Bản tin hội nhập, từ 30/7 – 5/8/2021

126
1/ Chứng khoán Châu Á ì ạch trước tình hình dịch bệnh / Sản lượng lúa mì giảm mạnh tại Bắc Mỹ do khô hạn
  • 5 tháng 8, chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ, với chỉ số KOSPI giảm nhẹ dưới 1 điểm %. Ngay người khổng lồ Samsung cũng giảm 0.6%. Song song đó, chứng khoán Nhật Bản cũng chỉ nhích nhẹ them 0.34 điểm % dựa trên doanh thu trên đà tăng trưởng tốt của các tập đoàn. Đợt Covid-19 thứ 4 với biến chủng Delta làm dấy lên mối lo ngại về triển vọng kinh tế khu vực Châu Á, đặc biệt là ở những nước kém và đang phát triển như Indonesia, Philippines, và Thái Lan, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, lây nhiễm cao, cũng như thiếu điều kiện trang thiết bị để đối phó với dịch bệnh.
  • Ngày 5 tháng 8, đợt nóng và khô hạn kéo dài cũng như nhu cầu tiêu dung dần tăng trở lại, khiến cho tình trạng thiếu hụt lúa mì (bánh mì) là khó tránh khỏi. Cuối năm rồi, giá bánh mì tại Canada đã tăng 6.5 điểm % và dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Dự kiến sản lượng lúa mì của Bắc Mỹ sẽ hụt khoảng 1/3 so với cùng kỳ cũng những năm trước thềm đại dịch. Kéo đến sự tăng giá lúa mì ở những quốc gia như Anh và thuộc liên minh Châu Âu, vốn thường nhập một lượng lớn lúa mì từ đây. Đây là điệu kiện cho các nhà nhập khẩu lúa mì từ Trung Quốc, Nga, và Úc; những nơi có điều kiện khí hậu còn thuận lợi.
Nguồn: Reuters
2/ Xuất khẩu sang Pháp tăng trưởng trở lại
Thương vụ Việt Nam tại Pháp dẫn số liệu của Hải quan Pháp cho hay, tổng kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Pháp (tính theo giá CIF) trong 5 tháng năm 2021 đạt hơn 2,21 tỷ euro, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2020 (1,92 tỷ euro). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 484,7 triệu euro (tăng 33,3% so cùng kỳ);  máy móc, thiết bị viễn thông đạt 392,6 triệu euro (giảm 6,0% so cùng kỳ); quần áo thể thao đạt 145,9 triệu euro (tăng 14,2% so cùng kỳ); quần áo lót đạt 108,8 triệu euro (tăng 17,9% so cùng kỳ);  máy tính và thiết bị đạt 98 triệu euro (tăng 5,6% so cùng kỳ); quần áo và phụ kiện khác đạt 65,6 triệu euro (giảm 0,6% so cùng kỳ); đồ gỗ nội thất đạt 58,5 triệu euro (tăng 20,8% so cùng kỳ)…
Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2021 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đang lấy lại được đà tăng trưởng mạnh nhờ sức tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng truyền thống như: Giày dép, dệt may, đồ gỗ, đồ nội thất, thiết bị dân dụng…
Có thể thấy, xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam trong 5 tháng năm 2021 cũng có sự gia tăng nhờ sự hồi phục của xuất khẩu nhóm hàng động cơ hàng không. Đồng thời, các nhóm hàng có thế mạnh khác của Pháp như nước hoa và sản phẩm vệ sinh, sản phẩm sữa và phô-mai, rượu vang đều đạt được sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2020.
Source: Bộ Công Thương

3/ Việt – Singapore: tăng cường hợp tác nông sản, thực phẩm chế biến qua FTA
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Singapore là một nước không có nền nông nghiệp, nhưng thực phẩm chế biến vẫn là một trong Top 10 sản phẩm có tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của Singapore. Hàng năm, Singapore xuất khẩu ra thế giới trung bình khoảng 8 tỷ USD giá trị hàng thực phẩm chế biến.
Trong khi đó, các FTA giữa EU và UK với Singapore có nội dung cam kết mở cửa cho các thực phẩm chế biến tại Singapore với mức hạn ngạch miễn thuế vào các thị trường này lần lượt là 1.250 tấn và 350 tấn. Tuy nhiên, kể từ khi ký FTA với EU, Singapore hầu như vẫn chưa tận dụng được các mức hạn ngạch này. Vì vậy, các cơ quan và doanh nghiệp Singapore đang rất quan tâm tìm cách thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm chế biến để khai thác hạn ngạch, thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung cấp nông sản thô từ Việt Nam.
Ngoài ra, hiện nay, trong ASEAN, Singapore và Việt Nam là hai nước cùng đã ký kết FTA với EU và UK. Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam và Singapore có thể tận dụng từ các FTA đã ký kết để tăng cường hợp tác, đặc biệt là tận dụng nguyên tắc xuất xứ để phối hợp sản xuất OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc), cùng khai thác thương hiệu và mạng lưới đối tác nhập khẩu, phát triển các cơ chế hợp tác logistics và thương mại điện tử cho lĩnh vực thực phẩm chế biến để cùng thâm nhập thị trường EU và UK.
Kể từ khi FTA Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã đạt mức tăng trưởng khoảng 18% (giai đoạn tháng 8/2020 – 6/2021). Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường UK cũng đạt mức tăng trưởng ngoạn mục thời gian gần đây. Đối với nông sản, thực phẩm chế biến, xuất khẩu nhóm hàng này chiếm khoảng 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU và UK (tương đương khoảng gần 3 tỷ USD/năm).
Source: Báo Công thương
4/ Cách mạng 4.0 giúp ngành gỗ nâng cao cạnh tranh
Trong nhiều năm qua, ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển mạnh nhờ vào nguồn nhân công dồi dào và chi phí thuê nhân công
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong năm 2020 đạt 12,37 tỷ USD, tăng 16,2% so với năm 2019. Tiếp đà tăng trưởng năm 2020, trong 5 tháng đầu năm 2021 ngành gỗ bứt phá, đạt 6,62 tỷ USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2020. 
Đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp ngành gỗ thay đổi về tư duy để cập nhật những kiến thức mới đáp ứng yêu cầu; đồng thời, nâng cấp các trang thiết bị máy móc tự động và công nghệ để phù hợp với cuộc cách mạng 4.0 để đón đầu những lợi thế mà cuộc cách mạng này đem lại. 
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự…, từ đó từng bước tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng, trực tiếp góp phần giúp nâng cao năng suất. 
Đổi mới công nghệ bao gồm cả việc thay thế các công nghệ cũ, gây lãng phí trong sử dụng nguyên liệu, cũng như thay đổi cách vận hành quản lý công nghệ trong các nhà xưởng. Nâng cao năng suất của ngành gỗ đòi hỏi việc giảm nguồn lao động có chất lượng thấp tham gia trong sản xuất, thay thế bằng nguồn lao động có chất lượng cao; giảm số lượng lao động trực tiếp, thay thế bằng công nghệ, máy móc. Để tiến tới tự động hóa là doanh nghiệp phải sản xuất chuyên một sản phẩm nào đó.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang làm quá nhiều mẫu mã, mẫu mã thay đổi liên tục sản xuất quá nhiều mặt hàng. Điều này không hiệu quả, khi đơn hàng ổn định, số lượng lớn, sản phẩm ít thay đổi thì doanh nghiệp có thể hướng đến chuyên môn hóa và tự động hóa. Tự động hóa diễn ra khi doanh nghiệp định hướng được dòng sản phẩm sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Ví dụ tại Mỹ, hầu hết hàng nội thất đã được modul hóa, thống nhất chặt chẽ về quy chuẩn sản phẩm giữa nhà thiết kế – nhà sản xuất – nhà phân phối.
Ngoài thị trường xuất khẩu chính là châu Âu và Mỹ, doanh nghiệp gỗ cần hướng đến thị trường Đông Nam Á với dân số hơn 600 triệu người. Thị trường cho ngành gỗ Việt Nam là rất lớn. Làn sóng dịch chuyển thị trường sản xuất đồ gỗ đến Việt Nam ngày càng mạnh, nhưng Việt Nam chỉ mới khai thác cơ hội gia công, còn nhiều giá trị chưa khai thác, đó là thiết kế, thương hiệu, thương mại. Do đó, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cũng như trang bị thêm công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh. Nhất là khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn biến mạnh mẽ, những công nghệ chế biến, sản xuất gỗ liên tục được cho ra đời. 
Các doanh nghiệp cần phải tiếp cận nhanh mới có thể tăng tốc và phát triển bền vững ngành gỗ trong thời gian tới. 
Những lợi ích khi áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất: 
+ Sản xuất nhanh hơn, giảm thiểu tối đa nhân công, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn. 
+ Các doanh nghiệp không còn phải lệ sản phẩm tăng, tiết kiệm được nguồn lực, doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp ngành gỗ thay đổi về tư duy để cập nhật những kiến thức mới đáp ứng yêu cầu; đồng thời, nâng cấp các trang thiết bị máy móc tự động và công nghệ để phù hợp với cuộc cách mạng 4.0 để đón đầu những lợi thế mà cuộc cách mạng này đem lại. 
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự…, từ đó từng bước tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao năng suất. 
Đổi mới công nghệ bao gồm cả việc thay thế các công nghệ cũ, gây lãng phí trong sử dụng nguyên liệu, cũng như thay đổi cách vận hành quản lý công nghệ trong các nhà xưởng. Nâng cao năng suất của ngành gỗ đòi hỏi việc giảm nguồn lao động có chất lượng thấp tham gia trong sản xuất, thay thế bằng nguồn lao động có chất lượng cao; giảm số lượng lao động trực tiếp, thay thế bằng công nghệ, máy móc.
Để tiến tới tự động hóa là doanh nghiệp phải sản xuất chuyên một sản phẩm nào đó. Các doanh nghiệp Việt Nam đang làm quá nhiều mẫu mã, mẫu mã thay đổi liên tục sản xuất quá nhiều mặt hàng. Điều này không hiệu quả.
Tự động hóa diễn ra khi doanh nghiệp định hướng được dòng sản phẩm sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. Ví dụ tại Mỹ, hầu hết hàng nội thất đã được modul hóa, thống nhất chặt chẽ về quy chuẩn sản phẩm giữa nhà thiết kế – nhà sản xuất – nhà phân phối. 
Các doanh nghiệp cần phải tiếp cận nhanh mới có thể tăng tốc và phát triển bền vững ngành gỗ trong thời gian tới. Những lợi ích khi áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất: 
+ Sản xuất nhanh hơn, giảm thiểu tối đa nhân công, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn. 
+ Các doanh nghiệp không còn phải lệ thuộc vào nhân công. 
+ Trong những môi trường làm việc nguy hiểm, con người không phải xuất hiện nên giảm tỉ lệ tai nạn trong lao động. 
+ Kiểm soát được sản phẩm từ nguyên vật liệu cho đến khi hoàn thành và chuyển đến tay người tiêu dùng 
+ Đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các thành phẩm 
+ Các công ty sẽ giảm chi phí, tăng thị phần, lợi nhuận. 
Điều này chỉ có thể thực hiện được đối với việc sản xuất các sản phẩm mang tính chất đồng bộ cao. Đổi mới công nghệ bao gồm cả đổi mới về thiết kế, mẫu mã sản phẩm. Đây là một trong những điểm yếu của ngành chế biến gỗ của Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam hạn chế trong tương tác với thị trường tiêu thụ đồ gỗ của Việt Nam, về nhu cầu, thị hiếu, kiểu dáng mẫu mã, các thay đổi của thị trường. Điều này hạn chế khả năng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. 
Thông tin về nhu cầu và thị hiếu của thị trường là điều quan trọng cho doanh nghiệp trong việc quyết định đổi mới. Để các doanh nghiệp tiếp cận với các thông tin này không chỉ đòi hỏi nỗ lực của bản thân doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý và các Hiệp hội. Công nghệ thay đổi dẫn đến cách thức bán hàng, sản xuất cũng phải thay đổi theo. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thay đổi cách thức và tư duy bán hàng.
Source: Bộ Công Thương
5/ Hoa Kỳ sẽ không hạn chế thương mại nào đối với hàng hóa của Việt Nam
Ngày 24/7/2021, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã chính thức ban hành kết luận của vụ việc điều tra theo Mục 301 Đạo luật Thương mại 1974 về các hành vi, chính sách và thực tiễn áp dụng của Việt Nam liên quan đến vấn đề định giá thấp tiền tệ, theo đó trên cơ sở những giải pháp thỏa đáng, đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra như đã nêu tại Thỏa thuận đạt được ngày 19/7/2021 giữa Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, USTR sẽ không ban hành bất kỳ biện pháp hạn chế thương mại nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. 
Đây cũng là bước đi tích cực tiếp theo thoả thuận đạt được ngày 19/7 giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính Hoa Kỳ, là kết quả của quá trình đối thoại thực chất và thiện chí của cả hai bên nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quan hệ kinh tế song phương, hướng tới xây dựng quan hệ ổn định và bền vững, có lợi cho cả hai nước trên tinh thần Đối tác toàn diện.
Trong thời gian qua, với vai trò Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ (TIFA), Bộ Công Thương đã phối hợp cùng với các Bộ ngành Việt Nam đã thúc đẩy hoạt động đối thoại chính sách thông qua cơ chế của Hội đồng TIFA đạt được nhiều kết quả thực chất. 
Kể từ sau cuộc họp cấp Chủ tịch vào tháng 10/2019, dưới sự chỉ đạo mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ ngành của Việt Nam đã phối hợp tích cực với phía Hoa Kỳ nỗ lực xử lý nhiều vấn đề, đem lại kết quả cụ thể, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động trao đổi thương mại song phương. 
Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, hai bên cùng có lợi.
Source: Bộ Công Thương
6/ Thay đổi thời hạn và phương thức kiểm tra tại nguồn năm 2021 đối với sản xuất thực phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới, trong năm 2021, Hàn Quốc tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào Hàn Quốc thực hiện hoạt động kiểm tra tại nguồn qua hình thức trực tuyến cho Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS). 
Đây là hình thức kiểm tra lâm thời thay thế cho hoạt động kiểm tra tại hiện trường do các chuyên gia MFDS thực hiện định kỳ.
Ngày 15 tháng 7 năm 2021, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã có thông báo về việc thay đổi thời hạn và phương thức kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra trong năm 2021. Cụ thể: 
– Thời hạn hoàn thành hồ sơ: ngày 30 tháng 8 năm 2021.
– Phương thức nộp hồ sơ: các doanh nghiệp có tên trong danh sách kiểm tra nộp hồ sơ tại cổng trực tuyến:  https://impfood.mfds.go.kr.
Bộ Công Thương thông báo để các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị và hoàn thiện các bước kiểm tra theo yêu cầu của MFDS nhằm đảm bảo hoạt động xuất khẩu sản phẩm thực phẩm sang Hàn Quốc được liên tục, thông suốt.
Source: Bộ Công Thương
7/ Anh nhập hàng hóa Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục
Kể từ khi EVFTA có hiệu lực đến nay, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã đạt mức tăng trưởng khoảng 18% (giai đoạn 8/2020 đến 6/2021). Nhập khẩu của UK từ Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng ngoạn mục thời gian gần đây.
Hiện nay, trong ASEAN, Singapore và Việt Nam là hai nước cùng đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTAs) với Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh (UK). Kể từ khi EVFTA có hiệu lực đến nay, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã đạt mức tăng trưởng khoảng 18% (giai đoạn 8/2020 đến 6/2021).
Xuất khẩu nông sản và thực phẩm chế biến hiện chiếm khoảng 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU và UK (tương đương khoảng gần 3 tỷ USD/năm). Nhóm sản phẩm này còn có dư địa tăng trưởng tốt, có thể nâng giá trị xuất khẩu lên gấp đôi từ nay đến 2025 nếu các doanh nghiệp Việt Nam khai thác được các lợi thế, tăng cường đầu tư chế biến sâu và quảng bá thương hiệu ở nước ngoài.
Kinh nghiệm của Singapore cho thấy, là một nước không có nền nông nghiệp thế nhưng thực phẩm chế biến vẫn là một trong Top 10 sản phẩm có tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của Singapore. Hàng năm, Singapore xuất khẩu ra thế giới trung bình khoảng 8 tỷ USD giá trị hàng thực phẩm chế biến.
Trong FTAs giữa EU và UK với Singapore có nội dung cam kết mở cửa cho các thực phẩm chế biến tại Singapore với mức hạn ngạch miễn thuế vào các thị trường này lần lượt là 1.250 tấn và 350 tấn. Tuy nhiên, kể từ khi ký FTAs với EU, Singapore hầu như vẫn chưa tận dụng được các mức hạn ngạch này. Các cơ quan và doanh  nghiệp Singapore đang rất quan tâm tìm cách thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm chế biến để khai thác hạn ngạch, thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung cấp nông sản thô từ Việt Nam.
Bên cạnh đó, tận dụng nguyên tắc xuất xứ để phối hợp sản xuất OEM, cùng khai thác thương hiệu và mạng lưới đối tác nhập khẩu, phát triển các cơ chế hợp tác logistics và thương mại điện tử cho lĩnh vực thực phẩm chế biến để cùng thâm nhập thị trường EU và UK là những triển vọng lớn hơn mà các doanh nghiệp Việt Nam và Singapore có thể tận dụng từ các FTAs đã ký kết để tăng cường hợp tác.
Nằm trong chuỗi nỗ lực phổ biến lợi ích của FTAs đến các doanh nghiệp và các cơ hội đầu tư kinh doanh mới, Hội thảo “Hiểu về FTAs để tiếp cận thị trường EU và Vương quốc Anh – Những cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Singapore và Việt Nam” là sự kiện thứ ba Thương vụ Việt Nam tại Singapore tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Singapore và các doanh nghiệp đa quốc gia đóng tại Singapore.
Source: Bộ Công Thương
8/ IMF hạ dự báo tăng trưởng của ASEAN
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố dự báo tăng trưởng toàn cầu vào ngày 27/7. Quỹ này duy trì dự báo tăng trưởng toàn cầu 6% trong năm 2021. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra tình trạng phục hồi không đồng đều giữa các nhóm nước giàu và đang phát triển. Trong đó, nhóm ASEAN – 5 gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam bị hạ dự báo tăng trưởng xuống còn 4,3%.
“Gần 40% dân số ở các nền kinh tế phát triển đã được tiêm phòng đầy đủ, so với con số 11% ở các nền kinh tế thị trường mới nổi và tỉ lệ rất thấp tại các quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp”, bà Gita Gopinath – Nhà kinh tế trưởng của IMF – cho biết trong tuyên bố kèm theo báo cáo.
Theo bà Gita Gopinath, tỷ lệ tiêm chủng đang tăng nhanh hơn dự kiến và tốc độ hồi phục cũng được đẩy nhanh hơn giúp các quốc gia có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Tuy nhiên một số quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ, đang gặp khó khăn để tiếp cận với vaccine, cùng với đó là các đợt bùng dịch Covid-19 mới khiến dự báo tăng trưởng bị hạ thấp.
Dự  báo tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ bị hạ xuống 9,5%, giảm 3 điểm phần trăm do quốc gia này đang phải vật lộn với làn sóng dịch bệnh lớn. Trung Quốc cũng bị hạ 0,3 điểm phần trăm xuống 8,1%. Theo IMF, quốc gia này đang giảm quy mô đầu tư công và các biện pháp hỗ trợ tài chính tổng thể.
Mặc dù một số quốc gia thị trường mới nổi như Brazil và Mexico có thể sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong năm nay, các nước đang phát triển là nhóm nước đang tụt lại sau và gặp khó khăn trong việc phục hồi về các mức trước đại dịch.
IMF cũng hạ dự báo triển vọng đối với Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam – nơi đang phải hứng chịu đợt bùng dịch mới. Dự báo cho nhóm ASEAN-5 đã giảm 0,6 điểm xuống 4,3%. Quỹ này cũng dự báo các nền kinh tế mới nổi của châu Á sẽ tăng trưởng khoảng 7,5% trong năm nay, giảm 1,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4.
Theo IMF, các nền kinh tế trên toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, bao gồm sự xuất hiện của biến thể Covid-19 mới, dễ lây lan, khiến các quốc gia phải áp đặt lệnh hạn chế di chuyển và các lệnh khiến hoạt động kinh tế bị trì trệ.
Nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath cho rằng, sự xuất hiện của các biến thể có khả năng lây nhiễm cao có thể cản trở quá trình phục hồi và khiến GDP toàn cầu thiệt hại 4.500 tỷ USD vào năm 2025.
IMF cũng đang hối thúc kế hoạch chi 50 tỷ USD để kết thúc đại dịch, thông qua phân phối vaccine và giải quyết các nhu cầu cấp bách ở các nước thu nhập thấp.
Source: Báo Công thương

9/ Điểm sáng và tối trong nền kinh tế Việt Nam
Đánh giá về tình hình kinh tế – xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm vừa được Tổng cục Thống kê báo cáo, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia tài chính – ngân hàng cho biết, kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm cũng có một số điểm sáng và điểm tối.
Điểm sáng “nâng đỡ” nền kinh tế
Theo TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia tài chính – ngân hàng, kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm cũng có một số điểm sáng và điểm tối.
Cụ thể, thứ nhất, mặc dù dịch bệnh thế giới và Việt Nam diễn biến rất phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Chúng ta không trong bối cảnh như Indonesia, Ấn Độ hay nhiều nước khác. Cùng với đó, chính sách tiêm vắc xin Covid-19 được Chính phủ và Quốc hội quan tâm nhiều hơn và đang đẩy mạnh triển khai.
Thứ hai, về vấn đề lạm phát, trong bối cảnh thế giới, giá cả hàng hóa tăng tương đối nhanh nhưng lạm phát vẫn được kiềm chế tốt so với trước. 6 tháng đầu năm tăng 1,64% so với cùng kỳ.
“Theo đà này, chúng tôi dự báo cả năm nay, lạm phát bình quân sẽ ở mức khoảng 3%. Giá cả thế giới tăng nhanh nhưng lực cầu yếu, vòng quay đồng tiền còn tương đối chậm” – TS. Cấn Văn Lực nói.
Về một số lĩnh vực cụ thể, TS. Cấn Văn Lực cho biết, thương mại, xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng tương đối tốt. Xuất khẩu tháng 7 giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng tính 7 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 26%, nhập khẩu tăng 35%.
Về vấn đề tỷ giá và lãi suất, tỷ giá rất ổn định, lãi suất đang trên đà giảm tương đối tích cực.
Thách thức, rủi ro vẫn khiến bức tranh kinh tế có nhiều điểm tối
Thách thức về dịch bệnh, chiến tranh thương mại, rủi ro về thiên tai, lũ lụt, ngoài ra là rủi ro về bong bóng tài sản, bất ổn tài chính toàn cầu.
Trong nội bộ, lĩnh vực tiêu dùng bị ảnh hưởng vô cùng tiêu cực. Tiêu dùng tháng 7 giảm 8,3% so với tháng trước, giảm gần 20% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ chỉ tăng 0,7%. Trước dịch, tổng mức bán lẻ tăng từ 8-10% bởi sức cầu rất yếu. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng rất chậm, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng chỉ 2,2% so với cùng kỳ. Trước đây, mức này thông thường tăng 9-10%. Cùng với đó, mô hình sản xuất “3 tại chỗ” đang gặp rất nhiều trục trặc và trở ngại.
Về vốn FDI, chúng ta hy vọng về dịch chuyển vốn đầu tư, nhưng vốn FDI 7 tháng của chúng ta đăng ký giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, trong khi vốn thực hiện tăng gần 4%. Nhìn vào số liệu dịch chuyển từ Trung Quốc, Hồng Kông sang Việt Nam, năm ngoái tăng nhưng sang đến năm nay sự dịch chuyển dòng vốn này đang giảm gần 50%.
Trong khi đó, giải ngân đầu tư công chậm rất rõ rệt. Số lượng doanh nghiệp mới tháng 7 chỉ tăng 0,7%, còn số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động rất đáng chú ý.
Và vì dịch bệnh nên tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế rất chậm chạp, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng lên.
Trong bối cảnh đó, TS. Cấn Văn Lực cho biết: “Chúng tôi cũng đã xây dựng kịch bản: GDP nay đến cuối năm có thể tăng trưởng 5,3-5,5%, lạm phát được dự báo ở mức đâu đó khoảng 3%, lực cầu của chúng ta còn rất yếu”.
Nguồn: Thương trường
10/ “Tạo luồng xanh” để hàng Việt ra biển lớn
Sau sự thành công của các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển năng lực thương mại điện tử qua “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia”, đặc biệt là chương trình hỗ trợ tiêu thụ trên 9.000 tấn vải thiều Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng như công ty VISA đều nhận thấy được những lợi ích khi doanh nghiệp triển khai kinh doanh mặt hàng nông lâm, thủy sản trên môi trường số nói chung và công cuộc số hóa của lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam nói riêng sẽ tạo nên một làn sóng tích cực cho sự phát triển của thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Qua đó, hai bên đều mong muốn có thể lựa chọn những chính sách, hình thức phù hợp để hợp tác điều phối hài hòa giữa thương mại điện tử và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm ứng dụng, triển khai các giải pháp phù hợp về thanh toán trực tuyến cho các doanh nghiệp, hợp tác xã với các sản phẩm nông sản tiềm năng của địa phương trong khuôn khổ Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” tại các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Thông qua những kinh nghiệm triển khai các nền tảng về thanh toán, dữ liệu phân tích hay ứng dụng các công nghệ hiện đại như AI, Cyber source/ email invoice . . ., VISA mong muốn có thể cùng với các Sàn thương mại điện tử đẩy mạnh việc hỗ trợ các giải pháp thanh toán trực tuyến, thuận tiện hơn cho các mặt hàng nông thủy sản ở thời điểm đại dịch diễn biến phức tạp, xây dựng thói quen, hành vi mua sắm trực tuyến của doanh nghiệp hay người tiêu dùng trong tương lai và đặc biệt là mang đến một bước tiến mới trong Chuyển đổi số  lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam, triển khai các giải pháp giúp các doanh nghiệp SMEs/ hợp tác xã đổi mới hình thức quản lý trong doanh nghiệp, đối soát các hoạt động kinh doanh bằng hóa đơn điện tử . . . Đặc biệt, đối với chương trình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam qua thương mại điện tử xuyên biên giới, VISA mong muốn có những sự hợp tác và hỗ trợ cụ thể đối với việc trong việc thúc đẩy ứng dụng thanh toán trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường nước ngoài qua thương mại điện tử.
Nguồn: Bộ Công Thương
11/ Tác động của cách mạng 4.0 tới ngành thủy sản xuất khẩu
Năm 2013 thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đạt 6,69 tỷ USD, đây là mức tăng trưởng khá mạnh so với những năm trước đó. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong những năm sau đó đã phần nào khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục chạm những cột mốc mới. Xuất khẩu thủy sản năm 2014 tăng kỷ lục hơn 1,3 tỷ USD, tăng 16,92% so với năm 2013 đạt 7,83 tỷ USD.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh tới ngành thủy sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành thủy sản và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Cơ hội:
– Tiếp cận với các công nghệ từ nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu.
– Có nhiều cơ hội để phát triển thành ngành thủy sản hiện đại, bền vững, thân thiện và giá trị hơn.
– Áp dụng các công nghệ 4.0 sẽ giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách hơn với các đối tác và khách hàng.
– Cơ quan quản lý dễ dàng theo dõi và truyền đạt các thông tin hoặc các quy định tới các thành phần của ngành như nông dân, ngư dân, công nhân, doanh nghiệp, khách hàng…
– Xây dựng được các cơ sở dữ liệu khoa học, cơ sở thương mại và cơ sử dữ liệu khách hàng, để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu hiệu quả hơn sơ với trước.
Thách thức:
– Sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn khi không kịp thời áp dụng tốt các ứng dụng của cuộc cách mạng 4.0
– Tạo thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách, quản lý và doanh nghiệp trong việc đưa ra những quy định và giải pháp hợp lý, tối ưu.
 – Khả năng dư thừa lao động khi áp dụng công nghệ vào các khâu của ngành thủy sản.
 – Khả năng thích nghi và tiếp thu công nghệ của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao. Lực lượng lao động công nghệ cao ở Việt Nam chưa nhiều. Tuy nhiên thủy sản Việt Nam đã từng bước tiếp cận và áp dụng các ứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những kết quả xuất khẩu thủy sản tốt trong những năm vừa qua.
Ước tính xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 6/2021 đạt 180 nghìn tấn với trị giá 780 triệu USD, tăng 13,89% về lượng và tăng 9,1% về trị giá so với tháng 6/2020, chiếm 3,06% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tính chung nửa đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 983,83 nghìn tấn với trị giá 4,054 tỷ USD, tăng 13,2% về lượng và tăng 12,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 2,58% xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều là những thị trường đang áp dụng những ứng dụng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tốt nhất thế giới. Do vậy việc các doanh nghiệp Việt Nam thích nghi và áp dụng tốt các ứng dụng của cuộc cách mạng
Hầu hết các nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, chỉ có mặt hàng ruốc xuất khẩu giảm. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới phần lớn các thị trường chính trong 5 tháng đầu năm 2021 đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ có xuất khẩu thủy sản tới Trung Quốc có kết quả giảm 6,6%.
Kết quả xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trong tháng 5 và 5 tháng năm 2021 ghi nhận sự chủ động và tích cực trong việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn nửa đầu năm 2021. Đây là điều kiện và động lực để xuất khẩu thủy sản tăng tốc trong giai đoạn nửa cuối năm 2021. Nhận định và dự báo: Trong thời gian tới cuộc cách mạng 4.0 sẽ còn tác động mạnh hơn nữa tới khả năng nuôi trồng, chế biến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Khi các doanh nghiệp không ngừng thay đổi và cải tiến các công nghệ nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Các ứng dụng của cuộc cách mạng 4.0 đối với việc truy nguồn gốc sản phẩm, phân tích dữ liệu tiêu thụ thủy sản ở từng thị trường cho từng sản phẩm đối với từng nhóm khách hàng. Việc vận dụng các ứng dụng của cuộc cách mạng 4.0 cùng với việc kết hợp những lợi thế từ các FTA song phương và đa phương sẽ là cơ sở để thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chạm mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.
Nguồn: Bộ Công Thương
12/ Phát huy “điểm sáng” trong xuất khẩu nông sản
Xuất khẩu nông sản đạt 28,6 tỉ, xuất siêu 3,9 tỉ USD
Xuất khẩu nông sản 7 tháng đạt 28,6 tỉ USD, trong khi nhập khẩu đạt 24,7 tỉ USD. Xuất siêu 7 tháng đã đạt con số ấn tượng: 3,9 tỉ USD, trong khi 7 tháng đầu năm 2021 nhập siêu của cả nước đã lên tới 2,7 tỉ USD.
Như vậy, nông nghiệp đang là “điểm sáng” về xuất khẩu hàng hóa trong 7 tháng đầu năm 2021.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Phùng Đức Tiến, trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông sản đã đạt được kết quả khả quan với tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 28,6 tỉ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, giá trị nhóm hàng thô và sơ chế khoảng 18,5 tỉ USD, chiếm 64,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, tạo tăng trưởng nông nghiệp
Để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu khoảng 44 tỉ USD trong năm 2021 dù dịch bệnh phức tạp, Bộ NNPTNT đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, tập trung các giải pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ phù hợp với tình hình thời tiết, đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chế biến, mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện nay. Bộ NNPTNT tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các nước đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, đẩy mạnh làm việc trực tuyến với các nước để xúc tiến thương mại; thúc đẩy thương mại nông sản, mở cửa thị trường nông sản với các nước như Trung Quốc, Châu Âu (EU), Úc, Peru…
Chia sẻ với PV Lao Động, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Để đảm bảo mục tiêu 41,3 triệu tấn thóc, gần 6 triệu tấn thịt các loại, 15 tỉ quả trứng gia cầm; 1,2 triệu lít sữa… phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ngành nông nghiệp đang quyết liệt triển khai các giải pháp sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn bởi dịch bệnh.
Nguồn: Lao Động
13/ ASEAN có thể Vượt qua đại dịch bằng kinh tế số
Kinh tế số giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu, góp phần thu hẹp khoảng cách số và được coi là cách để vượt qua sự gián đoạn do Covid-19.
Kinh tế số là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, nhất là các công nghệ mới như 5G, IoT, Cloud… Theo Tiến sĩ Lê Quang Lan, Ban Thư ký ASEAN, sự phát triển của hệ sinh thái kinh tế số là một quá trình có sự tham gia tích cực của nhiều bên liên quan, bao gồm cả các khu vực tư nhân.
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng đang đưa ra các lộ trình để cải thiện phạm vi phủ sóng kỹ thuật số, đảm bảo khả năng tiếp cận phổ biến đối với các dịch vụ kỹ thuật số để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nền kinh tế số. ASEAN dự đoán nền kinh tế số sẽ đóng góp một nghìn tỷ USD vào GDP khu vực theo năm.
Jay Chen, Phó Chủ tịch Huawei châu Á – Thái Bình Dương, đánh giá nền kinh tế số đang hình thành trong khu vực sẽ giải quyết khả năng tiếp cận toàn diện với dịch vụ số, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô khởi nghiệp và một nền kinh tế tuần hoàn, bền vững. Là một phần của hệ sinh thái, Huawei đang triển khai các kế hoạch kỹ thuật số trong ba lĩnh vực là kết nối ICT, trao quyền cho nhân tài và ươm tạo hệ sinh thái.
“Số hóa không chỉ là về tiến bộ công nghệ, mà việc trao quyền về chất lượng của số hóa cho công chúng nói chung là điều tối quan trọng nếu muốn đạt được sự gắn kết rộng rãi. Vai trò của chính phủ là cung cấp năng lực kỹ thuật số như một hàng hóa công cộng, nó có thể được bổ sung bởi các công ty ICT khu vực tư nhân như Huawei với kết nối chất lượng”, Tiến sĩ Tan Khee Giap, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Singapore về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (SINCPEC), nói.
Trong khi đó, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, khẳng định Việt Nam đang ở giai đoạn bước ngoặt để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nền kinh tế cởi mở, tập trung hơn vào đổi mới sáng tạo và bền vững.
“Năm năm tới có thể chứng kiến khu vực ASEAN đạt được những bước tiến khổng lồ, hướng tới trở thành một xã hội kỹ thuật số, và sự chuyển đổi sẽ cho phép các quốc gia thành viên phục hồi nhanh hơn sau đại dịch”, ông Jay Chen cho biết.
Nguồn: VnExpress

14/ EVFTA như bóng đá, phải có cầu thủ phải tốt
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Sau một năm thực thi, hiệp định đã tạo ra một hành lang thuận lợi cho giao thương giữa hai bên và mang lại động lực mới cho hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU.
Nhìn lại một năm thực thi EVFTA, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ kiêm nhiệm Đại công quốc Luxembourg, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh EU Nguyễn Văn Thảo nhấn mạnh, đây là thời điểm vô cùng khó khăn khi làn sóng dịch bệnh tiếp tục bùng phát ở các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam cũng bị tác động khá lớn.
Tuy nhiên, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EU trong năm ngoái vẫn đạt 50 tỷ USD, trong đó thặng dư thương mại đạt 20 tỷ USD. Mặc dù bị ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng thương mại hai chiều Việt Nam-EU trong 5 tháng cuối năm 2020 vẫn tăng trưởng 4,5%.
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo nhấn mạnh dư địa giữa Việt Nam và EU còn rất lớn. Các nước EU có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng nông-lâm-thủy- hải sản ngoài khối ở mức hơn 150 tỷ USD/năm, trong khi kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang EU mới ở mức khoảng 5 tỷ USD. Thêm vào đó, những ưu đãi từ EVFTA, với thuế suất bằng 0%, cùng những điều kiện thương mại hài hòa, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ tăng hơn nữa.
Nhận định EVFTA tạo ra một hành lang hết sức thuận lợi cho hợp tác thương mại giữa Việt Nam và EU, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo lưu ý, hiệp định này không phải “là đôi đũa thần” và vẫn còn nhiều việc phải làm ở phía trước. Đại sứ Nguyễn Văn Thảo cho rằng chính phủ cần tiếp tục trao đổi, đàm phán với EU để hoàn thiện những tiêu chuẩn, quy định, công nhận lẫn nhau giúp cho hàng hóa hai bên thâm nhập hơn nữa thị trường của nhau.
Không chỉ thuế suất mà rào cản thương mại, kỹ thuật cũng cần được dỡ bỏ. Phía Việt Nam cũng cần thúc đẩy tiến tới Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) vì thương mại và đầu tư có mối quan hệ rất chặt chẽ. Hiệp định này hiện nay đã được ký kết và chờ nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn.
EVIPA cũng sẽ thúc đẩy đầu tư hai chiều với dịch vụ công nghệ cao, đổi mới sáng tạo. Ứng dụng công nghệ mới của châu Âu sẽ giúp các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tăng tính cạnh tranh, đóng góp vào tăng trưởng thương mại. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tự tin đầu tư vào thị trường châu Âu với thế mạnh của mình để đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng bền vững tại thị trường EU.
Đề cập đến những kỹ năng mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải tiếp tục bổ sung để vững bước ở “sân chơi” EU trong thời gian tới, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo nhấn mạnh các doanh nghiệp cần đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cả về chất lượng và quy mô để đáp ứng tiêu chuẩn cao của thị trường châu Âu, đồng thời đảm bảo nguồn cung ứng bền vững cho khách hàng châu Âu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư hơn nữa để tìm hiểu cơ hội kinh doanh cũng như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của EU, tìm hiểu phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng của người dân châu Âu, những vấn đề mà doanh nghiệp cần phải tránh để không liên quan đến pháp lý.
Ví von EVFTA như một một trận bóng đá, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo cho rằng lãnh đạo Việt Nam và EU đã tạo ra sân bóng với chất lượng tốt, có quy định rõ ràng, nhưng để có được trận cầu hay thì các cầu thủ phải có kỹ thuật cá nhân và thể lực tốt, phải biết quan sát trận đấu, tránh va chạm. Trong cuộc chơi này, họ phải biết chuyền bóng cho ai và phải phối hợp theo chiến thuật của huấn luyện viên.
Nguồn: Báo Quốc tế
15/ Thụy Sĩ tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Việt Nam
Quý I/2021, bất chấp sự lan rộng của đại dịch Covid-19, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của Thụy Sĩ vẫn tăng ở tất cả các lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực khai thác tăng 110,5 điểm chỉ số từ mức 93,6 điểm của quý I/2020; lĩnh vực sản xuất tăng lên 123,7 điểm chỉ số từ mức 117,2 điểm chỉ số; lĩnh vực cung cấp điện tăng lên 105,3 điểm từ mức 103,9 điểm chỉ số của quý I/2020. Trong đó, chỉ số sản xuất nhóm hàng tiêu dùng không lâu bền đạt mức 105,7 điểm trong quý I/2017, tăng lên 113,5 điểm trong quý I/2018 và 122,7 điểm trong quý I/2019.
Đáng chú ý, chỉ số sản xuất nhóm hàng này đã tăng vọt trong quý I/2020 và 2021 đạt lần lượt là 132,3 điểm và 134,8 điểm.
Tại Thụy Sĩ, ngành sản xuất than cốc, hóa chất, các sản phẩm hóa học và ngành sản xuất dược phẩm là hai nhóm ngành thuộc lĩnh vực sản xuất có chỉ số sản xuất đạt trung bình ở mức cao trong giai đoạn 2017-2021, với chỉ số sản xuất các nhóm hàng này đạt lần lượt 113,6 điểm và 118,9 điểm năm 2017 tăng lên 123,3 điểm và 156,8 điểm năm 2020.
Năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19, với nhu cầu hóa chất và dược phẩm tăng lên để phục vụ cho mục đích chống dịch trong nước cũng như xuất khẩu, đã khiến hoạt động sản xuất ở hai nhóm hàng trên tăng mạnh.
Bước sang quý I/2021, khi dịch bệnh vẫn lan rộng và kéo dài, chỉ số sản xuất hai nhóm ngành hóa chất và dược phẩm vẫn duy trì ở mức cao lần lượt là 128,2 điểm và 158,1 điểm. Ngoài ra, nhóm ngành sản xuất các sản phẩm điện tử và đồng hồ của Thụy Sĩ cũng là nhóm hàng thuộc lĩnh vực sản xuất có chỉ số sản xuất tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2016-2021.
Hiện số ca mắc Covid-19 tại Thụy Sĩ đang có xu hướng giảm, chiến dịch tiêm chủng đang được Thụy Sĩ tiến hành và sẽ miễn phí… và Thụy Sĩ đang tiến dần đến chính sách nới lỏng giãn cách, điều này sẽ kích thích sản xuất và tiêu dùng của người dân Thụy Sĩ. Đặc biệt, các lĩnh vực tiêu dùng bị hạn chế nghiêm trọng trong một thời gian dài do đại dịch sẽ có những hiệu ứng tăng đáng kể. Điều này sẽ ngày càng tạo điều kiện cho các khu vực của nền kinh tế của Thụy Sĩ sẽ nhanh chóng phục hồi.
Theo thống kê từ Cơ quan Thống kê Thụy Sĩ, nhập khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực sản xuất vào Thụy Sĩ tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2016-2019, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 1%/năm. Trong 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa vào Thụy Sĩ đạt 124,3 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020.
Các nhóm hàng hóa nhập khẩu chính vào Thụy Sĩ là kim loại cơ bản, sản phẩm dược phẩm cơ bản và chế phẩm dược phẩm (chiếm 50,8% tổng trị giá nhập khẩu). Trong 5 tháng đầu năm 2021, Thụy Sĩ tăng nhập khẩu các nhóm hàng hóa là máy tính, sản phẩm điện tử và quang học tăng 14,2%; máy móc thiết bị tăng 10,9%; xe cơ giới, rơ moóc và sơ mi rơ moóc tăng 24,8%; quần áo may mặc tăng 15%; sản phẩm kim loại chế tạo, trừ máy móc và thiết bị tăng 17,7%; sản phẩm cao su và nhựa tăng 15,5%; thiết bị vận tải khác tăng 13%; đồ nội thất tăng 31,1%; đồ uống tăng 25,8%; gỗ và các sản phẩm bằng gỗ và nứa, trừ đồ nội thất; các sản phẩm bằng rơm và vật liệu tết bện tăng 16,4%…
Có thể thấy, với thế mạnh về sản xuất trong nhiều lĩnh vực như sản xuất ngành hóa chất, sản xuất dược phẩm và sản xuất hàng điện tử và đồng hồ, Thụy Sĩ đã đẩy mạnh sản xuất các nhóm hàng này trong thời gian qua, điều này khiến Thụy Sỹ đẩy mạnh nhập khẩu các hàng hóa là nguyên liệu sản xuất cho các lĩnh vực trên như sản phẩm điện tử, hóa chất và sản phẩm hóa chất, máy móc thiết bị…
Bên cạnh đó, trong 5 tháng đầu năm 2021, Thụy Sĩ cũng đẩy mạnh nhập khẩu các nhóm hàng như sản phẩm thực phẩm, đồ uống, quần áo, đồ nội thất, sản phẩm cao su và nhựa… Đây đều là những mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu.
Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam của Thụy Sĩ vẫn ở mức thấp, chưa tới 1%. Tuy vậy, một số nhóm hàng hóa của Việt Nam mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng đang có xu hướng tăng thị phần tại Thụy Sĩ như máy tính, sản phẩm điện tử và quang học; thiết bị điện; quần áo may mặc; sản phẩm cao su và nhựa; da và các sản phẩm liên quan; các sản phẩm khoáng phi kim loại khác; gỗ và các sản phẩm bằng gỗ và nứa, trừ đồ nội thất; các sản phẩm bằng rơm và vật liệu tết bện… đây phần lớn là những mặt hàng mà Thụy Sĩ đang có nhu cầu nhập khẩu. Do đó, cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Thụy Sĩ là rất lớn. Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Thụy Sĩ, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến các yêu cầu đối với những sản phẩm chất lượng, có trách nhiệm xã hội và môi trường của người dân Thụy Sĩ.
Nguồn: Bộ Công Thương
16/ Thiếu hụt chất bán dẫn:  “cơn địa chấn” toàn cầu khi nào kết thúc?
Ảnh hưởng của đại dịch
Sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 vào đầu năm 2020 đã thúc đẩy làn sóng chi tiêu toàn cầu vào các mặt hàng điện tử. Khi người dân buộc phải ở nhà nhiều hơn, họ tăng cường chi tiêu mua máy tính, ti vi và máy chơi game để xua đi sự nhàm chán.
Cùng với đó, việc các nhà máy đóng cửa tạm thời dẫn đến tình trạng đơn hàng “chất cao như núi”, tình trạng thiếu hụt đối với các con chip liên tục diễn ra. 
Một cơn bão mùa Đông “chưa từng có” hồi tháng 2/2021 đã buộc một số nhà máy sản xuất chip ở Texas phải tạm dừng hoạt động, trước khi nhà máy sản xuất chip lớn nhất Nhật Bản Renesas bị thiêu rụi vì một vụ hoả hoạn bất ngờ.
Căng thẳng Mỹ-Trung cũng là một phần nguyên nhân.
Ngành công nghiệp nào chịu ảnh hưởng lớn nhất?
Ngành công nghiệp ô tô có lẽ là nạn nhân dễ nhận thấy nhất cho đến nay. Đại dịch đã buộc nhiều nhà sản xuất phải giảm sản lượng. Khi lĩnh vực sản xuất ô tô cắt giảm sản lượng, các nhà sản xuất chip đã chuyển sang cung cấp cho những lĩnh vực khác, bao gồm các mặt hàng điện tử có nhu cầu cao trong đại dịch.
Điều đó đã khiến các thương hiệu ô tô từ Volkswagen đến Volvo phải tranh giành để nắm giữ nguồn cung chất bán dẫn, khi doanh số bán hàng của họ chứng kiến đà tăng trưởng trở lại.
Trong khi đó, các nhà sản xuất điện thoại thông minh dường như đã bắt đầu chịu ảnh hưởng ít nhiều sau một thời gian “cầm cự” nhờ kho dự trữ chip có sẵn. Giám đốc điều hành của Apple Tim Cook đã cảnh báo trong tuần này rằng tình trạng thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất iPhone và iPad.
Các nhà sản xuất điện thoại nhỏ hơn có thể bị ảnh hưởng nặng nề hơn, các chuyên gia phân tích cho biết. Tương tự, các dụng cụ chơi game như PlayStation 5 và Xbox Series X cũng đang trong tình trạng khan hàng.
Cuộc khủng hoảng khi nào mới kết thúc?
Các chính phủ đang gấp rút nâng cao năng lực sản xuất chip của mình. Tháng 5/2021, Hàn Quốc đã công bố khoản đầu tư khổng lồ lên đến 451 tỷ USD trong một nỗ lực trở thành “gã khổng lồ” của lĩnh vực chất bán dẫn, trong khi Thượng viện Mỹ tháng trước đã bỏ phiếu thông qua khoản trợ cấp 52 tỷ USD cho các nhà máy chip.
Liên minh châu Âu (EU) cũng đang tìm cách nhân đôi công suất sản xuất chip toàn cầu, lên ngưỡng 20% toàn thị trường đến năm 2030. Tuy nhiên, có một sự thật đó là các nhà máy sẽ không thể mở cửa trong một sớm một chiều – đặc biệt là những nhà máy sản xuất chất bán dẫn, vốn đòi hỏi một quy trình sản xuất tinh vi.
Ondrej Burkacky, người đứng đầu mảng phân tích về thị trường bán dẫn toàn cầu thuộc công ty tư vấn McKinsey, cho biết: “Việc xây dựng nhà máy công suất mới cần thời gian – đối với những nhà máy mới, thời gian là hơn 2,5 năm. Vì vậy, hầu hết những hoạt động mở rộng bắt đầu từ bây giờ sẽ không có khả năng làm tăng công suất khả dụng cho đến năm 2023”.
Chuyên gia này nói thêm rằng khi tính đến các yếu tố dài hạn, có thể thấy nhu cầu toàn cầu đang ở mức “tăng trưởng siêu tốc”, chẳng hạn như xu hướng các công ty tăng cường sử dụng công nghệ dữ liệu đám mây sẽ đòi hỏi ngày càng nhiều các trung tâm dữ liệu được xây dựng. Đây vốn là những lĩnh vực sử dụng chip số lượng lớn.
Jean-Marc Chery, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất chip liên doanh Pháp-Italy STMicroelectronics, cho biết số đơn đặt hàng trong năm tới đã vượt xa năng lực sản xuất của STMicroelectronics. Ông nói: “Sự thiếu hụt sẽ kéo dài tối thiểu là trong năm tới”.
Các nhà phân tích cho rằng xu hướng nguồn cung hạn chế sẽ dẫn đến hậu quả là môi trường giá cao hơn cho người tiêu dùng. SEB, một nhà sản xuất thiết bị nhà bếp của Pháp, đã cảnh báo rằng họ đang buộc phải tăng giá các sản phẩm của mình.
Nguồn: BNews
17/ Lần đầu 22 tấn sấu đông lạnh tiếp thị tại Úc
Với giá bán thấp nhất là 18 dolla Úc/1kg, tổng giá trị của lô hàng 22 tấn tiêu thụ tại thị trường Australia có thể mang về giá trị kim ngạch lớn lên đến trên 390.000 dolla Úc (trên 6,5 tỉ đồng Việt Nam). 
Như vậy, với mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, tiềm năng về kim ngạch của quả sấu không thua kém một số loại quả khác đang xuất khẩu sang quốc gia này.
Dựa trên nhận định về kim ngạch, thị trường, vùng sản xuất, và để đa dạng đặc sản vùng miền xuất khẩu trong bối cảnh COVID-19 đang có nhiều tác động bất cập, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã đồng hành cùng doanh nghiệp (Công ty Ưu Đam) triển khai xúc tiến loại quả này. 
Theo đó, Thương vụ đã bố trí chi phí để quảng cáo trên mạng xã hội tại các khu vực tiêu thụ chính, cũng như đã đề xuất, phối hợp doanh nghiệp thực hiện khuyến mại mua sấu trúng thưởng 10 phần quà là yến sào Việt Nam và xúc tiến từng bước giới thiệu vào hệ thống phân phối lớn.
Ngoài ra, Thương vụ cũng chuẩn bị giới thiệu sách ẩm thực quả sấu bằng tiếng Anh để tiếp thị tới đa dạng các nhóm khách hàng tại Australia bên cạnh người Việt. Chủ trương nhất quán của Thương vụ là ủng hộ, quảng bá nông sản xuất khẩu có thương hiệu, cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã. 
Theo Thương vụ, mặc dù nhiều thành phố bị giãn cách xã hội và vận tải xuất khẩu gặp khó khăn, nhưng 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông sản rau quả sang Australia tăng trưởng kỷ lục lên đến hơn 52% so với cùng kỳ năm 2019, đạt hơn 40 triệu USD. Nếu tính luôn các mặt hàng nông sản chủ lực khác như hạt điều, hạt tiêu, cà phê, gạo, xuất khẩu nông sản sang Australia đạt gần 110 triệu USD.
Nguồn: Bộ Công Thương
18/ Việt Nam xuất khẩu may mặc thứ hai thế giới
Việt Nam vượt Bangladesh trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới với trị giá 29 tỷ USD trong năm 2020.
Sản lượng hàng may mặc của Bangladesh giảm đáng kể trong đại dịch khi các nhà máy đóng cửa do nhiều thương hiệu phương Tây hủy đơn đặt hàng hoặc trì hoãn thanh toán. Ngoài ra, phần lớn nhà máy phải ngưng hoạt động trong thời gian dài để tuân thủ quy định phòng dịch.
Trên toàn cầu, Bangladesh là điểm xuất phát phổ biến của các mặt hàng sản xuất cấp thấp với mức giá rẻ. Trong khi đó, Việt Nam gần đây đã sản xuất nhiều hàng may mặc cao cấp với lực lượng lao động có trình độ học vấn. Ngoài ra, Việt Nam còn hưởng lợi từ các đơn đặt hàng được chuyển từ Trung Quốc trong giai đoạn đầu bùng phát dịch.
Giáo sư Mustafizur Rahman, thành viên của Trung tâm Đối thoại chính sách Bangladesh (CPD) cho rằng, tình hình kiểm soát Covid-19 tương đối tốt ở Việt Nam vào năm ngoái là một lợi thế. Bên cạnh đó, nội tại ngành may mặc của Bangladesh cũng bộc lộ nhiều điểm yếu khi bị Việt Nam vượt về năng suất lao động, năng suất vốn và đa dạng hóa sản phẩm.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đạt 18,6 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng đến cuối năm khi tổng cầu cho các sản phẩm ngành dệt may tại thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU đã tăng mạnh. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài đang trở thành gánh nặng cho mục tiêu tăng trưởng toàn ngành.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) chia sẻ, khoảng 3% doanh nghiệp trong ngành có thể đáp ứng “3 tại chỗ” để sản xuất, đến nay cũng đang cầu cứu vì phải lo cho F0 xuất hiện trong công ty.
Mới đây, Hiệp hội Dệt may; Da giày & Túi xách; Doanh nghiệp Điện tử và Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP HCM đã chủ động tìm nguồn cung vaccine từ UAE.
Nguồn: VnExpress

19/ Việt – Rumani tìm cách vận tải hợp lý, sẽ tối ưu trao đổi thương mại
Chiều ngày 30/7/2021, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Rumani Cristina Romila đến chào xã giao.
Về hợp tác thương mại, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là lĩnh vực hợp tác nhiều tiềm năng, nhất là khi hai nước có những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh không cạnh tranh và mang tính bổ trợ cho nhau.
Trong thời gian qua, với Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) được ký kết trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên của Rumani và sau đó đã được Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn để chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020, cùng với việc Rumani là một trong ba nước EU đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA), các khung khổ, nền tảng mới cho quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Rumani đã được thiết lập. Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhiều hoạt động dự kiến tổ chức trong năm 2020 thậm chí đã bị hủy bỏ, nhưng thương mại hai chiều Việt Nam – Rumani vẫn có sự tăng trưởng tích cực. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Rumani năm 2020 đạt 288,4 triệu USD, tăng 10,4% so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Rumani đạt khoảng 220,2 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2019 và nhập khẩu từ Rumani đạt 68,2 triệu USD, tăng 1,1% so với năm 2019. Trong 6 tháng năm 2021, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Rumani đã đạt 150,301 triệu USD.
Với kết quả đạt được, Thủ tướng đề nghị, hai bên khai thác tối đa lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại; phối hợp tìm kiếm các hình thức vận tải đường biển, đường sắt và hàng không linh hoạt, hợp lý để tối ưu hóa việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước, nhất là cà phê, hoa quả theo thời vụ, thủy hải sản của Việt Nam sang thị trường Rumani. Ngược lại, Việt Nam cũng sẵn sàng làm cửa ngõ để Rumani đưa hàng hóa của mình vào thị trường ASEAN.
Cũng tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ Việt Nam trân trọng cảm ơn Chính phủ Rumani đã tặng 100.800 liều vắc xin Astra Zeneca cho Việt Nam..
Trao đổi về các vấn đề hợp tác quốc tế và khu vực, Thủ tướng Chính phủ và Đại sứ Rumani nhất trí hai nước cần tăng cường hợp tác trên các diễn đàn đa phương và khu vực. Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại khu vực cũng như việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán bằng các giải pháp, biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Đại sứ Cristina Romila nhất trí với đánh giá, định hướng và các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu và khẳng định sẽ nỗ lực đóng góp công sức của mình góp phần củng cố và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Rumani, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh ở cả hai nước đang diễn biến phức tạp
Nguồn: Báo Công Thương
20/ Giá cước tăng cao có thể cản đà tăng trưởng xuất khẩu hạt điều
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 7 đạt 50 nghìn tấn, trị giá 324 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 12% về trị giá so với tháng 6 và tăng 20% về lượng và tăng 33,5% về trị giá so với tháng 7/2020.
Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều ước đạt 324 nghìn tấn, trị giá gần 2 tỷ USD, tăng 21,5% về lượng và tăng 14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Dự báo xuất khẩu hạt điều trong quý III tăng trưởng khả quan nhờ nhu cầu nhập khẩu của các thị trường Mỹ, châu Âu tăng theo yếu tố chu kỳ.
Tình trạng thiếu container rỗng nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra trong những tháng tới, giá cước vận chuyển cao được dự báo sẽ kéo dài sang tận năm 2022.
Để bù đắp cho sự sụt giảm, ngành điều Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và một số thị trường khu vực châu Á khác.
Trong quý II, cơ cấu xuất khẩu hạt điều của Việt Nam có sự chuyển dịch. Tỷ trọng xuất khẩu hạt điều sang các thị trường Mỹ, châu Âu giảm, trong khi xuất khẩu sang một số thị trường châu Á tăng, điển hình là Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cước tàu tiếp tục tăng cao hơn trong tháng 8, nhiều tàu ở cảng Cái Mép đang phải chờ ngoài khơi để vào lấy hàng do cảng Cái Mép đang kẹt.
Đây cũng là yếu tố không thuận lợi khi các nhà máy mong muốn bán giá cao. Do nhiều nhà máy chế biến điều nằm tại các tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 16 nên việc chế biến, xuất khẩu điều sẽ bị chậm lại.
Nhiều nhà máy phải đóng cửa do không thực hiện được quy định “3 tại chỗ” hoặc không đủ điều kiện đảm bảo an toàn mùa dịch theo quy định của cơ quan chức năng. Nhiều nhà máy phải giảm công suất 30 – 50%.
Một số khách hàng nước ngoài lo lắng việc xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó khăn và bị chậm hơn dự kiến.
Hiện nay đối tác Âu Mỹ đang tích cực xây dựng tồn kho để phòng chống thiếu hụt thực phẩm như năm 2020. Các kho hàng ở Mỹ đầy ắp các loại nhu yếu phẩm. Nhiều nhà nhập khẩu không có chỗ chứa hàng, phải lưu container lâu và trả cước rất cao.
Hiện nay, nhiều nhà nhập khẩu e ngại cước tàu các tháng tới tăng cao, không thể dự tính được nên muốn chào cho siêu thị/nhà chiên rang theo giá FOB hoặc giá chưa bao gồm cước vận chuyển nhưng siêu thị/nhà chiên rang chỉ mua giá CNF giao tới nhà máy nên các nhà nhập khẩu không muốn lỗ thêm.
Đây là một trong nhưng nguyên nhân họ chậm trong việc mua thêm hàng gần đây. Tuy nhiên có một số nhà nhập khẩu vẫn đầu cơ, tích trữ hàng để mong bán giá cao sau này vì họ dự tính COVID-19 sẽ làm thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam.
Nguồn: VietnamBiz
21/ Nhu cầu cá tra tăng nhưng doanh nghiệp phải dừng sản xuất
Doanh nghiệp cá tra lao đao vì COVID-19
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn, Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Chế biến thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang cho biết mối nguy của ngành cá tra trong năm 2021 khác năm 2020.
Trước đây, nếu cá quá lứa, doanh nghiệp có thể sản xuất, chế biến và tích trữ trong kho. Vĩnh Hoàn cũng đầu tư hai kho lạnh lớn đề phòng khi thị trường bị tắc.
Tuy nhiên, việc doanh nghiệp bị yêu cầu dừng sản xuất đột ngột thì cho dù có kho cũng không có nguyên liệu để dự trữ.
“Chúng tôi rất thông cảm cho quyết định của UBND tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, UBND cần bình tĩnh lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, xem xét từng trường hợp cụ thể, không nên làm sụp đổ nền kinh tế một cách oan uổng như vậy.
Chúng tôi rất cố gắng mới tổ chức thành công 3 tại chỗ, 100% công nhân test PCR âm tính với COVID-19. Do đó, chúng tôi mong muốn Bộ NN&PTNT có ý kiến với UBND tỉnh Tiền Giang để doanh nghiệp được duy trì sản xuất từ ngày 5/8″, bà Khanh nói.
Bà Khanh cho biết doanh nghiệp đã chi ra hàng chục tỷ đồng tổ chức sản xuất 3 tại chỗ cho 4 công ty ở cả vùng xanh, vùng đỏ nhằm giữ thị trường xuất khẩu và cung ứng thực phẩm thiết yếu cho người dân trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, việc nhà máy đóng cửa, hàng nghìn công nhân đang an toàn tản ra các khu vực có nguy cơ lây nhiễm chéo sẽ có thể là mối nguy cho xã hội. Dù công nhân có giấy chứng nhận PCR âm tính với COVID-19 cũng khó có thể thông hành cho công nhân về quê khi các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội.
Cũng khó khăn trong khâu thu hoạch, đại diện Công ty TNHH Cỏ May tại tỉnh Đồng Tháp cho biết hiện nay doanh nghiệp tuân thủ sản xuất “3 tại chỗ” song vẫn có nguy cơ xuất hiện ca nhiễm COVID-19 do đội ngũ vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa thường xuyên đi lại giữa ao nuôi và nhà máy.
Đại diện Cỏ May cũng chỉ ra nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các doanh nghiệp chế biến đang rất cần nguyên liệu chế biến nhưng thiếu công nhân thu hoạch. Do đó, doanh nghiệp đề xuất ưu tiên tiêm vắc xin cho toàn bộ lái xe, công đoàn bắt cá của địa phương.
Bên cạnh đó, đại diện Cỏ May cho biết: “Trong thời buổi thiên tai dịch họa, doanh nghiệp cần xây dựng kho dự trữ đông lạnh bởi thực tế việc tiêu thụ, xuất khẩu cá tra khó khăn, người dân không thể ngâm cá dưới ao và cho ăn mãi được.
Do đó, Cỏ May kiến nghị với Bộ NN&PTNT làm việc với ngân hàng để có chính sách tăng thời hạn cho vay, giảm lãi suất và phí dịch vụ cho doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh. Đồng thời, đề xuất ngân hàng cho vay thế chấp bằng hàng hóa tồn kho”.
Nhiều hệ lụy kéo theo
Trao đổi với người viết, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam (VINAPA) cho biết xuất khẩu cá tra vừa mới phục hồi đã phải đối mặt với quá nhiều khó khăn vì COVID-19.
“Hầu hết các doanh nghiệp phản ánh việc giãn cách xã hội ở các địa phương đang ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch, vận chuyển, chế biến thủy sản và xuất khẩu cá tra.
Đơn hàng giao chậm, thiếu có thể khiến doanh nghiệp bị đối tác phạt, cắt hợp đồng, người lao động không có công ăn việc làm, đất nước không thu về được ngoại tệ”, ông Quốc nói.
Dù mục tiêu chống dịch, đảm bảo an toàn cho người dân là nhiệm vụ ưu tiên số 1 nhưng các tỉnh cũng cần khảo sát, cho phép doanh nghiệp đủ điều kiện 3 tại chỗ, đảm bảo công tác chống dịch được duy trì sản xuất, đáp ứng đơn hàng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Do đó, cộng đồng doanh nghiệp cá tra Việt Nam kiến nghị được ưu tiên tiêm vắc xin trước hoặc cho phép doanh nghiệp có kinh phí mua vắc xin chích ngừa cho công nhân, duy trì hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
Đồng thời, VIPAPA đề nghị Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, các ngân hàng có chính sách tăng tín dụng, giãn nợ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn này.
Hiệp hội cá tra Việt Nam cho biết giữa cơn bĩ cực, tín hiệu đáng mừng là các doanh nghiệp vẫn nhận được các đơn hàng xuất khẩu. Do đó, các địa phương cần tạo điều kiện người dân thu hoạch, doanh nghiệp duy trì sản xuất, vận chuyển lưu thông đầu vào – đầu ra sản phẩm cá tra được thuận lợi.
Nguồn: VietnamBiz 
22/ Cơ hội cho thanh long mở rộng sang Ấn và Pakistan
Ngày 5/8 tới đây, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến thanh long Việt Nam với các đối tác Ấn Độ và Pakistan 2021. Tham gia hội nghị, đại diện Cục Xúc tiến thương mại, các Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan, tỉnh Bình Thuận.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng thanh long của Việt Nam sẽ có cơ hội trao đổi những khó khăn, vướng mắc, đề xuất nguyện vọng với cơ quan quản lý nhà nước để xuất khẩu thanh long được thuận lợi. 
Đồng thời, doanh nghiệp có thể hỏi đáp trực tuyến với các chuyên gia đến từ Ấn Độ, Pakistan để nắm bắt được thông tin thị trường cũng như những quy định đối với mặt hàng thanh long tại các nước sở tại.
Trong khuôn khổ hội nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long của Việt Nam sẽ có cơ hội giao thương trực tuyến với các nhà thu mua, nhập khẩu, phân phối thanh long của Ấn Độ và Pakistan. 
Thông qua những phiên giao thương này, doanh nghiệp Việt Nam có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm, cũng như trao đổi, đàm phán, thiết lập quan hệ đối tác, hướng tới hợp tác, ký kết hợp đồng kinh doanh.
Thanh long được trồng ở một số tỉnh, thành của Việt Nam nhưng tỉnh Bình Thuận được coi là “thủ phủ” của loại cây này. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, hiện toàn tỉnh có 33.750 ha canh tác cây thanh long, trong đó diện tích thanh long được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP trên 11.000 ha, GlobalGAP đạt 517 ha. Năm 2020, sản lượng thanh long thu hoạch đạt gần 700.000 tấn.
Thanh long Bình Thuận chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, phần ít còn lại là xuất khẩu chính ngạch sang các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau: Đài Loan, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Myanmar,…
Nguồn: VietnamBiz 
23/ Cảng Cát Lái ngưng nhận container nhập khẩu
Container nằm tại cảng, chi phí tăng
Đại diện một doanh nghiệp ở Bình Dương cũng cho biết doanh nghiệp hiện có gần 60 container nhập khẩu đang nằm tại cảng Cát Lái mà chưa thể lấy ra được vì việc lấy chứng từ và làm dịch vụ hàng hoá bị gián đoạn do Covid-19.
Một khâu nữa cũng đang tắc nghẽn là việc vận chuyển hàng hoá về nhà máy gián đoạn vì thiếu xe chở container. “Hiện nay, muốn lấy container doanh nghiệp phải có xe chở container về nhà máy, sau đó phải dỡ hàng trả lại container rỗng. Do khâu kiểm soát dịch nên doanh nghiệp đang thiếu lái xe nghiêm trọng, vì vậy vẫn chưa thể lấy kịp hàng nhập khẩu” vị này nói.
Doanh nghiệp rất ít lựa chọn
Trước tình hình quá tải tại cảng Cát Lái, các cơ quan chức năng đang điều tiết để đưa container nhập khẩu về các cảng xung quanh khu vực cảng Cát Lái và một số cảng ở Hiệp Phước, TPHCM. Ngoài ra, sẽ điều tiết container nhập khẩu về cảng Cái Mép- Thị Vải.
Tuy nhiên, phương án mà cơ quan quản lý nhà nước đưa ra doanh nghiệp cho rằng sẽ tốn kém thêm chi phí vận chuyển. Bà Vũ Kim Dung cho biết, hiện tại, D’FURNI chưa có phương án thay thế nên phải đổi sang hàng hóa đang có sẵn để sản xuất hoặc chờ đến khi cảng tiếp nhận trở lại container nhập khẩu.
Đại diện doanh nghiệp ở Bình Dương cũng cho biết việc nhận container nhập khẩu tại các cảng khác như Cái Mép- Thị Vải tại Bà Rịa – Vũng Tàu hay cảng Hiệp Phước sẽ khiến doanh nghiệp phát sinh nhiều chi phí. Đơn cử như việc nhận hàng ở Cái Mép -Thị Vải doanh nghiệp sẽ mất thêm khoảng 3 triệu đồng/container vì quãng đường vận chuyển xa hơn gấp đôi. Đây là chi phí rất lớn trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Ba giải pháp giải quyết vướng mắc tại cảng Cát Lái
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải 3 nhóm giải pháp để tháo gỡ vướng mắc đối với hàng nhập khẩu tại cảng Cát Lái.
Thứ nhất, tăng năng lực giải phóng hàng ra khỏi cảng bằng việc đàm phán với từng chủ hàng có hàng tồn tại cảng để thống nhất cùng chủ hàng tháo gỡ các khó khăn vướng mắc sớm nhận hàng.
Thứ hai, giao Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn chủ động điều chỉnh chất xếp container giữa các khu vực bãi container hàng nhập, container hàng xuất, container rỗng cho phù hợp để tăng khả năng tiếp nhận cho container hàng nhập. Nâng tối đa khả năng xếp dỡ container trên bãi; điều chuyển bớt các container rỗng ra ngoài phạm vi cảng; điều chỉnh thời gian tiếp nhận container hàng xuất phù hợp…
Thứ ba, tạm thời ngưng chuyển container hàng nhập từ các cảng khu vực Cái Mép, Tân Cảng Hiệp Phước về Tân cảng Cát Lái (chủ hàng nhận trực tiếp ở khu vực Cái Mép hoặc cảng Tân cảng Hiệp Phước, các ICD, các cảng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nơi gần nhà máy, doanh nghiệp của mình), trừ các trường hợp đặc biệt.
Bên cạnh đó, làm việc với các chủ hàng, hãng tàu hạn chế số chuyến tàu hoặc giãn tiến độ nhập container hàng nhập về cảng đối với hàng nhập của các doanh nghiệp, nhà máy đang giảm quy mô và sản lượng sản xuất.
Nguồn: The Saigon Times
24/ Một năm thu quả ngọt từ EVFTA
Kiến tạo động lực mạnh mẽ
Tính riêng cho 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế EVFTA với hàng xuất khẩu lên đến 29,09% . Nhiều mặt hàng nông, lâm nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể như: (i) sản phẩm từ cao su đạt 61 triệu USD tăng 56,91%; (ii) gạo đạt 5,2 triệu USD tăng 3,73; (iii) sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 70,5 triệu USD tăng 33,75%; (iv) rau quả đạt 63,8 triệu USD tăng 12,5%.
Như vậy có thể thấy là các sản phẩm thế mạnh của chúng ta như giày dép, dệt may, các sản phẩm nông, lâm nghiệp như gạo, sản phẩm từ cao su hiện vẫn giữ được phong độ và tận dụng tốt Hiệp định này. 
Ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên khẳng định, Việt Nam tham gia vào một trong những hiệp định thương mại thế hệ mới như EVFTA với một đối tác lớn như EU đã tạo ra cho nước ta nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều lĩnh vực tiềm năng đi kèm với mức độ áp dụng công nghệ cao vào những lĩnh vực đó. Có thể nói đến việc hợp tác với EU trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đây là lĩnh vực tiềm năng mà trong đó nước ta có thể nhận được sự chuyển giao giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất chế biên nông sản, thực phẩm. EVFTA và EVIPA là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận được tiềm năng về vốn, công nghệ của EU.
Trên thực tế, không chỉ hàng hoá mà FDI của EU là nguồn lực tạo sự đổi mới, tạo sức bật cho nước ta trong việc hội nhập, bằng việc: (i) Mở ra kênh huy động vốn đầu tư quốc tế; (ii) thúc đẩy chuyển giao công nghệ; (iii) bổ sung hàng cho thị trường nội địa; (iv) mở ra nhiều thi trường cho việc xuất nhập khẩu và hội nhập quốc tế ;(v) tạo ra động lực và quá trình chuyển đổi từ quốc gia có lực lượng tay nghề thấp sang tay nghề cao.
Thúc đẩy cải cách thể chế
Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết thêm, trong cải cách thể chế, hiện chúng ta đang và cố gắng làm tốt là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để thực thi Hiệp định và cải cách, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh.
Cụ thể, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đã sửa đổi, ban hành mới 08 văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản này ở cấp Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư trong các lĩnh vực liên quan đến thuế quan, nông nghiệp, xuất xứ hàng hóa và phòng vệ thương mại.
Một số văn bản pháp luật cũng đang được các Bộ ngành liên quan tiến hành ban hành mới hoặc sửa đổi để phù hợp với các cam kết đã có (sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, ban hành Nghị định hướng dẫn thực thi Bộ luật Lao động sửa đổi…). Ngoài ra, các Bộ, ngành liên quan cũng liên tục rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính tương thích với các cam kết của Hiệp định, cũng như đưa ra những điều chỉnh kịp thời nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thực thi Hiệp định này.
Đối với công tác cải thiện, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, đây là nỗ lực chung của Chính phủ các cơ quan Bộ ngành trong thời gian qua, vừa nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước nói chung, vừa tạo động lực cho thực thi những cam kết ưu đãi trong các Hiệp định FTA trong đó có Hiệp định EVFTA nói riêng. Cụ thể Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025, tập trung cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và 20% chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp.
Về phía Bộ Công Thương, trong năm 2019, 2020, Bộ Công Thương đã cắt giảm thêm 205 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trong tổng số 1.216 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (trước đó đã cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh). Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát và xây dựng lộ trình phương án cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành cho giai đoạn 2021-2025; trong đó, bám sát vào các nguyên tắc lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Nguồn: Bộ Công Thương
25/ Biến thể Delta phủ bóng kinh tế châu Á
Với tiến độ tiêm chủng chậm hơn so với phương Tây, châu Á đang chạm đỉnh của làn sóng bùng phát Covid-19 mới, gây ra bởi biến thể Delta. Sự lây lan của dịch bệnh đang đe dọa làm tổn thương lòng tin của người tiêu dùng và xói mòn lợi thế của nhiều cường quốc sản xuất tại đây.
Các quốc gia ở Đông Nam Á là một trong những nền kinh kế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, do phải tiến hành các biện pháp phong tỏa và giãn các xã hội. Theo IHS Markit, sản xuất suy giảm trên khắp khu vực này. Indonesia và Malaysia, những nơi phải đối mặt với tình trạng số ca lây nhiễm và tử vong tăng mạnh, đang thuộc nhóm chịu ảnh hưởng hàng đầu.
Nhu cầu nước ngoài vốn đã thúc đẩy các nền kinh tế xuất khẩu như Trung Quốc và Hàn Quốc trong đại dịch, với các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng từ xe đạp đến đồ nội thất, thiết bị điện tử được hưởng lợi. Nhưng động lực đó đang có dấu hiệu chậm lại. Tại Trung Quốc, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, cho thấy nhu cầu trong và ngoài nước đang giảm nhiệt.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gần 40% dân số ở các nền kinh tế tiên tiến đã được tiêm phòng đầy đủ, so với chưa đến một nửa tỷ lệ đó ở các nền kinh tế mới nổi. Ở nhiều nước Đông Nam Á, tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn. Khoảng 8% dân số Indonesia và Philippines đã được tiêm chủng đầy đủ, và khoảng 6% ở Thái Lan.
Malaysia đã yêu cầu các nhà máy trong các lĩnh vực không cần thiết như may mặc phải đóng cửa kể từ đầu tháng 6, sau khi một loạt đợt bùng phát dịch Covid-19 liên quan đến nơi làm việc. Tan Thian Poh, người đứng đầu của Asia Brands, một nhà may mặc, cho biết các quy định có nghĩa là ông không thể sản xuất quần áo trong hai tháng, khiến các đơn hàng xuất khẩu bị trì hoãn.
Lối thoát duy nhất của ông là sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân, được chính phủ coi là một lĩnh vực thiết yếu. Tuy nhiên, ông cũng chỉ được duy trì 60% lực lượng lao động so với bình thường. “Sự bất ổn này đã tác động đến chúng tôi”, ông nói và cho biết các nhà mua hàng có nguy cơ chuyển sang chọn đối tác gia công khác.
Do các chuỗi cung ứng trong khu vực được kết nối chặt chẽ, nên việc ngừng hoạt động của nhà máy ở một quốc gia có thể gây ra vấn đề ở nơi khác. PT Pan Brothers, một nhà sản xuất hàng may mặc Indonesia với 31.000 công nhân, đã được phép hoạt động lại hoàn toàn vì nó được xem là quan trọng.
Tuy nhiên, công ty này không hoàn toàn tránh được những thách thức trong sản xuất, vì việc giao hàng nguyên liệu thô từ Việt Nam và các quốc gia khác đã bị trì hoãn do tình trạng giãn cách ở những nơi đó, theo Anne Patricia Sutanto, Phó giám đốc điều hành của công ty.
Tại Trung Quốc, chỉ số phụ về đơn hàng mới của PMI chính thức giảm xuống 47,7 trong tháng 7, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Chỉ số dưới 50 cho thấy lượng đơn hàng đang thu hẹp vì nhu cầu nước ngoài giảm. Cho đến nay, biến thể Delta đã được phát hiện tại hơn 26 thành phố ở Trung Quốc, có nguy cơ làm suy giảm tâm lý người tiêu dùng.
Lĩnh vực xuất khẩu của Hàn Quốc tăng 29,6% trong tháng 7 so với một năm trước. Trong khi, hồi tháng 6 nó đã tăng trưởng đến 39,8%. Dự báo nền kinh tế này sẽ đối mặt với những thách thức về bất ổn chuỗi cung ứng trong những tháng tới.
“Ngay cả khi mối đe dọa tức thời của virus giảm bớt trong vài tháng, tác động kinh tế của nó có thể kéo dài”, Frederic Neumann, đồng Trưởng bộ phận Nghiên cứu Kinh tế châu Á tại HSBC, nhận định. Các nhà phân tích cũng cảnh báo, nếu biến thể Delta tiếp tục lây lan nhanh ở châu Á mà việc triển khai tiêm chủng vẫn chậm thì nó có thể dẫn đến một loạt các tác động kinh tế lâu dài hơn.
Vì đóng vai trò là cơ sở sản xuất lớn của toàn cầu nên việc phong tỏa ở những nơi như Thái Lan sẽ cản trở sản lượng hàng hóa của thế giới. Điều đó có nguy cơ làm xấu đi chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã căng thẳng trong bối cảnh chi phí vận chuyển tăng cao và tình trạng thiếu hụt một số thành phần, nguyên liệu. “Đó không phải là chỉ báo tốt cho bức tranh lạm phát toàn cầu”, Jingyi Pan, Phó giám đốc kinh tế IHS Markit tại Singapore bình luận.
Sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 cũng có thể khiến các ngân hàng trung ương ở châu Á khó bám sát các kế hoạch bình thường hóa ban đầu, buộc một số phải giữ chính sách nới lỏng trong thời gian dài hơn. Điều đó có thể làm tăng thêm rủi ro về xu hướng dòng vốn chảy ra, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể thắt chặt chính sách sớm vì áp lực lạm phát ngày càng tăng.
Các nhà kinh tế cho biết, tất cả những trở ngại này đối với sự phục hồi hoàn toàn trong khu vực có thể thúc đẩy nhiều quốc gia xem xét lại hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn mở rộng và tăng tốc triển khai tiêm chủng, một yếu tố có thể cho phép họ mở cửa trở lại nền kinh tế. Singapore, quốc gia có kế hoạch nới lỏng hạn chế đi lại vào cuối năm nay, khi đã tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 80% dân số, có thể là một trường hợp tốt để học hỏi.
“Yếu tố quan trọng là các chính phủ phải quản lý nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát di chuyển hoặc giãn cách xã hội như thế nào để giữ cho vấn đề sức khỏe cộng đồng được ổn định”, Steven Cochrane, Nhà kinh tế trưởng châu Á – Thái Bình Dương của Moody’s Analytics ở Singapore, đánh giá. Theo vị chuyên gia, nếu không có sự phổ biến nhanh chóng của vaccine thì khu vực này chẳng có nhiều sự lựa chọn ngoài việc siết chặt các hạn chế di chuyển như hiện nay.
Nguồn: VnExpress
26/ Nông sản Việt nối nhau xuất ngoại
Câu chuyện của trái bơ
Dẫn nguồn ihsmarkit.com, theo báo cáo triển vọng nông nghiệp 2021-2030 của OECDFAO, trên thị trường toàn cầu, trái bơ được dự báo là trái cây được xuất khẩu nhiều nhất vào năm 2030, đạt 30,9 triệu tấn, vượt qua dứa và xoài. Trong đó, Mê-hi-cô là thị trường sản xuất và xuất khẩu bơ lớn nhất thế giới, dự báo sản lượng bơ của Mê-xi-cô tăng trưởng bình quân 5%/năm trong vòng 10 năm tới.
Trái chuối được nhiều thị trường ưa chuộng
Trong những năm qua, xuất khẩu chuối của thị trường Đài Loan sang Nhật Bản đã tăng gấp ba lần từ 1.000 tấn lên 3.000 tấn một năm và kỳ vọng của thị trường Đài Loan xuất khẩu chuối sang thị trường Nhật Bản sẽ đạt 10.000 tấn. Xuất khẩu trái cây của thị trường Đài Loan sang Nhật Bản tăng mạnh, đặc biệt là sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đối với trái dứa của thị trường Đài Loan vào tháng 3/2021, với lý do phát hiện ra sâu bọ có hại.
Cơ hội cho nông sản Việt
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả trong quý II/2021 đạt 1,06 tỷ USD, tăng 22,3% so với quý II/2020. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng rau quả đạt 2,03 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Triển vọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong nửa cuối năm 2021 có nhiều thuận lợi như: Mùa nhãn lồng mới bắt đầu ở Việt Nam và lô nhãn lồng Sơn La đầu tiên đã xuất khẩu tới Hà Lan.
Lô nhãn lồng Sơn La đầu tiên đã được phân phối ngay sau khi thông quan cho một số cửa hàng thực phẩm châu Á tại các nước Hà Lan, Bỉ, Pháp và Anh.
Tại thị trường Úc, quả nhãn tươi Việt Nam có ưu thế khi có thể cung cấp quanh năm.
Cụ thể là thị trường Trung Quốc, thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam, đang bị tình trạng lũ lụt nên ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và tiêu thụ mặt hàng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu container rỗng khiến cước phí vận chuyển tăng cao, làm giảm khả năng cạnh tranh.
Về thị trường
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng rau quả sang các thị trường trong khu vực châu Á vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 1,67 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 82,4% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả. Tiếp theo là xuất khẩu tới thị trường châu Âu đạt 152 triệu USD, tăng 22,6%; châu Mỹ đạt 133,1 triệu USD, tăng 40,6%…
Về chủng loại
Quả và quả hạch là chủng loại xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng rau quả của Việt Nam. Chủng loại sản phẩm chế biến xuất khẩu chủ yếu tới khu vực thị trường châu Á đạt 109,9 triệu USD, tăng 16,6% so với quý II/2020. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu hàng quả và quả hạch chiếm 70,2% tổng trị giá xuất khẩu, tiếp theo là sản phẩm chế biến chiếm 21%. Còn lại các chủng loại như rau củ, hoa và lá.
Thị phần của rau quả Việt Nam
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hàng rau quả (mã HS 06,07, 08 và 20 trừ đi mã 080131 và 080132) của thế giới trong quý I/2021 đạt 70,1 tỷ USD, tăng 5% so với quý I/2020. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 1% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới.
Tỷ trọng nhập khẩu hàng rau quả của EU từ Việt Nam chỉ chiếm 0,2% vẫn còn quá thấp, đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đẩy mạnh trong thời gian tới. Đặc biệt, với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), rau quả là một trong những mặt hàng nông sản được hưởng lợi nhiều nhất, bởi 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả được xóa bỏ.
Thị trường Hoa Kỳ: tỷ trọng nhập khẩu hàng rau quả của Hoa Kỳ chiếm 18,9% tổng trị giá nhập khẩu hàng rau quả trên thế giới. Trị giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 0,6% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng rau quả của Hoa Kỳ, như vậy thị trường Hoa Kỳ vẫn còn có rất nhiều tiềm năng đối với hàng rau quả của Việt Nam.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, năm 2020, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, Hoa Kỳ vẫn nhập khẩu tới 14,1 tỷ USD trái cây, tăng nhẹ so với năm 2019. Năm 2021, nhờ kiểm soát dịch bệnh và gói kích thích kinh tế lớn, nền kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi rõ rệt và mức chi cho thực phẩm của người dân tăng hơn, nhờ vậy, cơ hội xuất khẩu rau quả vào thị trường này là rất lớn.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chính thức được cấp phép xuất khẩu 6 loại quả tươi sang Hoa Kỳ gồm xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Các loại quả khác có thể được xuất khẩu ở dạng đông lạnh hoặc sản phẩm chế biến (đóng hộp, sấy khô).
Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động xuất khẩu trái cây, đặc biệt là trái cây tươi sang Hoa Kỳ cũng gặp các khó khăn như: Sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được trồng ngày càng nhiều tại các bang ở Hoa Kỳ hay tại Mê-hi-cô và các nước Nam Mỹ có điều kiện tự nhiên gần giống Việt Nam, cũng như sản phẩm của các nước châu Á khác và sản phẩm thay thế được trồng ngay tại Hoa Kỳ. 
Do khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển, bảo quản cao nên giá thành trái cây của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh. Quả tươi có mùa vụ ngắn cũng đòi hỏi các khâu trong chuỗi phân phối phải rất kỹ càng và cẩn thận.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 3 trên thế giới. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 9 loại quả tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc bao gồm: Thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm, măng cụt. Bên cạnh, họ đã đồng ý phương án cho xuất khẩu tạm thời khoai lang và sầu riêng. 
Thị trường Trung Quốc hiện nay đòi hỏi rất cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì, quy cách đóng gói, đặc biệt là Trung Quốc rất chú trọng mã số vùng trồng.
Thị trường Anh: Anh là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 4 trên thế giới trong quý I/2021. Tuy nhiên, thị phần hàng rau quả của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Anh chỉ chiếm 0,1%. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Anh sẽ mang lại cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp rau quả. 
Nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như: Vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa… sẽ có thêm lợi thế tiếp cận thị trường trong bối cảnh các loại hoa quả nhiệt đới xuất xứ từ các quốc gia cạnh tranh như Brazil, Thái Lan, Malaysia… đều chưa có FTA với Anh.
Nông sản nhập khẩu chỉ được phép thông quan nếu có mức dư lượng hóa chất dưới ngưỡng tối đa cho phép (MRL) đối với từng loại sản phẩm. Để có thể mở rộng thị phần tại Anh, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam phải đáp ứng một cách bền vững các quy định pháp luật của Anh.
Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu rau quả tiềm năng của Việt Nam khi đây là một trong 10 thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn trên thế giới. 
Trong quý I/2021, thị phần hàng rau quả của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản mặc dù đã cải thiện so với cùng kỳ năm 2020, nhưng cũng chỉ chiếm 1,8% trong quý I/2021. 
Hiện nay Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chuối, xoài, thanh long và vải sang Nhật Bản. Nhu cầu của thị trường Nhật Bản cho các loại quả tươi này là rất lớn, nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Do đó đây là thị trường nhiều tiềm năng đối với ngành rau quả Việt Nam.
Tuy nhiên, Nhật Bản là quốc có yêu cầu cao về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là thách thức đối với ngành hàng rau quả của Việt Nam. 
Các mặt hàng khi đến thị trường Nhật Bản không thể thiếu bởi người Nhật đưa ra 5 yếu tố (5S) gần như đã thành quy chuẩn gồm: sạch sẽ, sàng lọc, cắt bỏ những thứ không cần thiết, môi trường trong sạch và để đồ đạc ngăn nắp.
Nguồn: Bộ Công Thương
BSA Tổng hợp
Giữ khô “nửa kia” của mình với áo mưa Sơn Thủy