừa qua, ngày 19/9, Thương vụ đã bố trí gian hàng dùng thử nông sản Việt tại hội chợ nổi tiếng cuối tuần trong khuôn viên trường tiểu học Rozelle, nhiều bạn trẻ đã theo bố mẹ đến dự. Ông Nguyễn Phú Hòa – Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Úc – chia sẻ, khi mời các bạn trẻ trong độ tuổi từ lớp 1-4 dùng thanh long, 3 bạn đều nhận xét, quả thanh long Việt Nam thật đặc biệt và sẽ lên lớp kể lại với các bạn.
Tự hào, thanh long Việt Nam đang khẳng định chất lượng, giá trị tại Australia, một cường quốc về nông nghiệp, có tiêu chuẩn an toàn sinh học thuộc hàng khắt khe nhất thế giới“, ông Nguyễn Phú Hòa nhấn mạnh.
Nguồn: Báo Công Thương
9/ FDI: có đổi chiều?
Sau 1 năm là “thỏi nam châm hút mạnh đầu tư nước ngoài”, dịch Covid-19 đang đặt Việt Nam trước loạt thách thức lớn. Cụ thể, trong 2020, Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút chuyển dịch FDI với thành quả chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian giãn cách kéo dài vừa qua vì dịch bệnh đã khiến Việt Nam dần đánh mất thế mạnh của mình. Có người còn cho rằng, vị thế dẫn đầu của Việt Nam trong cuộc đua giành FDI với các đối thủ như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Mexico đang dần bị lung lay bởi bức tranh ảm đảm do Covid-19 phủ bóng.
Trên thực tế, như hàng loạt hiệp hội doanh nghiệp đã phản ánh (gần nhất là 4 hiệp hội AmСham (Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ), EuroCham (Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu), KoCham (Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc) và US-ABC (Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN) cho hay, đã có nhiều đơn hàng FDI vuột khỏi tầm tay Việt Nam và đến với các quốc gia khác.
Điển hình như theo khảo sát giữa tháng 8 của Hiệp hội thương mại Mỹ tại Việt Nam, 20% doanh nghiệp đã chuyển một phần đơn hàng ra khỏi Việt Nam, 14% đang ở bước dự định. Bên cạnh đó, 13% đã ngừng hoạt động, 50% hoạt động dưới 50% công suất.
Trong khi đó, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu cho biết 20% doanh nghiệp đã chuyển một số hoạt động sản xuất tại Việt Nam sang các thị trường khác.
Theo nhà phân tích Camilo Lyon thuộc BTIG (một công ty dịch vụ tài chính tại Mỹ), bình luận với CNBC cho rằng, tác động của việc ngừng trệ sản xuất quý III chưa phải là xấu nhất, và điều tồi tệ hơn vẫn còn chờ ở quý IV, thậm chí cho đến nửa đầu 2022. Nhiều khả năng cần 5-6 tháng để nhà máy hoạt động bình thường trở lại sau mở cửa.
Một số doanh nghiệp chọn phương án thay thế là đưa đơn hàng quay trở lại Trung Quốc để kịp cho mùa mua sắm.
Một số thương hiệu lớn như Nike và Gap, cùng với khoảng 80 công ty giày dép và may mặc khác, đã gửi thử cho Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm kêu gọi tăng tốc tài trợ vaccine cho Việt Nam vì “sức khỏe của ngành công nghiệp may mặc Mỹ phụ thuộc trực tiếp vào sức khỏe của ngành công nghiệp Việt Nam“.
Trong khi đó, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries khẳng định, thông tin doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam “là chưa chính xác”.
Ở đây đã có tình trạng đơn đặt hàng được chuyển ra khỏi Việt Nam, “chứ không hẳn doanh nghiệp đi khỏi đây”.
Ngân hàng HSBC đánh giá, đợt bùng phát dịch vừa qua đã đặt ra câu hỏi về khả năng trụ vững của chuỗi cung ứng Việt Nam, nhất là các ông lớn công nghệ.
Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, giải pháp này chỉ bù đắp tạm thời cho phần công suất bị mất tại Đông Nam Bộ do dịch bệnh, và doanh nghiệp vẫn cần tính toán lại kế hoạch sản xuất.
Với tình hình này, Việt Nam đang đánh mất cơ hội khi không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và nhu cầu tiêu dùng hồi phục”, truyền thông phương Tây nhận định.
Trưởng đại diện JETRO Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam Takeo Nakajima cho biết, nếu tiếp tục duy trì thời hạn giãn cách thêm vài tháng, các công ty toàn cầu buộc phải tìm giải pháp thay thế.
Đã có sự thay đổi nhanh chóng trên bản đồ hồi phục Covid-19 trong thời gian qua. Một ví dụ là Indonesia, khi chỉ mới 2 tháng trước còn rất tiêu cực, nhưng hiện đã vượt trội so với Việt Nam. Thái Lan, dù vẫn chịu ảnh hưởng của dịch nhưng vẫn duy trì hoạt động sản xuất.
Mới đây, Thủ tướng đã đưa ra thông điệp về việc “sống chung an toàn với Covid-19”. Ngoài việc ban hành các tiêu chí kiểm soát dịch, Việt Nam cần có biện pháp cụ thể đảm bảo sản xuất kinh doanh an toàn, tạo điều kiện người dân, công nhân, người lao động… Đồng thời, đảm bảo lưu thông hàng hóa và không ngăn sông cấm chợ.
Nguồn: Sputnik Việt Nam
10/ CPTPP và thương mại Việt – Mexico
Mặc cho Covid-19, tổng kim ngạch giữa hai nước đạt 3,68 tỷ USD, tăng 6,12% so với năm 2019; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico đạt 3,16 tỷ USD, tăng 11,73% và nhập khẩu đạt 523 triệu USD, giảm 18,58%.
CPTPP là bước ngoặt quan trọng khi lần đầu tiên Việt Nam và Mexico có quan hệ FTA. Mexico là một trong những quốc gia có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cao cho hàng hóa Việt Nam ngay khi CPTPP có hiệu lực (77%). 2020, 2 năm sau CPTPP thực thi, kim ngạch xuất khẩu sang Mexico đã tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với 2018.
Trong khuôn khổ Kỳ họp, hai bên đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục thúc đẩy thương mại song phương thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung vào hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của mỗi bên và tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc thực thi Hiệp định CPTPP, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường và tận dụng các ưu đãi của Hiệp định.
Nguồn: Báo Công Thương
11/ Covid thúc đẩy chuyển đổi số ngành bán lẻ
Theo nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng của Visa vừa công bố, tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong các hình thức bán lẻ và tiêu dùng số.
Đơn cử, có 87% người tiêu dùng Việt được khảo sát hiện đang sử dụng giao hàng tận nhà, và 82% trải nghiệm dịch vụ lần đầu từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Theo đó, trong số 10 đơn hàng thì có đến gần 6 đơn hàng được giao đến nhà, tăng gấp 20 lần so với thời điểm trước đại dịch. Chính điều này đang kéo ranh giới giữa thương mại truyền thống và thương mại kỹ thuật số mờ dần khi đại đa số (77%) người tiêu dùng Việt Nam hiện đã biết đến hoạt động mua sắm trên mạng xã hội.
thời gian qua, 41% doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào thương mại trên mạng xã hội nhằm đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng. Được xem là một công cụ nổi bật khi nhắc đến nội dung kỹ thuật số, nền tảng truyền thông mạng xã hội là nơi lý tưởng để các thương hiệu và người bán thu hút lượng lớn khán giả thông qua sự cá nhân hóa.
Được biết, để giúp doanh nghiệp có được những khởi đầu thành công trên hành trình số hóa, Visa hiện đang cung cấp nhiều hỗ trợ đa dạng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nguồn: Tạp chí Tài chính
12/ Nối lại sản xuất khi kinh tế thế giới phục hồi
Theo IHS Markit – đơn vị cung cấp, phân tích chuyên sâu thông tin và các giải pháp quan trọng cho các doanh nghiệp và các chính phủ trên toàn cầu – GDP thực tế của thế giới đạt mức cao mới trong quý 2/2021, bắt đầu phục hồi trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn kéo dài. IHS Markit dự báo, GDP thực tế toàn cầu sẽ tăng 5,7% vào năm 2021 và 4,5% vào năm 2022 sau khi giảm 3,4% vào năm 2020.
Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 15 tháng 9 năm 2021, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 14 tỷ USD, chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng trong tháng 8 năm 2021, Việt Nam thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 65% so với tháng 7.
Tuy nhiên, với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay – đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm công suất tối đa, thậm chí là đóng cửa tạm thời do không đáp ứng được “3 tại chỗ”. 
Đồng thời, nguy cơ thiếu hụt lao động sau khi phục hồi kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc khôi phục hoạt động của các doanh nghiệp.
Thực tế khi dịch bùng phát ở các quốc gia khác (2020), các công ty đa quốc gia đã chuyển đơn hàng đi qua các nước chưa bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. 
Do vậy, trong ngắn hạn, ưu tiên của Bộ Công Thương vẫn là phối hợp với các bên liên quan để đưa ra được các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất duy trì sản xuất, lưu thông hàng hoá thuận lợi, hàn gắn, kết nối loại chuỗi cung ứng.
Trong dài hạn, trọng tâm vẫn là những gì mà Bộ đã và đang triển khai, đó là hoàn thiện khung pháp lý, khung chính sách nhằm tạo thuận lợi cho ngành công nghiệp phát huy tiềm năng, vai trò huyết mạch của nền kinh tế; hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp trong nước, tạo cơ hội phát triển các doanh nghiệp đầu tàu, hình thành chuỗi cung ứng, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, để ngành công nghiệp trong nước phát triển bền vững.
Nguồn: Bộ Công Thương
13/ Việt Nam là thị trường hấp dẫn với Ba Lan
Dữ liệu cho thấy thương mại song phương giữa Ba Lan và Việt Nam đã vượt mốc 3 tỷ USD vào 2019 và đã ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong vài năm qua.
Các lĩnh vực hợp tác chính là nông sản, dược phẩm, mỹ phẩm, công nghệ xanh và xử lý nước thải. Các lĩnh vực tiềm năng là phần mềm / CNTT, các ngành công nghiệp nặng như khai thác mỏ, đóng tàu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng điện tử và thiết bị, giày dép, dệt may và các mặt hàng nông nghiệp như cà phê, hạt tiêu, dừa và hạt điều.
Hiệp định EVFTA sẽ xóa bỏ gần như 99% thuế hải quan giữa EU và Việt Nam. Khoảng 65% thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ được xóa bỏ trong khi số còn lại sẽ được xóa bỏ dần trong thời gian 10 năm.
Gần một nửa số sản phẩm dược phẩm từ EU, bao gồm Ba Lan, được miễn thuế hải quan 8% ngay khi hiệp định có hiệu lực, phần còn lại sau bảy năm. Đổi lại, thuế hải quan đối với thịt bò sẽ được xóa bỏ sau ba năm, đối với các sản phẩm sữa sau tối đa năm năm và đối với thực phẩm chế biến sau bảy năm. Chịu khá nhiều gánh nặng (thuế quan lên tới 48-50%), thương mại rượu vang và rượu mạnh sẽ không phải chịu thuế sau bảy năm kể từ khi hiệp định được thực thi.
Ngoài ra, EVFTA mở cửa thị trường mua sắm công Việt Nam cho tất cả các công ty EU. Theo thỏa thuận, các doanh nhân châu Âu sẽ có thể tham gia vào các cuộc đấu thầu do chính quyền trung ương tổ chức (bao gồm cả đầu tư cơ sở hạ tầng), thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, cũng như các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất. Thỏa thuận cũng tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường bưu chính Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, cũng như các dịch vụ liên quan đến vận tải biển.
Nguồn: Báo Công Thương
14/ Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Sách trắng DN Việt 2020, đến 2019 có 758.610 DN đang hoạt động. Trong đó có 508.770 DN đang hoạt động trong khu vực dịch vụ, 67,1% trong toàn bộ khu vực DN cả nước; Khu vực công nghiệp và xây dựng có 239.755 DN, chiếm 31,6%; Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 10.085 DN, chiếm 1,3%.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2020, DN thành lập mới là 134.941 DN, giảm 2,3%. Tổng số lao động đăng ký (DN thành lập mới) là 1.042.995 lao động, giảm 16,9% so với năm 2019.
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khu vực DNNVV chiếm trên 95% tổng số DN đăng ký, đóng góp khoảng 60% GDP và tạo ra hơn 90% việc làm cho người lao động. Điều này khẳng định, DNNVV đang là trụ cột chính trong nền kinh tế Việt Nam.
Trong các chính sách nhằm nâng cao sức cạnh tranh của DN, hầu hết các quốc gia đều xác định DNNVV là đối tượng trọng tâm và là lực lượng quan trọng quyết định sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế… Tuy nhiên, các DNNVV thường thể dễ bị tổn thương trong quá trình toàn cầu hóa, do đó, để hỗ trợ loại hình cho các DN này có thể phát triển trong quá trình hội nhập, cạnh tranh được ở phạm vi khu vực và thế giới.
Thứ nhất, đẩy mạnh hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách đối với DNNVV. Theo đó, tiếp tục thực hiện giảm chi phí kinh doanh, trước hết là chi phí bất hợp lý phát sinh từ quản lý nhà nước; Ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức; Cắt giảm, đơn giản hóa quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo hiểm xã hội để nâng cao Chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt điểm số trung bình của các nước ASEAN.
Thứ hai, tiếp tục việc thực hiện các chính sách nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của DNNVV, tạo điều kiện cho DN nhanh chóng hấp thụ và ứng dụng, phát triển công nghệ mới theo hướng chủ động; sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa.
Thứ ba, tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận được các hình hỗ trợ tài chính của Chính phủ như các Quỹ Bảo lãnh tín dụng; Hợp pháp hoá các loại hình cho vay mới (hợp tác xã tín dụng và tổ chức tài chính công nghệ) và mở rộng việc áp dụng bảo lãnh tín dụng nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường tín dụng. Các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường; rút ngắn thời gian xét duyệt.
Thứ tư, sử dụng công cụ thuế như là công cụ tài chính quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính với DNNVV. Việc ưu đãi về thuế theo quy mô DN luôn tác động trực tiếp tới khả năng tích luỹ, tái sản xuất mở rộng, cũng như khuyến khích DN sử dụng nhiều lao động, đẩy mạnh xuất khẩu. Theo đó, cần tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi thuế DN cho các DNNVV, đặc biệt là các quy định pháp luật liên quan đến mức thuế suất thấp hơn cho các công ty siêu nhỏ và nhỏ;
Thứ năm, hoàn thiện và bảo đảm thực thi minh bạch, hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV. Thông qua khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, tạo tiền đề hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân sở hữu hỗn hợp, bao gồm cả việc góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước có tiềm lực vững mạnh, cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Thứ sáu, tiếp tục đổi mới cơ chế và chính sách để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của DNNVV, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghệ 4.0 giúp quá trình hội nhập của DNNVV nhanh hơn và sâu hơn.
Nguồn: Tạp chí Tài chính
15/ AmCham: “Cần có một lộ trình rõ ràng để mở cửa trở lại”
Tiêm chủng là chìa khóa để mở cửa trở lại một cách an toàn và hồi phục kinh tế – khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) nhấn mạnh. Thêm vào đó, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp hội viên AmCham cũng muốn biết về một lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa và phục hồi kinh tế. KTSG đã có cuộc trao đổi với bà Mary Tarnowka, Giám đốc AmCham, để tìm hiểu thêm về các cuộc khảo sát này.
KTSG: Gần ba tuần sau khi AmCham thực hiện cuộc khảo sát, bà nghĩ gì về cảm nhận và phản ứng của các thành viên AmCham hiện tại?
– Bà Mary Tarnowka: Các doanh nghiệp cần biết một lộ trình rõ ràng để mở cửa và phục hồi kinh tế ngay từ bây giờ. Vào ba tuần trước, 13% người trả lời khảo sát của chúng tôi là (doanh nghiệp) đã ngừng hoạt động, với gần 50% hoạt động dưới 50% công suất. Thêm vào đó, 20% người tham gia khảo sát trong lĩnh vực sản xuất cho biết (doanh nghiệp) đã chuyển dịch một số hoạt động sản xuất sang nước khác. 14% khác đã tiến hành các cuộc thảo luận. Hiện tại, những con số này chắc chắn đã tăng lên. Một khi dây chuyền sản xuất phải chuyển dịch, nó có thể khó quay trở lại trạng thái cũ được, đặc biệt là khi dây chuyền sản xuất được mở rộng ở những khu vực khác.
KTSG: Bà dự đoán gì về môi trường đầu tư nước ngoài trong quí còn lại? Niềm tin của người tiêu dùng, chi tiêu cá nhân và các vấn đề xã hội khác có thể ảnh hưởng đến khu vực FDI và hoạt động sản xuất?
– AmCham và các công ty thành viên của chúng tôi đang đầu tư vào Việt Nam, với nhiều công ty hiện đang muốn mở rộng. Nhưng giờ đây, hầu hết các kế hoạch mở rộng của các nhà đầu tư trước đây cũng đã bị hoãn lại. Khó khăn trong việc xin chấp thuận cho các chuyên gia nước ngoài đến gặp các quan chức chính quyền địa phương và các đối tác tiềm năng, đã khiến các kế hoạch đầu tư mới khó có thể được tiến hành.
Việt Nam được hưởng lợi rất nhiều khi các công ty tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng các tín hiệu hỗn hợp hiện tại, sự gián đoạn và sự chậm trễ trong lộ trình kiểm soát Covid-19 và cho phép mở cửa trở lại sẽ hạn chế tiềm năng này.
Rất nhiều thứ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc đảm bảo hoạt động triển khai tiêm phòng vaccine, đặc biệt là ở TPHCM và khu vực kinh tế khó khăn phía Nam. 85% người trả lời khảo sát của chúng tôi nói rằng vaccine là chìa khóa để cho phép mở cửa lại và phục hồi kinh tế.
Cần phải có một lộ trình rõ ràng để mở cửa trở lại và phát triển bền vững cho việc thiết lập kế hoạch kinh doanh, cũng như phúc lợi và sinh kế của người dân. Điều này bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa và người lao động giữa các tỉnh.
Chúng tôi cũng mong muốn phát triển hộ chiếu vaccine và nỗ lực hợp lý hóa việc nhập cảnh của các chuyên gia, nhà quản lý và nhà đầu tư nước ngoài, cũng như du lịch nội địa.
KTSG: Bà thấy việc nới lỏng các hạn chế nghiêm ngặt (để phòng, chống dịch của TPHCM) sau ngày 15-9 như thế nào? Việc giãn cách kéo dài sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của xã hội và kinh tế?
– AmCham và các thành viên của chúng tôi nhận ra sự phức tạp của tình hình hiện tại và mọi thứ đang gặp rủi ro. Chúng tôi muốn hợp tác với Chính phủ để mở cửa lại nền kinh tế một cách an toàn và có trách nhiệm. Và chúng tôi nghĩ rằng bây giờ là lúc để bắt đầu mở lại cánh cửa đó, cho các doanh nghiệp của chúng tôi, cho Việt Nam và người dân Việt.
Nguồn: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
16/ Nông sản Campuchia ùn ùn vào Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, 8 tháng năm 2021, Campuchia bất ngờ vượt qua Mỹ, Trung Quốc để trở thành thị trường xuất khẩu nông sản vào Việt Nam lớn nhất, với kim ngạch đạt 2,9 tỷ USD, chiếm 10% thị phần.
Thương vụ Campuchia tại Việt Nam cho biết, trong vòng 8 tháng, các mặt hàng nông sản Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam đều tăng mạnh: thóc đạt hơn 2,38 triệu tấn, tăng gần 86% so với cùng kỳ năm ngoái; hạt tiêu khoảng 24.476 trên tổng số 24.847 tấn xuất khẩu của nước này.
Ngoài ra, Campuchia xuất khẩu 355.550 tấn sắn tươi sang Việt Nam, chiếm 75,7% tổng lượng sắn xuất khẩu. Xoài Campuchia xuất sang Việt Nam lên tới 140.000 tấn, chiếm 86,8% tổng lượng xoài xuất khẩu của quốc gia này.
Đặc biệt, trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia gần 1,1 triệu tấn điều, kim ngạch hơn 1,83 tỷ USD, tăng gần 456% về lượng và 632% về kim ngạch. Campuchia trở thành nhà cung cấp hạt điều lớn nhất cho Việt Nam. 
Liệu có bất thường?
Theo chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân, nông sản Campuchia có ưu điểm là khi canh tác sử dụng rất ít các loại hoá chất bảo vệ thực vật, giống tốt, đất đai màu mỡ nên nông sản không chỉ ngon mà chất lượng còn đảm bảo, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Ví như gạo Campuchia được thị trường Việt ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon, dẻo, giá thành lại rẻ hàng sản phẩm gạo cùng loại của Việt Nam.
Chưa kể, gần đây, người dân và doanh nghiệp Việt có xu hướng sang Campuchia thuê đất nông nghiệp để trồng khoai mì (sắn), trồng chuối, xoài,… Lý do là bởi quỹ đất nông nghiệp của quốc gia này còn rất lớn, giá thuê thấp, chi phí thuê lao động làm việc cũng rẻ hơn so với Việt Nam.
Về nhập khẩu điều từ Campuchia tăng đột biến, ông Đặng Hoàng Giang – Tổng Thư ký Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS), bày tỏ phía Hiệp hội cũng bất ngờ về sự tăng trưởng bất thường này và đang rà soát các doanh nghiệp hội viên. Mới đây, Tổng cục Hải quan có văn bản gửi Cục Hải quan 8 tỉnh phía Nam về việc tăng cường kiểm tra xuất xứ điều thô nhập khẩu từ Campuchia để ngăn chặn hành vi gian lận nhằm hưởng thuế suất ưu đãi.
Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), Campuchia là quốc gia có sức cạnh tranh mạnh mẽ về nông sản tại khu vực Đông Nam Á. Nông sản ở Campuchia cho năng suất cao và chất lượng ngày càng cải tiến, được nhiều quốc gia ưa chuộng.
Điển hình như hồ tiêu, dù trồng hồ tiêu ở Campuchia ít được thâm canh so với nông dân Việt Nam, nhưng năng suất của họ luôn đứng đầu khu vực với 6,4 tấn/ha, còn năng suất của Việt Nam chỉ bằng một nửa quốc gia láng giềng này. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) từng nhận định, trong trung và dài hạn, tích, năng suất cao và quan trọng hơn là Campuchia đủ điều kiện sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ.
Nông sản Campuchia không chỉ ồ ạt sang Việt Nam, mà xuất khẩu sang Trung Quốc và các thị trường khác cũng tăng mạnh.
Nguồn: VietNamNet
17/ Thận trọng ký kết hợp đồng với đối tác tại Anh và Bắc Ireland
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 2,88 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2020. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Anh đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có mức tăng cao, như: Phương tiện vận tải và phụ tùng 91%; đồ chơi, dụng cụ thể thao tăng 94,4%; sản phẩm mây, tre, cói, thảm tăng 105,6%…
Với kinh nghiệm theo dõi thị trường và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại sang Anh, ông Nguyễn Cảnh Cường – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Anh – khuyến cáo, chất lượng sản phẩm là tiêu chí đầu tiên để DN Việt Nam tiếp cận thị trường Anh, Bắc Ireland, tiếp đó là phương pháp tiếp cận thị trường phù hợp.
Tranh chấp thương mại hay điều chỉnh hợp đồng cũng là vấn đề đặc biệt lưu ý, DN Anh thường đề nghị đối tác dùng luật của Anh để điều chỉnh khi tranh chấp, điều này sẽ rất khó khăn. Do đó, trong đàm phán hợp đồng, DN Việt Nam cần đề xuất sử dụng luật quốc tế để giải quyết tranh chấp” – ông Cường chia sẻ.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Hoàng Thị Hải Hà – Phó Trưởng phòng Luật pháp quốc tế, Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) – cho biết, có 2 vấn đề pháp lý cần lưu ý khi ký kết hợp đồng ngoại thương, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, gồm: Lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chủ yếu là hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa và lựa chọn cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp hợp đồng. Theo đó, luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay phổ biến là Công ước Viên của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên). Công ước này thống nhất nguồn luật áp dụng trong hợp đồng và giúp DN giảm bớt khó khăn, chi phí, thời gian chọn luật áp dụng cho hợp đồng.
Anh chưa phải là thành viên của Công ước Viên, do đó, không thể tự động áp dụng đối với hợp đồng giữa DN Việt Nam và DN Anh mà phải có sự thỏa thuận giữa 2 bên. Khi đàm phán hợp đồng, DN trong nước hoàn toàn có thể đề xuất lấy Công ước Viên là luật áp dụng cho hợp đồng thay vì luật của Anh hoặc nước thứ 3. Trong trường hợp không đàm phán được, DN tham khảo quy định mẫu của Công ước Viên về nghĩa vụ của người bán, người mua, trường hợp vi phạm hợp đồng, chế tài, trường hợp nào được miễn trách nhiệm để đưa vào hợp đồng, dự liệu và phòng tránh rủi ro ngay từ khi đàm phán hợp đồng” – bà Hoàng Thị Hải Hà lưu ý.
Nguồn: Báo Công Thương
18/ Ấn Độ số hóa toàn bộ chuỗi cung ứng
Năm 2018, Ngân hàng Thế giới đưa ra bảng Chỉ số hiệu suất Logistics, theo đó, Ấn Độ đứng thứ 44/160 quốc gia, dưới Trung Quốc (26), Chile (34) và Nam Phi (33).
Chính phủ Ấn Độ đã đẩy mạnh quá trình số hóa thông qua các sáng kiến như mạng lưới thuế hàng hóa và dịch vụ (GST). Một cơ quan ban hành thuế GST đã “lột xác” trong việc cải thiện trải nghiệm của các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Tuy nhiên, có một số lỗ hổng công nghệ cần được giải quyết. Ví dụ, trong trường hợp nhập khẩu, sự tương tác giữa nhà nhập khẩu và hải quan không liền mạch, dữ liệu phải gửi thông qua một nhà môi giới hải quan hoặc chuyển phát nhanh. Nếu điều này được tự động hóa, họ sẽ nhận được một luồng thông tin thông suốt giữa nhà nhập khẩu và hải quan.
Một số doanh nghiệp logistics tại Ấn Độ như DHL Express đã sáng chế, áp dụng thành công công cụ tự động hóa trong quá trình lưu thông hàng, giúp tiết kiệm được chi phí đáng kể.
Nhờ số hóa chuỗi cung ứng, Ấn Độ đã tăng hạng trong báo cáo Chỉ số Kinh doanh thuận lợi của Ngân hàng Thế giới, từ vị trí 77/190 năm 2018 lên vị trí 63/190 năm 2019, xếp hạng thứ 68 về “giao dịch xuyên biên giới”.
Nguồn: VnExpress
Chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics là xu hướng toàn cầu hiện nay. Ảnh: Mint
19/ Bộ Thương mại Mỹ sắp điều tra chống gian lận đối với Việt Nam
Việt Nam và hai quốc gia Đông Nam Á chiếm hơn 3/4 tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu vào Mỹ – cung cấp 59% tấm pin mặt trời cho Mỹ. Tuy nhiên, các nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời của Mỹ đã kêu gọi Bộ Thương mại điều tra các sản phẩm từ các quốc gia này vì họ cho rằng nhiều nhà nhập khẩu khác đã đưa các linh kiện từ Trung Quốc qua ngả của Việt Nam, Malaysia và Thái Lan vào Mỹ để tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đã có từ thời chính quyền của Tổng thống Obama.
Thông tin từ Cục Phòng vệ Thương mại (TRAV) của Bộ Công Thương Việt Nam hồi đầu tháng này cũng cho biết rằng ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ đã nộp hồ sơ tới Bộ Thương mại Mỹ đề nghị điều tra sự việc nêu trên.
Theo cáo buộc điều tra được TRAV trích dẫn, các doanh nghiệp tại Việt Nam, Malaysia và Thái Lan nhập khẩu tế bào và module quang điện silicon từ Trung Quốc để sản xuất pin năng lượng mặt trời xuất khẩu sang Mỹ. Hiên mặt hàng pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá từ 15,85% đến 138,95% và thuế chống trợ cấp từ 11,9% đến 15,24%.
Trước nguy cơ bị Mỹ điều tra, Bộ Công Thương Việt Nam đã đưa ra khuyến nghị tới các doanh nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phải “theo dõi sát tình hình để có những biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định khởi xướng điều tra vụ việc.”
Pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan hiện đang bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá.
Nguồn: VOA Tiếng Việt
20/ Doanh nghiệp dệt may chỉ lo không kịp mở cửa để giữ chân khách hàng
Chia sẻ với người viết, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công, cho biết: “Việc sản xuất “3 tại chỗ” chi phí quá cao, trong khi bị giới hạn người lao động không quá 50% trong tổng số hơn 6.500 lao động nên công suất hoạt động của công ty không thể cao. 
Tuy nhiên, theo ông Tùng, với công suất sụt giảm, việc thực hiện các đơn hàng bị trì hoãn, giãn tiến độ. Có những trường hợp không được chấp nhận, đối tác đã hủy đơn hàng dù doanh nghiệp đã mua đầy đủ nguyên vật liệu sản xuất nhưng do thời gian giao hàng gia hạn quá lâu nên buộc họ phải hủy.
Với Công ty Việt Thắng Jean, doanh nghiệp này cũng đối diện tình cảnh tương tự khi các nhà máy tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai phải ngưng sản xuất do mô hình “3 tại chỗ” không hiệu quả, điều này đã khiến doanh thu của công ty trong các tháng vừa qua hoàn toàn bằng con số 0.
Kinh doanh thời trang là mặt hàng có thời vụ nên khi các nhà máy dừng hoạt động, công ty không thể giao hàng đúng kế hoạch dù có đưa một số đơn ra miền Trung, miền Bắc nhưng sau đó cũng phải dừng lại vì dịch bệnh“, ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc công ty Việt Thắng Jean chia sẻ.
Đây không phải là câu chuyện của riêng các doanh nghiệp mà thực tế đó là tình trạng chung của toàn ngành hàng khi số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 của ngành ước giảm 18,7% so với tháng 7 và giảm 5,8% so với tháng 8/2020.  
Theo ông Trần Như Tùng, nếu TP HCM và các tỉnh phía Nam thực hiện đúng dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 1/10 thì quý IV năm nay sẽ bù đắp cho quý III sụt giảm vừa qua, bởi  đây là quý cao điểm của dệt may hàng năm và vấn đề đơn hàng thường không phải lo lắng.
Hiện tại đơn hàng của TCM đã trải dài đến hết năm nay và kéo sang quý I/2022, đơn hàng giờ không dám nhận thêm chứ không sợ thiếu. Với TCM dự kiến doanh thu sẽ thực hiện được ở mức 85-90% mục tiêu đề ra dựa trên kịch bản khả quan là kinh tế mở cửa trở lại đúng kế hoạch. Bởi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, châu Âu sắp bước vào mùa cao điểm bán hàng là dịp Noel và Tết Dương lịch nên bây giờ mình làm còn kịp chứ chậm hơn nữa sẽ không kịp làm hàng cho họ bán, buộc họ sẽ chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác“, ông Trần Như Tùng cho hay.
Tôi cho rằng nếu kịch bản thành phố mở cửa vào 1/10 thì đó là điều rất tốt cho doanh nghiệp và chúng tôi đang mong chờ từng phút để đến ngày đó. Nếu thành phố cho người lao động tiêm 1 mũi đi làm thì TCM có thể tăng 80-90% dựa vào số lượng lao động đã tiêm vắc xin, khi đó doanh nghiệp sẽ tăng tốc các đơn hàng và tình hình kinh doanh chắc chắn sẽ khởi sắc hơn“, Chủ tịch HĐQT TCM chia sẻ.
Đây cũng là chia sẻ của Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean khi cho biết ngay từ tháng 4, tháng 5, doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý III và khi dịch bùng phát thì đơn hàng dồn lại cùng với các đơn hàng mới nên hiện công ty đã có đủ đơn hàng sản xuất đến cuối năm.
Số lượng hàng không thiếu, nhưng do vừa qua chúng ta chống dịch dài quá nên đã có một số đơn hàng chuyển đi các quốc gia khác và nếu chúng ta phục hồi lại thì khả năng chúng ta vẫn sẽ xuất khẩu khả quan những tháng cuối năm. Sau ngày 1/10 công ty sẽ thực hiện phương án “1 cung đường – 2 điểm đến” và với những lao động không có điều kiện đi về thì công ty sẽ bố trí chỗ ăn ở tại chỗ. Đây là phương án mà Việt Thắng Jean kỳ vọng từ đây đến cuối năm sẽ khôi phục 70-80% số lao động so với trước dịch“, ông Việt chia sẻ.
Nguồn: VietnamBiz
21/ Nam Mỹ thúc đẩy thỏa thuận thương mại với ASEAN
Là khối thương mại bao gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay, MERCOSUR có rất nhiều tiềm năng về lợi ích thương mại và cơ hội kinh tế. GDP của khối lên tới hơn 2 nghìn tỷ đôla Mỹ. Gần đây MERCOSUR đang phát triển mối quan hệ với ASEAN và hiện tại, hai khối không có bất kỳ hiệp định thương mại tự do chính thức nào.
Hiện tại, MERCOSUR đang trải qua quá trình hiện đại hóa với mục đích làm sâu sắc hơn sự hội nhập của khối vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 2019, GDP của MERCOSUR chiếm 69,2% GDP của Nam Mỹ và là GDP lớn thứ 8 trên thế giới, lên tới 2,38 nghìn tỷ USD. MERCOSUR đang tìm cách khai thác tiềm năng của các quan hệ đối tác bên ngoài, bao gồm ASEAN và Việt Nam.
Các Bộ trưởng Ngoại giao của MERCOSUR và ASEAN đã tổ chức hai Hội nghị cấp Bộ trưởng vào năm 2008 và 2017. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và MERCOSUR đạt 28,23 tỷ USD vào năm 2019, trong khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ MERCOSUR vào ASEAN chiếm 17,46 triệu USD.
Trong ASEAN, dữ liệu thương mại cho thấy, Việt Nam là đối tác ưu tiên của các nước MERCOSUR. Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua, dòng chảy thương mại giữa MERCOSUR và Việt Nam đã vượt mốc 8 tỷ USD trong cả hai năm 2019 và 2020, chiếm gần 1/3 tổng dòng chảy thương mại giữa hai khối.
Với tư cách là một khối, MERCOSUR là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Việt Nam. Mặc dù có những tiến bộ đã đạt được trong quan hệ thương mại, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng chưa được khai thác. Thương mại trong các lĩnh vực như nông nghiệp và công nghiệp, thực phẩm và đồ uống, viễn thông và khách sạn vẫn còn dư địa để tăng trưởng đầu tư và hợp tác, có thể thúc đẩy hơn nữa các cơ hội thương mại.
Nguồn: Báo Công Thương
22/ FDI: nhà đầu tư muốn hoạt động không dừng
Ông Choi Joo Ho – Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam cho biết: Samsung đã chính thức đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư trên 17,7 tỷ USD. Hiện Samsung Việt Nam đang vượt qua vai trò cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu. “Chúng tôi đang xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển riêng Samsung tại Hà Nội với quy mô lên tới 220 triệu USD, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển trung và dài hạn … Samsung Việt Nam không thay đổi chiến lược kinh doanh do đại dịch Covid-19. Chúng tôi đang liên tục mở rộng đầu tư.”, ông Choi Joo Ho nói.
Gần đây có nhiều ảnh hưởng tiêu cực do Covid-19, tuy nhiên về lâu dài, Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn. Đặc biệt, Nghị quyết chiến lược đổi mới số 105 gần đây là một tin vui đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam đề xuất: “Dù trong bất cứ hoàn cảnh bất thường nào thì dây chuyền sản xuất của các nhà máy cũng không dừng hoạt động và vẫn vận hành theo đúng phương châm hướng dẫn chuẩn và lộ trình đã được định sẵn. Ngoài ra, nếu các tỉnh nơi tập trung chủ yếu các khu công nghiệp có thể thống nhất được một phương châm chuẩn về phòng dịch để việc lưu thông vận chuyển người và hàng hóa được diễn ra thuận lợi thì có thể giảm thiểu thiệt hại trong các tình huống bất thường như dịch bệnh Covid-19“.
Nền tảng Việt Nam vững chắc
Khẳng định nhà đầu tư FDI vẫn tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế Việt Nam, bà Dorsati Mandani, chuyên gia kinh tế cao cấp WB tại Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia tăng trưởng tốt trong khi phần lớn các quốc gia khác suy giảm kinh tế nghiêm trọng.
Bà Dorsati Mandani chia sẻ thêm: Một tập đoàn sản xuất lương thực toàn cầu đã thông báo rằng họ đang đầu tư 180 triệu USD nữa vào Việt Nam vì tin tưởng vào triển vọng kinh tế của Việt Nam.
Chuyên gia cao cấp của WB nhận định: Chính phủ đang làm việc tích cực để ngăn chặn dịch bệnh trong khi vẫn nỗ lực bảo đảm các hoạt động kinh tế, đặc biệt là một sự chuyển dịch quan trọng trong chiến lược “thích ứng an toàn linh hoạt với Covid-19”.
Nguồn: Báo điện tử VOV
23/ Việt – Australia: khó khăn trong thương mại song phương
Kim ngạch thương mại hai chiều hai nước trong 8 tháng đầu năm đã đạt được con số ấn tượng – hơn 8 tỷ USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Australia trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam đang nhập siêu từ Australia.
Phát biểu tại cuộc họp, bà Lê Hoàng Oanh – Vụ trưởng Vụ thị trường Á – Phi – nhận định: “Hai nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa thúc đẩy thương mại song phương phát triển theo hướng cân bằng và bền vững hơn”.
Mặc dù đã đề xuất về việc mở cửa thị trường nông sản Australia đối với các sản phẩm của Việt Nam từ kỳ họp năm 2020 và cũng đã được bộ trưởng hai nước trao đổi nhiều lần, việc xuất khẩu các mặt hàng như tôm tươi nguyên con, trái cây tươi, chanh leo vẫn chưa có tiến triển cụ thể. Nguyên nhân được cho là phía Australia hiện vẫn chưa hoàn thành trong việc đánh giá rủi ro về kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo và chưa hoàn tất đánh giá công nghệ sản xuất tôm an toàn, dịch bệnh để nhập khẩu các mặt hàng này.
Bên cạnh đó, Việt Nam mong muốn sớm hoàn tất quá trình mở cửa thị trường chanh leo cho Việt Nam và tiến tới mở cửa các mặt hàng khác như chôm chôm, vú sữa.
Một vấn đề đáng lưu ý khác là việc hoa lưu ly thấp cành của Việt Nam sang Australia đang gặp khó khăn do sự khác biệt giữa hai nước về quy định chất gọi là glyphosate trong xử lí tiền nảy mầm nhằm triệt tiêu khả năng nhân giống của hoa tươi trước khi nhập khẩu vào Australia. Việt Nam đã loại bỏ chất này khỏi danh mục chất bảo vệ thực vật sử dụng tại Việt Nam từ ngày 30/6/2021 để phù hợp với môi trường và sức khoẻ con người Việt Nam.
Trong lĩnh vực đầu tư, hai bên cùng thông nhất sẽ thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện có nhu cầu đầu tư vào Úc trong các lĩnh vực nói trên. Việt Nam đã đề nghị được cung cấp thông tin và quy định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực và tài nguyên và được phía Australia đồng tình.
Nguồn: Báo Công Thương
24/ Kiên trì tiếp cận thị trường rau, quả Hoa Kỳ
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, đây là thị trường nhập khẩu (NK) đầy tiềm năng đối với rau, quả Việt Nam. Trước hết, thị trường này có tới 332 triệu khách hàng với thu nhập đầu người cao và xu hướng ẩm thực ngày càng chú trọng thành phần rau, quả. Đáng chú ý, cộng đồng gần 3 triệu kiều bào, hơn 30 nghìn lưu học sinh.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chính thức được cấp phép XK 6 loại quả tươi sang Hoa Kỳ gồm: Xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Các loại quả khác có thể được XK ở dạng đông lạnh hoặc sản phẩm chế biến.
Xây dựng thương hiệu
Tuy nhiên, cũng gặp không ít khó khăn như chi phí vận chuyển, bảo quản cao. Trong khi ta còn phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được trồng ngày càng nhiều tại các bang như Florida, California, hay tại Mexico và các nước Nam Mỹ.
Để gia tăng XK rau, quả vào thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ khuyến nghị, các DN trong nước nên phối hợp với nhà NK, phân phối tại Hoa Kỳ nghiên cứu phương thức thanh toán linh hoạt, hỗ trợ chia sẻ rủi ro, nhất là giai đoạn đầu tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, xem xét việc liên kết, đầu tư kho lạnh để lập trung tâm phân phối hàng Việt Nam tại một cảng NK lớn ở Bờ Tây, sau có thể mở thêm tại Bờ Đông hoặc phía Nam, với quy mô đủ lớn, phục vụ nhiều nhóm hàng. Việc này sẽ giúp giảm chi phí, tạo thế chủ động cho các DN đưa hàng ra thị trường. Đồng thời, các DN XK chủ động cập nhật, thường xuyên cung cấp thông tin, chủ động khai mở, tạo cơ hội thị trường.
Về lâu dài, các DN cần kiên trì tiếp cận các chuỗi phân phối lớn, hướng tới cung cấp sản phẩm hữu cơ và sản phẩm chế biến, như vậy mới đảm bảo chi phí cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu đa dạng, quanh năm.
Nguồn: Báo Công Thương
25/ EVFTA : tự chủ nguồn cung nguyên liệu thủy sản nội địa là chìa khóa
Theo EVFTA, muốn được hưởng ưu đãi thuế quan, thuỷ sản của Việt Nam phải đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định này và được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 theo EVFTA. Phát triển nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước để đáp ứng quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA Trong 6 tháng đầu năm 2021, khoảng 69,5% trị giá thủy sản xuất khẩu sang EU là có sử dụng C/O mẫu EUR.1. Con số này là một kết quả tương đối khả quan đối với ngành thủy sản khi Việt Nam mới thực hiện Hiệp định EVFTA chưa đầy một năm.
Xét về tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu có C/O ưu đãi trong tổng kim ngạch xuất khẩu, cá tra (cá da trơn) có tỷ lệ sử dụng C/O cao nhất, đạt 50,3 triệu USD, chiếm 87% kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU2 (57,8 triệu USD) trong 6 tháng đầu năm 2021. Tiếp đến là tôm với kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt 196,3 triệu USD, chiếm 76,9% kim ngạch xuất khẩu tôm3 sang EU (255,2 triệu USD). Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá ngừ4 của Việt Nam sang EU có sự gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2021 (đạt 71,6 triệu USD), tỷ lệ sử dụng C/O mẫu EUR.1 đối với mặt hàng này vẫn khiêm tốn, đạt 20 triệu USD, chiếm 27,9%Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá ngừ4 của Việt Nam sang EU có sự gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2021 (đạt 71,6 triệu USD), tỷ lệ sử dụng C/O mẫu EUR.1 đối với mặt hàng này vẫn khiêm tốn, đạt 20 triệu USD, chiếm 27,9%.
Hiệp định EVFTA yêu cầu sản phẩm thủy sản phải có xuất xứ thuần túy từ Việt Nam hoặc sử dụng nguyên liệu có xuất xứ thuần túy được nhập khẩu từ EU. Điều này có nghĩa là nguyên liệu thủy sản dùng cho thủy sản sơ chế hoặc chế biến phải được nuôi dưỡng, thu hoạch hoặc đánh bắt tại Việt Nam hoặc nhập khẩu có xuất xứ từ EU.
Trong khi đó, nguồn nguyên liệu cho thủy sản chế biến hiện nay của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt là tôm.
Theo thống kê của Cơ quan quan sát thị trường thủy sản châu Âu (EUMOFA), kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ các nước ngoài khối của EU đạt 27,21 tỷ Euro trong năm 2019 với sản lượng nhập khẩu lên đến 6,34 triệu tấn. Trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm 4% trong thị phần nhập khẩu thủy sản tại EU với mặt hàng nhập khẩu chính là tôm.
Với cam kết giảm thuế về 0% cho các mặt hàng thủy sản (trong đó có tôm) của EU dành cho Việt Nam trong Hiệp định EVFTA, thủy sản xuất khẩu nói chung và tôm xuất khẩu nói riêng của Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế quan và do đó có thể điều chỉnh giá cạnh tranh hơn trong thời gian sắp tới.
Nguồn: Bộ Công Thương
26/ EU điều chỉnh ưu đãi thuế quan GSP mới (2024-2034)
Ủy ban châu Âu gần đây đã thông qua đề xuất lập pháp cho Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu (GSP) cho giai đoạn 2024-2034.
Quy định GSP là một công cụ thương mại đơn phương nhằm xóa bỏ hoặc giảm thuế nhập khẩu vào EU đối với các sản phẩm từ các nước có thu nhập thấp dễ bị tổn thương, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững và sự tham gia của các nước này vào nền kinh tế toàn cầu.
Khung GSP mới tăng cường khả năng của EU trong việc sử dụng các ưu đãi thương mại để tạo ra các cơ hội kinh tế và thúc đẩy phát triển bền vững. Khuôn khổ hiện đại hóa cũng mở rộng cơ sở để rút lại các ưu đãi GSP của EU trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống.
Ngoài các công ước về nhân quyền và lao động cốt lõi đã được đề cập, đề xuất GSP mới kết hợp các công ước về môi trường và quản trị tốt. Đề xuất mới cải thiện hơn nữa kế hoạch hiện tại bằng cách đảm bảo một quá trình chuyển đổi suôn sẻ cho tất cả các quốc gia sắp ra khỏi trạng thái nước kém phát triển (LDC) trong thập kỷ tới. Các nước này có thể đăng ký thỏa thuận khuyến khích đặc biệt về phát triển bền vững và quản trị tốt (GSP +) nếu họ cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững mạnh mẽ và do đó có thể duy trì các ưu đãi thuế quan hào phóng để tiếp cận thị trường EU.
Đề xuất mới mở rộng danh sách các công ước quốc tế cần tuân thủ bằng cách bổ sung hai công cụ nhân quyền bổ sung về quyền của người khuyết tật và quyền của trẻ em, hai công ước về quyền lao động về thanh tra lao động và đối thoại ba bên, và một công ước quản trị về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Chương trình mới cũng đề xuất thiết lập một khuôn khổ được xác định rõ ràng cho những nước thụ hưởng GSP + hiện tại để thích ứng với các yêu cầu mới, đưa ra một giai đoạn chuyển tiếp thích hợp và yêu cầu trình bày các kế hoạch thực hiện.
Đề xuất mới đặt ra ngưỡng chung ưu đãi ở mức 47% và ngưỡng dệt may là 37%, giảm so với mức 57% và 47,2% hiện có lần lượt để tạo thêm không gian cho các nước đang phát triển nghèo hơn.
Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu hiện sẽ thảo luận về đề xuất này. Quy định GSP hiện tại sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2023. Sau khi được thông qua, quy định GSP mới sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2024.
Nguồn: Báo Công Thương
27/ Thúc đẩy hợp tác Việt và Sing trong bối cảnh mới
Việt Nam cũng mong Singapore có thể chia sẻ và tổ chức các chương trình đào tạo cho doanh nghiệp Việt Nam về cách quản trị doanh nghiệp và phương cách kinh doanh tốt giống như các doanh nghiệp Singapore. Nếu các doanh nghiệp tương đồng về cách làm việc, hai bên sẽ hợp tác phát triển tốt hơn“, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công khẳng định. 
Đồng tình với quan điểm của Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, Đại sứ Singapore tại Việt Nam đã gửi lời chúc mừng Chủ tịch trên cương vị mới, cũng như bày tỏ sự vui mừng khi tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đã bớt căng thẳng, mở ra cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp hai bên.
Theo Đại sứ Singapore Jaya Ratnam, Singapore ủng hộ chính sách mục tiêu kép của Việt Nam. Mặc dù cả hai nước đều đặt mục tiêu phục hồi kinh tế và mở cửa dù chịu áp lực của đại dịch Covid-19, tuy nhiên hai chính phủ đều rất cẩn trọng và muốn bảo vệ cho sức khỏe của người dân và doanh nghiệp.
Cụ thể, với lĩnh vực kinh tế số, ngài Đại sứ đề nghị cần phải có sự tham gia tích cực của cả 3 bên: Chính phủ, Doanh nghiệp và Người dân. Trong đó, người dân và doanh nghiệp là những người biết cụ thể những khó khăn họ gặp phải và đưa ra ý tưởng để Chính phủ xem xét, tìm cách tháo gỡ, giải quyết vấn đề tồn đọng.
Về lĩnh vực cơ sở hạ tầng bền vững. Đại sứ Singapore mong muốn hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy cơ sở hạ tầng bền vững. Singapore có những ngân hàng lớn, có những công ty kỹ thuật hàng đầu trong và ngoài nước, có những nhà tư vấn, góp ý kiến chiến lược như ADB … Singapore sẵn sàng giúp Việt Nam trong lĩnh vực này.
Đại sứ Singapore cho biết, trong thời gian tới, Đại sứ quán sẽ cùng trao đổi với ông Douglas Foos, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam -Singapore (VSBC) của Singapore, đồng thời là Phó Chủ tịch của Liên đoàn doanh nghiệp Singapore (SBF) để VCCI và SBF thúc đẩy các hoạt động của VSBC cũng như xây dựng nền tảng số cho các hoạt động doanh nghiệp hai nước.
Nguồn: Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp
BSA Tổng hợp
Sagrifood: Giá sốc thịt heo VietGAP