Bản tin hội nhập, từ 4/6 – 10/6/2021

159
1/ Cotton tăng giá cùng thị trường các loại hạt | Đồng Nhân Dân Tệ tăng trong khi USD tiếp tục giảm
  • Ngày 8 tháng 6, Hợp đồng tương lai của Bông (Cotton) tăng 1.4 điểm %, hay 1.18 xu mỗi lb (pound). Song song đó, hợp đồng tương lai của các loại nguyên liệu và nông nghiệp khác cũng đồng loạt tăng, tiêu biểu là Đậu tương (Soybean), và Ngô (Corn).
  • Trong một tin khác, sản lượng Đậu tương (Soybean) năm nay của Argentina dự kiến sẽ thấp hơn (rơi vào 43.5 triệu tấn so với 49 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái. Argentina là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc xuất khẩu thức ăn gia súc chế biến từ Đậu tương (Soymeal livestock feed).
  • Với chính sách tiếp tục in tiền và hỗ trợ cũng như cải tổ cơ sở hạ tầng kinh tế Mỹ của chính quyền Biden, Đồng bạc xanh Dollar sẽ tiếp tục giảm so với các đồng tiền khác dưới đà tăng của lạm phát. Mặt khác, đồng Nhân dân tệ (Yuan) của Trung Quốc đã tăng khá nhiều so với Đồng bạc xanh – tăng thêm khoảng 12% kể từ thasng 5 năm ngoái 2020. Tuần trước, Ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã yêu cầu tăng tỷ lệ dự trữ nội tệ trên các khoản ký gửi ngoại hối – một động thái lần đầu tiên trong 14 năm qua.
Nguồn: Reuters
2/ Australia không sợ Trung Quốc ‘giáng đòn đau’
Roland Rajah, nhà kinh tế hàng đầu tại Viện Lowy nhận định: “Xuất khẩu sang Trung Quốc có thể bị suy giảm trong các lĩnh vực bị trừng phạt, nhưng phần lớn các mặt hàng này đã tìm được ‘bến đỗ’ tại thị trường mới”.
Cơ hội mới tại những thị trường mới
Than là một trong những mặt hàng phát triển mạnh, bất chấp lệnh cấm của Trung Quốc.
Nhà kinh tế Rajah cho biết, các nhà xuất khẩu than của Australia dường như đã khá thành công trong việc chuyển hướng sang các thị trường khác. Ban đầu, than xuất khẩu sang các thị trường chỉ tăng nhẹ do Trung Quốc lần đầu tiên giảm nhập khẩu than vào giữa năm 2020. Tuy nhiên, đến tháng 10/2020, xu hướng này tăng nhanh khi Trung Quốc nhắm mục tiêu cụ thể vào than Australia.
“Các nhà xuất khẩu than của Australia dường như đã khá thành công trong việc chuyển hướng sang các thị trường khác”. – Roland Rajah, nhà kinh tế hàng đầu tại Viện Lowy.
Vào tháng 1/2021, xuất khẩu than của Australia sang phần còn lại của thế giới đã tăng 9,5 tỷ USD về giá trị hàng năm so với trước khi có lệnh cấm.
Đáng chú ý, than của Australia đã và đang giành được thị phần ở Ấn Độ.
Đồng tình với nhận định của ông Roland, Marcel Thieliant, nhà kinh tế cấp cao của Australia và New Zealand cho hay, trong khi xuất khẩu quặng sắt của Australia sang Trung Quốc đã giảm 40% trong năm 2020 thì các công ty khai thác than đã có thể chuyển các chuyến hàng sang các thị trường khác.
Nhà kinh tế Thieliant khẳng định: “Kết quả là cuộc xung đột không gây thiệt hại cho nền kinh tế Australia như nhiều người nghĩ”.
Không chỉ than hay quặng sắt, nhà kinh tế Rajah thông tin, các mặt hàng xuất khẩu khác như lúa mạch, bông, hải sản và gỗ cũng đã chuyển hướng kinh doanh, tìm thấy cơ hội ở những thị trường mới.
Ông Rajah nhấn mạnh: “Sau khi các lệnh trừng phạt của Trung Quốc gia tăng vào cuối năm 2020, doanh số bán các sản phẩm này sang các thị trường khác đã tăng mạnh. Dường như đây là sự thay đổi mạnh mẽ, báo hiệu kết quả tốt đẹp của quá trình chuyển hướng thương mại”.
Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng, Australia đã gặp khó khăn trong việc vận chuyển thịt bò và rượu vang.
“Chúng tôi cũng luôn tìm kiếm các cơ hội khác mà chúng tôi có thể theo đuổi, cho dù đó là thông qua các đối tác thương mại hiện tại hoặc bằng cách mở ra những con đường mới”. Bộ trưởng Thương mai Australia Dan Tehan.
Phó thủ tướng Australia Michael McCormack khẳng định, quốc gia này đang tìm cách đa dạng hóa thị trường.
Khi Bắc Kinh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với lúa mạch, Canberra đã tìm đến thị trường Mexico và vừa gửi chuyến hàng lúa mạch đầu tiên đến thị trường này.
Nguồn: Báo Thế giới và Việt Nam
3/ Việt Nam – Italy: mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 5 tỷ USD
Hiện nay, Việt Nam và Italy đã trở thành những đối tác ngày càng quan trọng của nhau, nhất là về kinh tế. Theo đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italy tại ASEAN, Italy là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam trong EU.
Thứ trưởng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng nhấn mạnh, trong năm 2021, để tận dụng những cơ hội mới mà Hiệp định thương mại tự do EVFTA đem lại, hai nước cần tiếp tục tạo thuận lợi cho hàng hóa của nhau thâm nhập vào thị trường nội địa cũng như thị trường EU và ASEAN, hướng đến mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỷ USD.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức, với vị trí và vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2021, Việt Nam mong muốn Italy phối hợp, thúc đẩy các sáng kiến, hành động chung trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ người dân và phục hồi nền kinh tế giai đoạn hậu Covid-19.
Đồng thời, Việt Nam cũng cảm ơn những sự hỗ trợ quý báu của Italy về nguồn cung vắc-xin ngừa Covid-19 cho khu vực và đối với Việt Nam thông qua cơ chế COVAX do WHO khởi xướng, cũng như các hoạt động hỗ trợ công dân Việt Nam hồi hương trong năm vừa qua.
Nguồn: Tạp chí Tài chính
4/ Anh ra mắt Cơ quan Phòng vệ thương mại ngay khi gia nhập CPTPP
Theo đó, TRA có chức năng điều tra các khiếu nại từ các ngành công nghiệp của Anh về các hoạt động thương mại không công bằng và sự gia tăng không lường trước được trong nhập khẩu. TRA sẽ hoạt động như một cơ quan đầu não của Bộ Thương mại quốc tế Anh để điều tra các trường hợp có thể có bán phá giá và hàng nhập khẩu được trợ cấp thông qua phân tích bằng chứng khách quan. Cơ quan này sẽ khuyến nghị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại mới, chẳng hạn như thuế quan, để ngăn chặn thiệt hại đối với các nhà sản xuất Vương quốc Anh bị tổn hại bởi các hành vi thương mại không công bằng.
Các nhà điều tra của cơ quan mới sẽ xem xét 43 biện pháp phòng vệ thương mại hiện có của EU liên quan đến ngành công nghiệp của Anh đã được chuyển đổi khi Anh rời Liên minh Hải quan EU. 11 trong số các đánh giá chuyển đổi này hiện đang tồn tại, bao gồm các sản phẩm từ nhiều lĩnh vực, bao gồm thép, thủy sản và dầu diesel sinh học. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm nay, các nhà sản xuất của Anh cũng đã có thể nộp đơn yêu cầu điều tra về sự cần thiết của các biện pháp phòng vệ thương mại mới. Tất cả các đơn đăng ký có thể được thực hiện thông qua nền tảng quản lý hồ sơ trực tuyến của TRA, Dịch vụ Phòng vệ Thương mại. TRA là tổ chức đầu tiên thuộc loại này trên thế giới cung cấp dịch vụ kỹ thuật số cho các trường hợp phòng vệ thương mại.
Giám đốc điều hành của Cơ quan Phòng vệ thương mại – Oliver Griffiths – cho biết, việc chính thức ra mắt TRA ngày 1/6 là một thời điểm quan trọng đối với chính sách thương mại của Vương quốc Anh. TRA sẽ dành riêng để bảo vệ các lợi ích kinh tế của Anh trước các thực tiễn thương mại quốc tế không công bằng, đưa ra các khuyến nghị độc lập, dựa trên dữ liệu cho Chính phủ.
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế – Ranil Jayawardena – cho biết, hệ thống phòng vệ thương mại độc lập mới của Anh sẽ giúp bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng của Anh như nhà sản xuất thép và nhà sản xuất gốm sứ khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu có hại. TRA sẽ giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Anh để họ có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài, bảo vệ họ khỏi các hành vi thương mại không công bằng và sự gia tăng không lường trước được trong nhập khẩu. Hệ thống phòng vệ thương mại của Vương quốc Anh đã được thiết kế dựa trên bốn nguyên tắc: tương xứng, minh bạch, công bằng và hiệu quả.
Nguồn: Báo Công thương
5/ Vượt rào cản phòng vệ thương mại trong đại dịch
Chủ động mạnh mẽ
Theo thống kê, năm 2013 có tới 16% doanh nghiệp được khảo sát không biết thông tin về PVTM, 19,8% có tìm hiểu sơ qua, gần 65% có nghe nói nhưng không hiểu và chỉ có gần 2% là đã tìm hiểu kỹ và đã từng tham gia vụ việc. Đến năm 2019 chỉ còn 11% doanh nghiệp không biết; 36% có nghe nhưng không hiểu sâu; 36% đã tìm hiểu về biện pháp và 17% đã tìm hiểu kỹ và là bên liên quan.
Kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, số lượng các vụ việc điều tra PVTM ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam dự kiến cũng sẽ lớn hơn trong giai đoạn sắp tới. Các biện pháp PVTM là một thực tế phổ biến trên thế giới, nhất là các doanh nghiệp, nhiều khả năng sẽ phải đối diện. Điều này sẽ khiến các ngành hàng sản xuất trong nước đứng trước những thách thức, khó khăn mới, nhất là khi thực hiện các cam kết từ nhiều FTA quan trọng như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP).
Vì vậy, ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục PVTM – khuyến nghị, doanh nghiệp phải có nhận thức về các biện pháp PVTM và nâng cao qua việc tìm hiểu kỹ quy định về PVTM của các nước nhập khẩu, nhất là các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu… và thậm chí cả các nước ASEAN. Các doanh nghiệp cần tính tới các phương án dự phòng trong chiến lược phát triển sản xuất và xuất khẩu để ứng phó với PVTM từ các nước nhập khẩu.
Điển hình phải kể đến các doanh nghiệp ngành thép. Theo ông Nghiêm Xuân Đa – Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, thép Hòa Phát là đơn vị luôn chủ động phối hợp với cơ quan điều tra trong việc trả lời và cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu, phản biện các lập luận của nguyên đơn; đồng thời, doanh nghiệp này đặc biệt chủ động áp dụng công nghệ trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, rõ ràng về xuất xứ điều này giúp tập đoàn nâng năng lực cạnh tranh và giảm thiểu việc “dính” tới những cáo buộc lẩn tránh thuế, chống bán phá giá từ các thị trường xuất khẩu. “Sự chủ động của doanh nghiệp là rất quan trọng, ngoài chủ động trong nhận thức về nguy cơ bị khiếu kiện, điều tra, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn hành vi gian lận thương mại” – ông Đa cho hay.
Ngoài ra, doanh nghiệp không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Bởi nếu phát hiện các hành vi này, nước nhập khẩu sẽ áp dụng chế tài “trừng phạt” rất nặng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ mất toàn bộ thị trường xuất khẩu liên quan.
Nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước cũng như tạo đà cho xuất khẩu bền vững, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2074/QĐ-BCT về Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại” để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chủ động sử dụng biện pháp PVTM cũng như ứng phó kịp thời với các biện pháp PVTM do nước ngoài áp dụng.
Hiện tại, theo Cục PVTM, việc thực hiện về cảnh báo sớm đối với nhiều ngành hàng, sản phẩm có nguy cơ bị kiện PVTM tại nhiều thị trường khác nhau đang được các đơn vị của Bộ Công Thương, trong đó có Cục PVTM cập nhật danh sách ngành hàng, sản phẩm và có các điều chỉnh xuất khẩu phù hợp để hạn chế bị kiện trên trang web www.trav.gov.vn. Cùng với đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy nhanh hoàn thành các vụ việc điều tra PVTM đang diễn ra nhằm kịp thời có các biện pháp để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Nguồn: Báo Công thương
6/ Tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn
Hội thảo do Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI) và Quỹ Phát triển Đổi mới sáng tạo Phần Lan (SITRA) tổ chức.
Đây là hội thảo bên lề cấp khu vực của Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn thế giới nhằm giới thiệu các tài liệu chính sách, xem xét các nghiên cứu điển hình về việc thực hiện thành công kinh tế tuần hoàn; các nguyên tắc và khuyến nghị liên quan, tập trung vào phục hồi xanh và tăng trưởng kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Tại phiên thảo luận có chủ đề “Từ tuyến tính tới tuần hoàn-điều gì sẽ xảy ra?,” Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội toàn cầu, thay đổi nhận thức của người dân trên toàn thế giới, càng làm sâu sắc thêm yêu cầu về thay đổi mô hình tăng trưởng hướng đến phát triển bền vững.
Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải carbon thấp là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21.
Việt Nam đã thể chế hóa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường. Mục tiêu của Việt Nam khi chuyển dịch từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn tập trung vào 3 trụ cột: thiết kế, kéo dài vòng đời vật liệu; giảm rác thải, phát thải; khôi phục hệ sinh thái.
Đối với mục tiêu thiết kế, kéo dài vòng đời vật liệu, Việt Nam tập trung vào thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm nhằm hạn chế tối đa khai thác nguyên liệu thô, á kim, phi kim, năng lượng, nhiên liệu hóa thạch, sinh khối; đồng thời loại bỏ chất thải và chất ô nhiễm trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm từ thiết kế, khai thác, chế biến, sản xuất, phân phối, tiêu dùng, thu gom, phân loại, xử lý chất thải, và khai thác lại chất thải.
Thiết kế được các nhà khoa học trên thế giới đánh giá quyết định 80% chất thải tạo ra trong nền kinh tế, do đó, Việt Nam cho rằng đây là khâu đột phá quyết định.
Đối với mục tiêu giảm rác thải, phát thải, Việt Nam hướng tới giữ cho các sản phẩm và vật liệu được lưu dùng tối đa trong nền kinh tế thông qua chiến lược 9R (từ chối, tiết giảm, tái phân phối/tái sử dụng, tu sửa, tân trang, tái sản xuất, thay đổi mục đích, tái chế, thu hồi năng lượng và tái khai thác rác thải).
Với mục tiêu khôi phục hệ sinh thái, Việt Nam hướng tới thúc đẩy tái tạo và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên.
Khi thực hiện kinh tế tuần hoàn, Việt Nam không chỉ hướng tới mục tiêu giảm thiểu khai thác nguyên liệu thô, nhiên liệu hóa thạch, rừng nguyên sinh, nguồn nước tự nhiên và giảm thiểu rác thải, phát thải khí nhà kính, giảm thiểu chôn rác và đốt rác không thu hồi năng lượng… mà còn đặt mục tiêu tái tạo hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên đất, nước, rừng, biển và đa dạng sinh học, bảo vệ sinh vật sống trên cạn, dưới nước.
Đây cũng là mục tiêu của Liên hợp quốc và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc thực hiện một Thập kỷ Phục hồi hệ sinh thái từ 2021 tới 2030, được phát động trong tháng 6, nhân ngày Môi trường thế giới 5/6.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, để chuyển đổi thành công sang mô hình kinh tế tuần hoàn, cần có sự tham gia của tất cả các bên liên quan từ các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản và nguyên liệu thô, các nhà chế biến, sản xuất, phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, người thu gom rác…
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết hiện nay, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy định về “tiêu chí, lộ trình và cơ chế khuyến khích áp dụng kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.”
Vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương hiện đã được quy định rõ trong Luật, gắn với lộ trình triển khai, thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc tái cơ cấu lại hệ thống các công cụ kinh tế, tài chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đảm bảo đồng bộ, thống nhất và an ninh, an toàn tài chính quốc gia; phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường ở từng giai đoạn của Việt Nam.
Những công cụ tài chính có vai trò quan trọng trong chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn cần được phối hợp giữa hai bộ để hoàn thiện như thuế, phí bảo vệ môi trường; chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường, tái chế, tái sử dụng chất thải trong nền kinh tế; chính sách về tín dụng xanh, trái phiếu xanh; chính sách về điều hành giá của nhà nước…
Về chuyển đổi số, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành để xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên môi trường để thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, triển khai Chính phủ điện tử.
“Chúng tôi đặt trọng tâm vào hạch toán và quản lý vốn tự nhiên đất, nước, rừng, biển và đa dạng sinh học theo khối lượng, số lượng; giá trị kinh tế, tiền tệ; phân bổ nguồn lực theo không gian, quy hoạch, định hướng sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tiết giảm tối đa nguyên liệu thô, giảm thiểu rác thải, phát thải, chôn lấp rác thải, đốt rác không thu hồi năng lượng và thúc đẩy tái tạo hệ sinh thái tự nhiên,” Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.
Nguồn: VietnamPlus

7/ Tăng cường hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong thương mại, công nghiệp và năng lượng
Trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – Hàn Quốc đạt 23,7 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 7,1 tỷ USD, tăng 14,3%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 16,6 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kì năm 2020. Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Tính lũy kế đến 20/5/2021, Hàn Quốc có 9.076 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt gần 72 tỷ USD.
Nhận định đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn đến quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại song phương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đại sứ Park Noh-wan đã dành phần lớn thời gian trao đổi, thảo luận để đưa ra các giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng giữa hai Bên trong thời gian tới.
Hai Bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ, phát huy tối đa hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương để triển khai các nhiệm vụ cụ thể như: ứng phó với đại dịch Covid-19; triển khai chương trình hành động thực hiện mục tiêu thương mại song phương 100 tỷ USD vào năm 2023; thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam-Hàn Quốc; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng; đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm Tư vấn và Giải pháp công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc; tổ chức định kỳ Đối thoại giữa Bộ trưởng Công Thương Việt Nam với doanh nghiệp Hàn Quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ với các khó khăn trong nhập cảnh của chuyên gia, nhân sự chất lượng cao phục vụ các dự án FDI Hàn Quốc, khó khăn trong việc di chuyển lao động phục vụ các dự án FDI Hàn Quốc tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên trong bối cảnh dịch Covid-19. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh rằng các khó khăn trên chỉ là tạm thời trong lúc các địa phương nói trên siết chặt các biện pháp phòng dịch Covid-19. Thực tế cho thấy chống dịch trong cộng đồng và chống dịch trong khu công nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau. Phòng dịch phải đi trước một bước. Chính vì vậy, Bộ trưởng đề nghị Đại sứ, các doanh nghiệp Hàn Quốc thông cảm, ủng hộ các biện pháp phòng dịch của các tỉnh nói trên để ngăn chặn nguồn lây Covid-19 từ tỉnh này sang tỉnh kia, từ khu công nghiệp ra cộng đồng và từ cộng đồng vào khu công nghiệp.
Để đảm bảo sản xuất của các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc an toàn, không gián đoạn cũng như đóng góp đảm bảo an toàn và sức khỏe người dân, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Đại sứ Hàn Quốc và đặc biệt là Tập đoàn Samsung, Tập đoàn SK (đã ký hợp đồng sản xuất vaccine tại Hàn Quốc với Tập đoàn Moderna và Tập đoàn Novanax) hỗ trợ Việt Nam trong việc tiếp cận các nguồn vắc xin để thực hiện mục tiêu tiêm vắc xin Covid-19 trên diện rộng, đặc biệt là việc tiêm vắc xin cho các công nhân, người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp có doanh nghiệp FDI Hàn Quốc.
Đại sứ Park Noh-wan và đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc nhất trí với chia sẻ và đề nghị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, khẳng định sẽ cố gắng hết mình đóng góp tạo nguồn cung vaccine cho Việt Nam thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Nguồn: Báo Công thương
8/ Ngành dệt may ‘báo động đỏ’, chủ động với đại dịch Covid-19
Doanh nghiệp “căng mình” chống dịch
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cho hay, tình hình Covid-19 trên thế giới, châu Á và tại Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các khu công nghiệp. Đây thực sự là mối lo lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn tại của các doanh nghiệp và việc làm, đời sống người lao động, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Dệt may Việt Nam hiện cũng là ngành có lực lượng lao động lớn với gần 3 triệu người, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, có đóng góp quan trọng về kim ngạch xuất khẩu. Năm 2021, dự kiến ngành Dệt may sẽ xuất khẩu khoảng 40 tỷ USD. Có những doanh nghiệp sử dụng hàng vạn người tập trung với mật độ cao.
Ông Vũ Đức Giang cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành đã ký kết đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đã ký đến hết năm, nếu không sản xuất, giao hàng đúng hạn sẽ bị phạt, hủy đơn hàng, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam.
“Các đơn hàng ngành dệt may đang có sự phục hồi khá nhưng nếu phát sinh phải cách ly thì không chỉ không có tăng trưởng mà còn có nguy cơ phải chịu phạt hợp đồng. Đây là thách thức và rủi ro vô cùng lớn, là nguy cơ với tất cả các doanh nghiệp dệt may”. – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường.
Song song với đó, tạo điều kiện vận động các kênh đối tác, các tổ chức quốc tế, các nhãn hàng cùng phối hợp hành động để mang nguồn vaccine về cho Việt Nam trên cơ chế doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp.
Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt cho rằng, đặc thù của ngành may mặc và cụ thể là May 10 là sử dụng nhiều lao động. Tổng cộng 12.000 lao động làm tại 18 nhà máy ở nhiều tỉnh, thành phố, đây là vấn đề khó khăn khi phải thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Chỉ cần có 1 ca nhiễm sẽ ảnh hưởng toàn bộ dây chuyền và phải đóng cửa nhà máy.
Tổng Giám đốc May 10 nhấn mạnh: “Đợt dịch lần 4 này là lần bùng phát có nguy cơ ảnh hưởng lớn sâu rộng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nguy cơ sức khoẻ người lao động. Chúng tôi đã phải căng mình chống dịch từ 6 giờ sáng đến 24 giờ đêm, theo dõi trên tất cả các phòng, ban chống dịch, xây dựng tổ phòng chống Covid-19 ngau tại Công ty”.
Không chỉ thế, doanh nghiệp làm rất nghiêm túc khâu rà soát, truy vết, khoanh vùng người lao động có tiếp xúc hoặc ở gần bán kính ca nhiễm F0, F1, làm triệt để, kiên quyết, yêu cầu cách ly F2 và thậm chí là F3 tại nhà.
Cùng với đó là các biện pháp như khử khuẩn, đo nhiệt độ, thực hiện đầy đủ 5K đối với người lao động từ cổng vào, ngăn nguồn lây… Các bàn ăn đều sử dụng vách ngăn và giới hạn số người từ 6 thành 4, mỗi người 1 buồng, trên bàn thì có poster tuyên truyền để người lao động khi ăn dù chỉ 5 phút cũng nhìn vào đó để thực hiện.
Tập trung cao độ thực hiện mục tiêu kép
Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, để ứng phó với dịch Covid-19, các doanh nghiệp ngành dệt may đang tập trung cao độ thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo đơn hàng cho đối tác.
Chia sẻ với TG&VN, bà Nguyễn Thị Hồng Gấm, Giám đốc một Công ty May Xuất khẩu có trụ sở tại Thái Bình cho biết, ngay khi làn sóng Covid-19 mới xuất hiện, công ty đã sớm khởi động lại các chương trình phòng chống dịch ở mức cao, lưu trữ thông tin, tổ chức khai báo y tế đối với tất cả cán bộ công nhân viên, cũng như khách ra vào.
Hàng ngày, công ty thống kê các địa điểm có ca F0, yêu cầu công nhân viên khai báo y tế. Trong quá trình khai báo, nếu phát hiện ra các trường hợp F1, F2 thì lập tức phối hợp với địa phương để có phương án cho từng trường hợp cụ thể.
Bà Nguyễn Thị Hồng Gấm chia sẻ, công ty đã trang bị đầy đủ cho người lao động các trang thiết bị cần thiết để phòng chống dịch như cồn sát khuẩn, đeo khẩu trang y tế… đồng thời, liên tục tuyên truyền về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện nghiêm túc quy tắc 5K.
“Chúng tôi luôn sát sao trong việc nhắc nhở người lao động tuân thủ nguyên tắc phòng dịch. Công ty cũng có chế tài xử phạt người lao động không tuân thủ quy định phòng dịch, nhẹ thì nhắc nhở, phạt tiền, nặng hơn thì khiển trách cảnh cáo. Chúng tôi quyết tâm vượt qua đại dịch lần này, đảm bảo sức khỏe cho công nhân viên và đảm bảo tiến độ sản xuất của công ty”, bà Gấm nói.
Vẫn cần giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ
Không chỉ thế, hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đã ký đơn hàng đến hết năm. Nếu không sản xuất, giao hàng đúng hạn doanh nghiệp sẽ bị phạt, hủy đơn hàng, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam.
Ngoài giảm thuế, lùi thời gian nộp tiền đất cho doanh nghiệp, cần đổi mới thêm các chính sách, luật đất đai. Nhiều nhóm đầu tư rút từ Trung Quốc hay nước khác vào Việt Nam rất cần đất đai, đầu tư thêm công nghệ… cần tạo chính sách thuận lợi cho họ để tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp trong nước.
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu nhận định, 3 đợt dịch trước đã tạo cho các doanh nghiệp tính thích ứng cao, luôn luôn cảnh giác và thường trực giải pháp, cũng như rèn cho người lao động thói quen mới trong thời đại dịch. Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may vẫn cần những giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ.
Nguồn: Báo Thế giới và Việt Nam
9/ Phòng vệ thương mại: gỗ Việt Nam cần minh bạch từ nguồn
Mặt hàng gỗ của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh khi cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Hoa Kỳ-Trung Quốc xảy ra.
Tuy nhiên, mặt hàng này của Việt Nam cũng chịu sức ép không ít khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Đặc biệt từ khi Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc.
Việc kiểm soát này khiến một số doanh nghiệp Trung Quốc chuyến hướng đầu tư hoặc tìm các biện pháp để lẩn tránh mức thuế trên; trong đó Việt Nam có thể được chọn là một trong những điểm đến.
Ông Trần Lê Huy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, cho rằng cuộc chiến này cũng tạo ra những rủi ro mới cho Việt Nam, đặc biệt là rủi ro về gian lận xuất xứ.
Rủi ro này xảy ra khi các mặt hàng của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam lấy nhãn mác, xuất xứ sau đó được xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Vì vậy, việc ngăn chặn và giải quyết gian lận thương mại kịp thời, hiệu quả có tính chất sống còn với ngành gỗ Việt.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các doanh nghiệp hội viên phản ánh, thời gian gần đây có một số doanh nghiệp đã nhập khẩu bộ phận, chi tiết của các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm là những mặt hàng rủi ro cao từ Trung Quốc về Việt Nam.
Doanh nghiệp núp bóng dưới hình thức nhập khẩu mặt hàng bộ phận các sản phẩm này sau đó gia công, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh; hoặc mua bán lòng vòng qua các công ty khác nhau, các bộ phận mặt hàng này sẽ tập hợp lại một công ty và công ty này lắp ráp, lấy danh nghĩa sản phẩm của mình sản xuất để xuất khẩu.
Để đề phòng, ngăn ngừa tình trạng gian lận, lẩn tránh xuất xứ hàng hóa và đặc biệt trong bối cảnh Hoa Kỳ đang điều tra mặt hàng gỗ dán Việt Nam lẩn tránh xuất xứ, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết hiệp hội đã đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu nghi ngờ.
Việc điều tra này theo ông Đỗ Xuân Lập là nên tập trung vào các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng có yếu tố rủi ro cao mà có giá trị tăng trưởng nhanh để nếu có vi phạm thì có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Hành động trên không chỉ nhằm tránh gian lận khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ mà còn tạo sự minh bạch, uy tín về sản phẩm gỗ Việt Nam với nhiều thị trường xuất khẩu lớn khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt đã cam kết tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Quy chế gỗ của Liên minh châu Âu (EUTR 995/2010), Luật Lacey của Mỹ, Luật đảm bảo gỗ hợp pháp của Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Cũng bởi vậy, để kiểm soát nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ chế biến, Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp lý là Nghị định 102/2020-NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (Nghị định 102). Bởi, bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu từ 2-2,5 triệu m3 gỗ quy tròn là gỗ nhiệt đới từ châu Phi, một số quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ, Lào, Campuchia và Papua New Guinea, tương đương từ 40-50% trong tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu.
Ông Tô Xuân Phúc, đại diện tổ chức Forest Trend cũng nhìn nhận, giảm rủi ro trong khâu nhập khẩu gỗ nhiệt đới không những giúp duy trì ổn định thị trường xuất khẩu mà còn tạo động lực mở rộng thị trường.
Việc giảm rủi ro trong khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu cần thực hiện trên cả khía cạnh chính sách và các hoạt động thực tiễn trong khâu nhập khẩu và tiêu dùng nội địa. Về khía cạnh chính sách, siết chặt quản lý trong khâu nhập khẩu đối với nguồn gỗ rủi ro theo Nghị định 102.
Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp này nhằm kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu.
Gỗ rủi ro nhập khẩu được kiểm soát thông qua “bộ lọc” về loài rủi ro và vùng địa lý rủi ro, theo đó các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ rủi ro vào Việt Nam cần đưa ra các bằng chứng nhằm minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Việc triển khai Nghị định 102 hy vọng sẽ khắc phục được những rủi ro trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
Thực hiện Nghị định 102, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan chuyên môn yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành việc hoàn thiện thông tin theo quy định, cần cung cấp/khai báo bổ sung các loại giấy tờ.
Cụ thể như giấy phép khai thác của đơn vị khai thác, hoặc chứng nhận được phép khai thác lô rừng được cấp cho đơn vị chủ rừng; giấy chứng nhận đăng ký là cơ sở chế biến gỗ; giấy phép được phép xuất khẩu; chứng từ giải trình nguồn gốc gỗ theo thông tin “quốc gia nơi khai thác” chứ không theo hướng quốc gia xuất khẩu…
“Việc làm rõ các loại giấy tờ bổ sung trong hồ sơ nhập khẩu mà doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ quan chức năng giúp doanh nghiệp dễ thực hiện thống nhất, đồng thời nhằm mục tiêu thực hiện Nghị định 102 đạt hiệu quả cao nhất,” ông Đỗ Xuân Lập khẳng định.
Theo các doanh nghiệp chế biến gỗ, đa phần các đơn vị nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đều yêu cầu sử dụng gỗ từ rừng trồng hoặc gỗ có chứng chỉ.
Vì vậy, trong tương lai, Việt Nam cần hướng tới mục tiêu 100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ giống như một số thị trường nhập khẩu yêu cầu Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải đảm bảo 100% là gỗ rừng trồng hoặc từ nguồn gỗ có chứng chỉ.
Nguồn: VietnamPlus
10/ 40 tấn vải tươi Việt Nam lên đường sang Australia
Không như phần lớn các quốc gia khác, mặt hàng vải tươi tại Australia rất cạnh tranh vì nước này cũng trồng được vải và quả vải Trung Quốc được nhập khẩu rất nhanh, ngay khi vải Việt Nam vào chính vụ. 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang Australia đã tăng 34,33% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 25 triệu USD.
Trước đó, để góp phần quảng bá quả vải Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã tổ chức rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm quảng cáo giới thiệu vải Việt Nam nói chung và vải Bắc Giang nói riêng tại các sự kiện thu hút đông đảo người tiêu dùng xứ sở kangaroo. Những sự kiện này nằm trong chuỗi Chương trình xây dựng thương hiệu và xúc tiến tiêu thụ quả vải tại Australia mà Thương vụ đang thực hiện thường niên.
Tại bang New South Wale, dưới sự vận động của Thương vụ, Hiệp hội Doanh nhân người Việt tại thành phố Sydney đã bày tỏ quyết tâm và mong muốn sẽ góp phần cùng quảng bá, xúc tiến và đặt mua khi vải tươi được phân phối đến địa phương.
Tại hai bang Nam Australia và Tây Australia, Công ty 4wayfresh hiện đang tích cực chuẩn bị phân phối ngay khi lô hàng vải tươi cập bến.
Trưởng cơ quan Thương vụ Nguyễn Phú Hòa vui mừng cho biết với tình hình chất lượng mùa vải tốt của năm nay, các nhà nhập khẩu, chủ siêu thị và các cửa hàng nông sản, thực phẩm tại Australia đều chắc chắn rằng vải của Việt Nam sẽ được ưa chuộng và sớm “cháy hàng” ngay khi phân phối.
Ông Nguyễn Phú Hòa cho rằng, xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Australia không chỉ góp phần tăng kim ngạch thương mại hàng hóa, mà còn khẳng định chất lượng nông sản Việt Nam, qua đó góp phần đoàn kết kiều bào, hướng về quê hương.
Nguồn: Báo Thế giới và Việt Nam
11/ Đón FTA, doanh nghiệp đầu tư sản xuất nguyên liệu dệt may
Đồng thời, mặc dù nằm trong top 3 những quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhưng theo các chuyên gia ngành này, Nguyên liệu trong nước cho ngành may lâu nay thường chỉ mới đáp ứng 20% nhu cầu sản xuất, 80% còn lại phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Mặt khác, giá trị mang lại của ngành dệt may Việt Nam không cao, lợi nhuận trên mỗi sản phẩm chỉ khoảng 5-10%. Nguyên nhân chủ yếu là do nguyên liệu trong nước chỉ chiếm phần nhỏ trong chuỗi giá trị trên sản phẩm làm ra và cũng chưa chủ động được nhiều trong việc sản xuất sợi và vải.
Những nước cung cấp nguyên liệu dệt may chính cho Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ (trong đó Trung Quốc chiến khoảng 50% tổng giá trị nhập khẩu). Tính riêng trong năm 2020, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu trong ngành may lên đến 21,38 tỉ đô la Mỹ.
Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp dệt may đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu. Đơn cử như Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ ( STK – có trụ sở chính ở TPHCM) đặt kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex tại Tây Ninh.
Nhà máy mới này có tổng công suất là 60.000 tấn/năm, gấp đôi công suất hiện tại, được chia làm 2 giai đoạn hoàn thành. Tổng vốn đầu tư của dự án là 120 triệu đô la Mỹ. Nhà máy tập trung sản xuất sợi tái chế, sợi chất lượng cao, và sợi đặc biệt.
Ngoài ra, các công ty dệt may lớn khác cũng có kế hoạch xây dựng các nhà máy mới hoặc nâng cấp công suất nhằm nắm bắt các cơ hội từ hiệp định EVFTA và RCEP. Cụ thể, Công ty cổ phần May Sông Hồng và Công ty cổ phần dệt may – đầu tư thương mại Thành Công (TCM) đặt kế hoạch mở rộng 26% và 20% công suất nhà máy.
Đại diện TCM cho biết công ty dự kiến xây dựng nhà máy Vĩnh Long 2 với công suất 9 triệu sản phẩm/năm, đáp ứng 100% nhu cầu sản xuất của công ty. Tổng vốn đầu tư xây dựng ước tính là 11 triệu đô la Mỹ (tương đương 260 tỉ đồng), dự kiến hoàn thành vào tháng 12-2021.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết trong bối cảnh dịch bệnh làm đứt gãy nguồn cung hiện tại, các doanh nghiệp dệt may đầu tư xây dựng các nhà máy để bù đắp cho phần cung thiếu hụt là rất cần thiết.
Nhờ vào nỗ lực của các doanh nghiệp, hiện tại nguồn nguyên liệu trong nước đã đáp ứng được 50% cho nhu cầu sản xuất. “Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra của chúng tôi là 55-60%. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh đã làm các dự án này triển khai chậm hơn. Tôi hy vọng dịch bệnh sẽ sớm qua đi, và các dự án đầu tư này sớm được hoàn thành. Khi đó, phần cung thiếu hụt trong ngành dệt may sẽ sớm được giải quyết”, ông Giang nói.
Ngoài các dự án trên, nhiều doanh nghiệp FDI cũng đã triển khai xây dựng những nhà máy sản xuất nguyên liệu trong ngành may trong thời gian qua.
Công ty TNHH Texhong (Hồng Kông, Trung Quốc) bắt đầu xây dựng nhà máy dệt kim tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà, Quảng Ninh vào năm 2020 với tổng vốn đầu tư 214 triệu đô la Mỹ. Dự án tập trung vào sản xuất vải dệt kim, vải móc và vải không dệt. Giai đoạn một dự kiến hoàn thành vào ngày 21-11-2021 với công suất 150 triệu m2/năm. Giai đoạn hai với công suất 225 triệu m2/năm sẽ được thực hiện vào giai đoạn 2022-2023.
Một dự án khác là giai đoạn bốn của nhà máy sợi Brotex của Công ty TNHH Brotex (Việt Nam), dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quí 3-2021, nâng tổng công suất của nhà máy lên 80.000 tấn/năm.
Nguồn: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
Bên trong nhà máy sản xuất nguyên liệu của TCM tại Vĩnh Long.
12/ Nguy cơ tắc nghẽn chuỗi cung ứng khi dịch bệnh gia tăng tại châu Á
Dịch vẫn cản trở hoạt động của chuỗi cung ứng
Trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng trở lại ở nhiều nước châu Á, chuyên gia Frederic Neumann cho hay, hầu hết các nước châu Á đã kiểm soát được virus với hiệu quả đáng ngưỡng mộ và nhờ đó các hoạt động sản xuất nhanh chóng được khôi phục, trong khi ở những nơi khác, điều này vẫn còn bị hạn chế.
Tuy nhiên, tình hình hiện phức tạp hơn dự đoán. Đầu tiên là về nhu cầu hàng hóa, doanh số bán ‘hàng hóa’ vẫn tăng nhanh, đặc biệt là ở Mỹ, khi gói kích thích kinh tế lớn đang thúc đẩy hoạt động mua của người tiêu dùng. Thêm vào đó, hàng bán lẻ tồn kho sụt giảm xuống mức thấp kỷ lục so với doanh số bán hàng trong tháng trước.
Điều này cho thấy rằng, một chu kỳ trữ hàng mạnh mẽ sẽ diễn ra, thậm chí ngay cả khi người tiêu dùng điều tiết việc mua hàng của họ.
Trong khi đó, về chuỗi cung ứng của châu Á, có nguy cơ hệ thống sản xuất của khu vực có thể không hoạt động trơn tru như mong muốn trong ngắn hạn.
Mặc dù tác động của các biện pháp hạn chế khác nhau không còn rõ rệt như trước đây, chúng vẫn là lực cản đối với hoạt động sản xuất – từ giảm giờ làm và nhân công cho đến làm chậm các hoạt động logistic hơn.
Hơn thế, nhiều nhà máy ở châu Á vẫn thuê mướn số lượng công nhân tương đối cao, chủ yếu là cho các khu vực lắp ráp ít được tự động hóa hơn so với các nền kinh tế tiên tiến.
Đường đi tới phục hồi còn xa
Nhiều người có thể chỉ xem đó là các biện pháp riêng lẻ có ít tác động đến sản lượng sản xuất. Nhưng với sự lỏng lẻo hiện đang tồn tại trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ngay cả chỉ một sự suy giảm không đáng kể trong sản xuất hoặc vận chuyển cũng có thể tạo ra những tác động lan xa và rộng. Hơn nữa, những thị trường này là bánh răng thứ cấp trong hệ thống sản xuất toàn cầu bên cạnh những gã khổng lồ như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức và Hàn Quốc. “Và khi các bánh răng thứ cấp mắc kẹt, toàn bộ động cơ sẽ nổ tung” – ông Frederic Neumann nhận xét.
Malaysia là một trong những xưởng thử nghiệm và đóng gói chip ô tô lớn nhất thế giới. Một phần ba điện thoại thông minh trên toàn cầu được lắp ráp tại Việt Nam. Khi nói đến sản xuất bán dẫn, đặc biệt là các sản phẩm cao cấp hơn, Đài Loan thực sự là trục truyền động trung tâm của ngành sản xuất thế giới, chứ không chỉ là bánh răng thứ cấp.
Ngoài ra, còn có một vài vấn đề đau đầu khác. Ở miền Nam Trung Quốc, chủ yếu là tỉnh Quảng Đông, tình trạng thiếu điện đã xuất hiện do đợt nắng nóng gay gắt. Đài Loan cũng đang phải vật lộn với tình trạng thiếu điện cũng như thiếu nước. Trong một hệ thống sản xuất toàn cầu được cân bằng chặt chẽ như hiện tại, sự thiếu hụt này xảy ra hoàn toàn không đúng lúc.
Tất nhiên, những tác động của dịch bệnh lên chuỗi cung ứng sẽ được kết thúc khi vaccine được triển khai rộng rãi. Theo lịch trình giao nhận vaccine hiện nay, tình hình có thể được cải thiện đáng kể từ cuối quý III. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới vật lộn với tình trạng thiếu hụt tất cả các loại hàng hóa, đường đi tới tình hình được cải thiện đó dường như vẫn còn dài.
Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam
13/ Sau thời gian tạm “cấm”, ớt Việt xuất khẩu trở lại Trung Quốc, Malaysia
Để có thể tạm thời xuất khẩu trở lại sản phẩm ớt vào Trung Quốc, Việt Nam cần đáp ứng được một trong hai điều kiện của phía Trung Quốc. Thứ nhất, ớt sẽ phải được sản xuất từ những vùng không nhiễm ruồi đục quả. Thứ hai, ớt phải được xử lý kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu.
Ngay chiều ngày 2/6, Cục Bảo vệ thực vật đã triệu tập cuộc họp với các đơn vị liên quan. Sau khi xem xét nghiên cứu, rà soát, nhận thấy rằng biện pháp sản xuất từ vùng không nhiễm dịch hại, không nhiễm ruồi đục quả sẽ rất khó, Cục Bảo vệ thực vật xác định sẽ triển khai nghiên cứu và thiết kế các thông số kỹ thuật về xử lý kiểm dịch thực vật để gửi sang phía Trung Quốc.
“Biện pháp xử lý dự kiến là bằng Methyl Bromide. Việc này sẽ phải mất thời gian để thực hành thử nghiệm, bởi sẽ phải thu gom lượng nguyên liệu lớn và làm nhiều lần. Cục sẽ cố gắng hoàn thành sớm bộ hồ sơ kỹ thuật về xử lý kiểm dịch thực vật sản phẩm ớt để gửi sang phía Trung Quốc”, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nói.
Liên quan tới mặt hàng ớt, bà Hương thông tin thêm, Malaysia sau 2 năm tạm dừng cũng đã cho phép Việt Nam xuất khẩu trở lại. Điều kiện của Malaysia là ớt cũng phải được sản xuất từ những vùng được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số và kiểm soát toàn bộ quá trình từ lúc trồng đến cơ sở đóng gói, xuất khẩu.
Hiện nay, Cục đã có văn bản gửi các địa phương, doanh nghiệp triển khai các nội dung này. Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các tỉnh phải rất tích cực trong việc phối hợp cùng với Cục Bảo vệ thực vật hoàn thiện các hồ sơ kỹ thuật.
“Các thị trường nhập khẩu hiện nay đều yêu cầu phải quản lý cụ thể từ từng vùng trồng, từng cơ sở đóng gói. Do vậy, trách nhiệm của địa phương rất lớn trong việc thường xuyên giám sát, đôn đốc, đảm bảo là sản phẩm của địa phương đáp ứng đủ, đúng với yêu cầu của các nước nhập khẩu sản phẩm”, bà Hương nhấn mạnh.
Nguồn: Báo Hải quan
14/ Vải Việt Nam cạnh tranh tốt tại Singapore
Vietnamese lychees up for sale at a FairPrice supermarket in Singapore
Mùa vải năm nay, quả vải U hồng Thanh Hà đã chính thức có mặt trên kệ của tất cả 230 cửa hàng thuộc hệ thống siêu thị FairPrice tại Singapore vào ngày 3/6. Quả vải đã lọt tốp 10 sản phẩm rau củ, trái cây có giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam vào Singapore.
Theo bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Singapore, quả vải Việt Nam đã ghi dấu ấn tốt nhờ ưu thế chất lượng và giá cả. Ngay mùa xuất đầu tiên 2020, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu vải lớn thứ 4 vào Singapore, vượt qua Madagascar – một cường quốc xuất khẩu vải của thế giới. Tại các siêu thị, quả vải Việt Nam luôn ở tình trạng khan hiếm, cạnh tranh tốt với vải Trung Quốc dù mức giá cao hơn.
Bà Trần Thu Quỳnh cho biết hằng năm Singapore nhập khẩu hơn 2.000 tấn vải để tiêu thụ trong nước, tái xuất và chế biến vải đóng hộp. Vì vậy, dư địa cho trái vải xuất khẩu của Việt Nam ở “đảo quốc Sư tử” sẽ ngày càng mở rộng trong những năm tới.
Đối với nông sản Việt Nam tại Singapore, bà Trần Thu Quỳnh chia sẻ ngoài những nông sản truyền thống như gạo, điều, tiêu, gần đây Singapore bắt đầu quan tâm nhập khẩu các sản phẩm rau củ, trái cây, cây cảnh và hoa từ Việt Nam, với mức tăng trưởng trung bình 7% liên tục trong giai đoạn 2017-2020.
Ngoài vải, bưởi, xoài là những trái cây mang tính mùa vụ, nhiều sản phẩm trái cây mới của Việt Nam bắt đầu có sự hiện diện cố định tại thị trường Singapore như: chanh leo, hồng xiêm, ổi xanh, ổi đỏ, chuối…
Bà cho biết các nhà nhập khẩu Singapore hiện còn quan tâm đến nhiều sản phẩm khác của Việt Nam, đặc biệt là nhãn, vú sữa, mãng cầu, các loại rau ăn lá, các loại đậu bắp, đậu rồng, dưa chuột, bí ngồi, bầu…
Bà cho biết từng ngành hàng nhập khẩu ở Singapore đều có hiệp hội để liên kết, chia sẻ các thông tin về giá và thị trường. Vì vậy, là nhà xuất khẩu, Việt Nam cần liên kết các doanh nghiệp để không “dẫm chân” nhau về thị trường, không chào hàng để cạnh tranh phá giá, tiến tới “chuyên môn hóa” phân khúc thị trường nước ngoài…
Bà Trần Thu Quỳnh nhận xét chiến lược kinh doanh của nhóm hàng nông sản sẽ rất khác biệt với nhóm hàng công nghệ hay thực phẩm chế biến. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu càng cần xác định chiến lược thâm nhập thị trường bền vững, ổn định, dựa trên chữ tín và tinh thần đối tác, tránh cách thức làm ăn manh mún, chụp giật.
Nguồn: VietnamPlus
15/ Xuất, nhập khẩu: ‘khúc cua gấp’ đã lộ diện
Tăng tốc rất nhanh
Sang các năm 2018-2019 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lần lượt vượt qua Brazil, Ảrập Saudi, Thái Lan và Malaysia. Tiếp theo, đến năm 2020 tiếp tục vượt lên trên Ấn Độ, Ba Lan và Úc để lọt vào tốp 20 quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới.
Xét dưới góc độ đóng góp vào “rổ hàng hóa xuất khẩu” của thế giới, trong khi đóng góp của đa số các quốc gia đều giảm, làm cho xuất khẩu hàng hóa của thế giới năm 2020 giảm 160 tỉ đô la Mỹ và 0,9% so với năm 2017, thì xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 68 tỉ đô la và 0,4%. Các mức tăng này của Việt Nam đều đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Với đặc thù của rổ hàng hóa xuất, nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, khi giá cả thế giới tăng thì rổ hàng hóa nhập khẩu sẽ bị “khuyếch đại” mạnh hơn so với rổ hàng hóa xuất khẩu, ngược lại so với thời đoạn giá cả thế giới giảm trước đó. Đồng nghĩa mối lo nhập siêu đang lấp ló ở phía chân trời.
Với 213 tỉ đô la, năm 2017 Việt Nam xếp thứ 25 trong những quốc gia nhập khẩu lớn nhất, với sáu quốc gia đứng liền kề trên lần lượt là UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ba Lan, Úc và Thái Lan. Đến năm 2020 Việt Nam đã tăng tốc, vượt qua, để trở thành nền kinh tế nhập khẩu lớn thứ 19 của thế giới.
Còn nhập khẩu lại hầu như ngược lại. Trong tổng mức tăng nhập khẩu 25,82 tỉ đô la, nhập từ Trung Quốc đã chiếm 72,3%.
Hạng sẽ tăng, nhưng nhập siêu đang trở lại
Với đặc thù của rổ hàng hóa xuất, nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, khi giá cả thế giới tăng thì rổ hàng hóa nhập khẩu sẽ bị “khuyếch đại” mạnh hơn so với rổ hàng hóa xuất khẩu, ngược lại so với thời đoạn giá cả thế giới giảm trước đó. Điều đó cũng đồng nghĩa mối lo nhập siêu đang lấp ló ở phía chân trời.
Cụ thể, các kết quả tính toán về xuất, nhập khẩu các mặt hàng có các số liệu thống kê về lượng và giá trị bốn tháng qua cho thấy, ở thời điểm này năm ngoái, chúng ta tuy bị thua thiệt về giá 1,13 tỉ đô la trong xuất khẩu nhóm hàng này, cho nên kim ngạch giảm 6,9%, nhưng được lợi 2,54 tỉ đô la trong nhập khẩu nhóm hàng tương tự, cho nên kim ngạch giảm 7,1%. Nhưng, ở thời điểm hiện tại, dù chúng ta được lợi 1,44 tỉ đô la trong xuất khẩu do giá tăng, nhưng lại bị thiệt tới 3,75 tỉ đô la trong nhập khẩu, nên kim ngạch nhập khẩu tăng khủng tới 40,2%.
điều kiện như vậy, rất có thể năm nay Việt Nam sẽ khôi phục được nhịp độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu rất cao như trước đây, nên còn tiếp tục được thăng hạng, nhưng lại khó duy trì được mạch xuất siêu năm năm liên tiếp vừa qua và lạm phát sẽ lại tăng, còn tác dụng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng yếu hơn sẽ chỉ là những hệ quả tất yếu. 
Nguồn: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
16/ Xuất khẩu rau quả vượt dịch, tăng tốc trở lại
Xuất khẩu rau quả lấy lại đà tăng
Sang năm 2021, hoạt động xuất khẩu mặt hàng này đã dần khởi sắc với mức tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tháng 5/2021 đạt 400 triệu USD, tăng 48,3% so với tháng 5/2020. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp kể từ đầu năm 2021 rau quả duy trì đà tăng so với các tháng cùng kỳ của năm 2020.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 1,77 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020. 
Một trong những nguyên nhân mang về mức tăng trưởng ấn tượng này là do hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, thị trường trọng điểm của Việt Nam, đang có nhiều tín hiệu tích cực. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2021, rau quả xuất khẩu sang thị trường này đạt 866,19 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2020. 
Tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 63,2%, tăng 2,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. 
Chia sẻ với người viết, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, cho biết: “So với cùng kỳ năm ngoái, tình hình kiểm soát dịch khi xuất khẩu sang Trung Quốc đã bớt gây gắt nên hàng rau quả nhập khẩu vào đã thuận lợi lưu thông.
Bên cạnh đó, tình hình dịch tại các thị trường xuất khẩu đã ổn định hơn nhờ vắc xin nên kinh tế dần phục hồi, mở cửa và nhất là Trung Quốc. Không chỉ thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trướng như Mỹ, Nga, Australia…đều tăng mạnh lần lượt là 16,6%, 32,4%, 34,3%…
Chia sẻ với người viết, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, cho biết: “Trong thời gian dịch bệnh, những sản phẩm rau quả tươi gặp trở ngại lớn trong quá trình bảo quản cũng như vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, công ty đã chuyển sang đẩy mạnh sản phẩm đông lạnh và đạt được tín hiệu thị trường tốt, đặc biệt là sản phẩm sầu riêng đông lạnh.
Cũng theo doanh nghiệp này, để thích nghi với tình hình hiện nay, tỷ trọng xuất khẩu hàng đông lạnh của công ty đã vượt xa hàng rau quả tươi, chiếm đến 70% và chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
Nguồn: Vietnambiz
Nguồn: Tổng cục Hải quan
17/ Đối xử đặc biệt và khác biệt đối với khai thác IUU trong đàm phán thủy sản
Nhóm đàm phán về các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tiếp tục thảo luận về một dự thảo văn bản hợp nhất về việc chấm dứt trợ cấp thủy sản có hại trong một loạt cuộc họp vào cuối tháng 5.
Các thành viên tập trung vào đối xử đặc biệt và khác biệt (S&DT) đối với các nước đang phát triển như được đề cập trong chương đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU) của văn bản dự thảo hợp nhất. Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 11 của WTO (MC11) và mục tiêu 14.6 phát triển bền vững của Liên hiệp quốc trao cho các nhà đàm phán nhiệm vụ đảm bảo một thỏa thuận về loại bỏ trợ cấp đối với khai thác IUU và cấm một số hình thức trợ cấp thủy sản góp phần gây ra tình trạng dư thừa và đánh bắt quá mức vào cuối năm 2020.
Vào tháng 3/2020, cuộc khủng hoảng Covid-19 dẫn đến việc tạm dừng các cuộc họp trực tiếp và các thành viên sử dụng các cuộc họp trực tuyến và trao đổi bằng văn bản để tiếp tục đàm phán. Bất chấp những nỗ lực đàm phán và các cuộc họp “gần như hàng ngày” vào cuối tháng 11 năm ngoái, các thành viên WTO đã không thể kết thúc đàm phán trước cuộc họp không chính thức ngày 14/12/2020 của Ủy ban Đàm phán Thương mại (TNC). Các thành viên WTO cam kết dựa vào tiến độ năm 2020 và đạt được giải pháp vào năm 2021. Nhóm Đàm phán mở không chính thức về quy tắc (Trợ cấp Thủy sản) đã được triệu tập ở cấp trưởng đoàn vào các ngày 27, 29 và 31/5.
Điều 3.8 trong dự thảo văn bản nêu rõ rằng lệnh cấm theo Điều 3.1 “sẽ không áp dụng đối với các khoản trợ cấp được cấp hoặc duy trì bởi các thành viên là nước đang phát triển, bao gồm cả các thành viên nước kém phát triển nhất (LDC), dành cho những hoạt động liên quan đến thu nhập thấp, nghèo tài nguyên hoặc sinh kế hoặc các hoạt động liên quan đến đánh bắt trong phạm vi 12 hải lý”được đo từ đường cơ sở trong thời hạn hai năm kể từ ngày công cụ đề xuất có hiệu lực. Một số thành viên là các nước phát triển và đang phát triển cho biết họ “có thể đồng ý với văn bản này”, nhận xét rằng các cuộc đàm phán “đã đến hồi kết” và các thành viên nên chuẩn bị để đưa ra các thỏa hiệp.
Có thành viên cho rằng, việc miễn trừ không nên giới hạn thời gian. Không nên miễn trừ đối với trụ cột này, lập luận rằng đánh bắt IUU là “có hại và bất hợp pháp” và do đó họ sẽ không nhân nhượng. Một quốc gia đang phát triển khác cho biết họ không có ý định sử dụng S&DT trong trụ cột IUU nếu được đưa vào và bày tỏ sự sẵn sàng đảm nhận “những trách nhiệm tương xứng với trình độ phát triển và năng lực của mình”.
Trong các cuộc thảo luận sâu hơn, các thành viên WTO đã tranh luận về cách điều chỉnh đối xử đặc biệt để đảm bảo các quốc gia không lạm dụng các quyền miễn trừ dành cho những nước dễ bị tổn thương nhất. Các thành viên đề xuất một loạt các lựa chọn để cân bằng S&DT với các mục tiêu bền vững, bao gồm một phụ lục liệt kê các quốc gia đang phát triển đủ điều kiện hoặc bao gồm một điều khoản “chọn không tham gia”. Có thành viên đã đề xuất các cam kết thực hiện riêng lẻ tương tự như các cam kết trong Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại, trong đó mỗi nước đang phát triển sẽ chỉ ra các lệnh cấm trợ cấp đánh bắt mà họ cần hỗ trợ và trong thời gian bao lâu. Có thành viên khác muốn có các đảm bảo pháp lý rằng một số “nhân tố chính” sẽ không được hưởng lợi từ các miễn trừ S&DT.
Chủ tọa cuộc đàm phán, Đại sứ Santiago Wills của Colombia, cho biết chủ đề của S&DT là một trong những mối quan tâm được trích dẫn nhiều nhất. Các thành viên tiếp tục rơi vào ba loại: những nước bày tỏ lo ngại các điều khoản quá rộng và làm giảm hiệu quả của hiệp định bảo vệ nguồn cá; những nước cho rằng các điều khoản quá hẹp và khó tiếp cận; và những nước sẵn sàng chấp nhận dự thảo văn bản như một sự thỏa hiệp, với mục tiêu hoàn thành đàm phán vào tháng 7/2021.Các thành viên tin rằng các điều khoản quá hẹp đã bày tỏ lo ngại rằng “trung gian” không thể là cơ sở để xác định S&DT. Về khai thác IUU, các thành viên đã tranh luận về việc cơ quan xác định đánh bắt IUU nào nên được công nhận và việc cấm trợ cấp sẽ tự động như thế nào.
Các cuộc thảo luận về S&DT trong chương IUU đã giúp làm rõ quan điểm của các nước đang phát triển rằng S&DT trong chương IUU là nhằm đảm bảo phúc lợi của ngư dân khai thác và giải quyết các vấn đề thực hiện, không cho phép trợ cấp cho việc đánh bắt bất hợp pháp.Đại diện của cả các nước phát triển và đang phát triển cho biết phần đánh bắt IUU của văn bản đang đưa các thành viên đến gần hơn với thỏa hiệp.
Vào ngày 25/5, Nhóm châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương (ACP) và Nhóm châu Phi đã đưa ra một đề xuất chung về S&DT cho các nước đang phát triển về chương đánh bắt quá mức và quá công suất của dự thảo văn bản. Đề xuất đã không được thảo luận trong cuộc họp vào ngày 27/5.
Trong cuộc họp với các trưởng phái đoàn vào ngày 21/4 trước đó, Mỹ đề nghị tìm hiểu các phương án để loại bỏ lao động cưỡng bức trên tàu cá. Mỹ cho biết họ dự định tìm hiểu cách thức các quy tắc trợ cấp nghề cá, bao gồm cả đánh bắt IUU, có thể hỗ trợ các nỗ lực chống lao động cưỡng bức trên tàu cá. Đề xuất đưa ra một cách tiếp cận “bao gồm (1) bao trùm các nguyên tắc hiệu quả về trợ cấp có hại cho các hoạt động đánh bắt có thể liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức;(2) sự thừa nhận rõ ràng vấn đề và sự cần thiết phải loại bỏ; và (3) tính minh bạch đối với các tàu thuyền hoặc người điều hành sử dụng lao động cưỡng bức.Đề xuất đã không được trình bày trong cuộc họp vào ngày 27/5. Các thành viên WTO có kế hoạch thảo luận về tính linh hoạt bền vững trong đánh bắt quá mức và quá công suất, đánh bắt xa bờ và các chủ đề khác trong các cuộc họp sẽ được tổ chức từ ngày 2-11/6.
Nguồn: Báo Công Thương
18/ Sản xuất hồi phục bất chấp làn sóng dịch lần thứ 4
Sản xuất công nghiệp tăng 9,9%.
Trong 5 tháng, một số ngành có mức tăng cao như sản xuất kim loại tăng 38%; sản xuất xe có động cơ tăng 35%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 15,6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 15,5%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 13,6%… 
Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, ước tính IIP tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,6% và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện DN nước ta vẫn đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn bủa vây. Như Bắc Giang, Bắc Ninh… dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Dệt may, da giày – đã có tín hiệu khởi sắc 
Bức tranh sản xuất công nghiệp 2 tháng được tô điểm màu sắc tươi sáng của hai ngành công nghiệp thế mạnh nước ta là ngành dệt may, da giày. Theo đó đã có nhiều dấu hiệu tích cực từ thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc khi nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu đến quý III năm nay.
Trong tháng 5, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2020; ngành sản xuất trang phục lần lượt tăng 2,1% và 12,9%. Bên cạnh đó, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 8,1% và 21,2%. Tính chung 5 tháng, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 8,1% so với cùng kỳ; ngành sản xuất trang phục tăng 9.1% và ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12%.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 60,1%; kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 66,2%. Còn kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 8,46 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ
Một số sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng khá như: Vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 261,5 triệu m2, tăng 9,3% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 482,5 triệu m2, tăng 8,8% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt 1.882,9 triệu cái, tăng 9,7%; giầy dép da ước đạt 121 triệu đôi, tăng 12,6%.
Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam
19/ Quyền sở hữu trí tuệ nào cho Nông sản Việt
Gần đây nhất là vụ tên giống lúa ST25 bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký như thương hiệu cho sản phẩm gạo), hay mất quyền đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ (quyền đối với giống cây trồng, sáng chế…).
Một mặt, mất quyền tài sản trí tuệ sẽ đồng nghĩa với mất vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, vốn rất nhiều cạnh tranh, điều ảnh hưởng tới sự sống còn của doanh nghiệp. Mặt khác, khi chi phí bỏ ra cho phát triển nhãn hiệu hay cho nghiên cứu sáng tạo không phải là nhỏ, thì việc mất quyền tài sản trí tuệ cũng đồng nghĩa với thiệt hại tài chính đáng kể cho doanh nghiệp.
Cụ thể, đổi mới sáng tạo có thể làm giảm nguy cơ bất ổn có thể xảy ra (như nguy cơ gặp khó khăn khi có những thay đổi môi trường sản xuất do bão lũ, hạn hán, hay thay đổi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường), đồng thời mang lại những cơ hội mới (thâm nhập vào thị trường mới nhờ sản phẩm cải tiến, hay dễ dàng kêu gọi đầu tư góp vốn hơn), cũng như nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng.
Cũng dưới góc nhìn này, quyền SHTT còn có thể giúp doanh nghiệp thu hồi lại chi phí đầu tư vào nghiên cứu phát triển (nhờ vào cấp li-xăng, chuyển giao tài sản trí tuệ, hay khai thác các quyền SHTT mà doanh nghiệp là chủ sở hữu).
Thứ nhất, chiến lược SHTT cần xác định được những tài sản trí tuệ doanh nghiệp đã có và có thể có trong tương lai.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, quyền SHTT của doanh nghiệp chủ yếu là các quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hay còn gọi là thương hiệu, bằng sáng chế, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh) và quyền đối với giống cây trồng. Cần phải nhắc lại hai đặc điểm quan trọng của các quyền SHTT nói trên, đó là tính lãnh thổ (đăng ký bảo hộ quyền SHTT ở quốc gia nào thì chỉ được hưởng bảo hộ quyền SHTT ở quốc gia đó) và quyền nộp đơn sớm nhất (người nộp đơn sớm nhất sẽ có lợi thế nhất).
Xin lưu ý là có một số cơ chế bảo vệ quyền SHTT quốc tế, cho phép đăng ký bảo hộ một lần cùng ở nhiều quốc gia khác nhau (như bằng sáng chế châu Âu, nhãn hiệu châu Âu, bảo hộ giống cây trồng châu Âu, nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid), nhằm giảm chi phí đăng ký và đơn giản hóa thủ tục đăng ký.
Một điểm khác cũng cần chú ý khi đăng ký bảo hộ ở nước ngoài, đó là cần nắm rõ các quy định luật quốc gia. Ví dụ như đối với giống cây trồng, luật các quốc gia trên thế giới không hẳn là giống nhau. Ở phần lớn các nước, bằng bảo hộ giống cây trồng có thể được cấp cho loại giống “mới”, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn khác như “khác biệt, đồng nhất, ổn định và có tên phù hợp” (như theo điều 158 Luật SHTT Việt Nam hiện hành).
Ở các nước này, không thể đăng ký bằng sáng chế cho giống cây trồng. Tuy nhiên, ở một số nước khác, như Mỹ chẳng hạn, thì ngoài chế độ cấp bằng bảo hộ cho giống cây trồng (Plant Variety Protection) thì luật quốc gia này cũng cho phép cấp bằng sáng chế (patent) cho phương pháp lai tạo ra giống mới hay cấp bằng sáng chế tiện ích (utility patent) cho loại cây trồng mới. Vì thế, có thể thấy rất nhiều giống hoa quả mới được cấp bằng sáng chế ở Mỹ. Nắm được sự khác biệt của các quy định pháp lý quốc gia sẽ tránh cho doanh nghiệp mất đi các cơ hội đăng ký bảo hộ, sản sinh ra tài sản trí tuệ mới.
Thứ hai, một chiến lược SHTT hợp lý và lâu dài thì không thể thiếu kế hoạch duy trì, bảo vệ cũng như khai thác các tài sản trí tuệ đã tạo ra.
Đăng ký bảo hộ quyền SHTT sẽ đi cùng với việc duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền SHTT này, cụ thể là đóng lệ phí duy trì hiệu lực tại các cơ quan về SHTT quốc gia. Hiện nay, các doanh nghiệp lớn trên thế giới thường ủy nhiệm việc đại diện, quản lý và đóng lệ phí duy trì nhãn hiệu, bằng sáng chế… cho các văn phòng luật chuyên về SHTT, để đảm bảo không xảy ra sai sót dẫn đến việc bằng bảo hộ bị mất hiệu lực.
Không chỉ thế, bản thân doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch chủ động bảo vệ quyền SHTT của bản thân để phản ứng kịp thời khi xảy ra vi phạm (như trong vụ tên giống lúa ST25 bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký làm nhãn hiệu, nếu như doanh nghiệp Việt không làm thủ tục phản đối kịp thời, thì nhãn hiệu ST25 sẽ được cấp cho người đăng ký). Cũng thế, việc phát triển và khai thác tài sản trí tuệ là phần không thể thiếu trong mỗi chiến lược doanh nghiệp. Đối với các quyền SHTT, doanh nghiệp cần lập rõ chiến lược chuyển nhượng quyền khai thác, cấp li-xăng, hay trực tiếp khai thác.
Nguồn: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
20/ Doanh nghiệp thủy sản chế biến sâu để xuất khẩu
Hai mặt hàng chủ lực tăng cao
Trong số các mặt hàng thủy sản XK của các doanh nghiệp Việt Nam, 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra bứt phá tăng trưởng ngoạn mục. Đáng chú ý là mặt hàng cá tra XK đang phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt XK sang thị trường Mỹ trong tháng 5/2021 bứt phá với mức tăng khoảng 200%, đạt 33 triệu USD, đưa kết quả XK 5 tháng đầu năm 2021 lên 135 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, mặt hàng philê cá tra đông lạnh tăng rất cao từ tháng 3. Chỉ tính riêng tháng này, Mỹ đã nhập khẩu 9.524 tấn philê cá tra đông lạnh chủ yếu từ Việt Nam, với trị giá 25,4 triệu USD trong tháng 3, tăng 226% về lượng và 239% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá XK cá tra trung bình sang thị trường Mỹ năm 2020 mặc dù thấp hơn so với năm 2019, nhưng sang quý 1/2021, cá tra phile đông lạnh trung bình XK sang Mỹ tăng lên mức 2,87 USD/kg. Kể từ cuối năm 2020, lượng cá tra tồn kho tại Mỹ đã không còn nhiều, thêm vào đó là sản lượng cá da trơn nội địa của nước này cũng sụt giảm..
EU đang là điểm đến kỳ vọng của thuỷ sản Việt
XK thuỷ sản Việt Nam sang EU tháng 5 tiếp tục tăng 30% đạt gần 95 triệu USD, sau khi tăng mạnh 36% trong tháng 4 với 97 triệu USD. Luỹ kế XK 5 tháng đầu năm sang EU đạt trên 380 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo phân tích của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), XK cá tra hồi phục nhờ các thị trường chính là Mỹ, Trung Quốc, châu Âu tăng mua trở lại. Đặc biệt, thị trường Mỹ có mức tăng mạnh nhất nhờ vắc xin Covid-19 đã được tiêm chủng rộng, các nhà nhập khẩu tăng mua để phục vụ cho dịch vụ ăn uống được hoạt động trở lại. Cùng với cá tra, mặt hàng tôm XK tiếp tục tăng cao. XK tôm tăng 25% trong tháng 5 đạt 375 triệu USD, sau khi đạt trên 300 triệu USD trong tháng 4, tăng 23%. Tính đến hết tháng 5, XK tôm của Việt Nam đạt 1,34 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ.Tính chung, XK cá tra của các doanh nghiệp Việt Nam đang hồi phục cao hơn dự kiến, với mức tăng 26% đạt 134 triệu USD trong tháng 5, sau khi tăng 25,8 triệu USD đạt 145 triệu USD trong tháng 4. Kim ngạch XK cá tra 5 tháng đầu năm đạt 623 triệu USD, tăng 12%.
Bên cạnh hai mặt hàng XK chủ lực, nhiều mặt hàng hải sản XK cũng tăng khá cao. Tính đến cuối tháng 5, XK các mặt hàng hải sản đạt 1,3 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, XK cá ngừ chiếm 22% với 292 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, trong tháng 4 và 5, XK cá ngừ tăng gần 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước, là những tín hiệu tích cực cho xu hướng những tháng tới. XK các loại cá biển khác chiếm 53% XK hải sản với 698 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 12%; XK mực, bạch tuộc tăng 11% đạt 212 triệu USD cũng hồi phục khả quan từ tháng 3 đến nay. XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng tăng mạnh 81% trong tháng 5 góp phần đưa kết quả 5 tháng đầu năm lên gần 49 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường NK hồi phục
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta cho rằng, Covid-19 đã tác động xấu đến thế giới, nhưng “trong nguy có cơ”. Cái nguy là một số cường quốc nuôi tôm đang vật vã với Covid-19, chắc chắn chuỗi cung ứng nuôi ít nhiều bị gãy đổ. Đó là cơ hội cho con tôm của DN Việt Nam thuận lợi XK hơn. “Tuy nhiên, chúng ta cũng không chủ quan, bởi sự tăng trưởng chỉ bền vững khi có sự đồng bộ. Các mắt xích trong chuỗi giá trị con tôm cần lắm yếu tố này. Thí dụ, nuôi tôm phát triển nhanh quá, có thể dẫn tới thiếu thức ăn cho tôm cục bộ”- ông Hồ Quốc Lực cảnh báo.
Là một trong những DN chế biến XK tôm nuôi hàng đầu tại Việt Nam, ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho rằng, để chuẩn bị nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến sâu, Minh Phú đã quyết định mở rộng vùng nuôi trong nước, tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại để đổi mới con giống, công nghệ nuôi. Tính đến cuối năm 2020, Minh Phú đã tự nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm công nghệ cao 2-N-4, từ đó đưa vào vận hành hiệu quả tại 2 vùng nuôi với 900 ha; đồng thời đẩy mạnh hợp tác với một số viện nghiên cứu trong và ngoài nước để hiện đại hóa công nghệ nuôi tôm. Ngoài ra, trong nhiều năm qua, Minh Phú đã và đang thiết lập mạng lưới liên kết và cung ứng tôm trải rộng khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nam bộ, với đa dạng mô hình nuôi tôm bền vững, như 100.000 ha nuôi tôm công nghiệp, 25.000 ha nuôi tôm sinh thái rừng ngập mặn, cùng hơn 10.000 ha diện tích nuôi tôm – lúa. Cùng với đó, để gia tăng giá trị sản phẩm XK, công ty đã tập trung chế biến sâu, xây dựng và duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc theo từng loại nguyên liệu, thậm chí từng vùng nuôi…
Theo nhận định của VASEP, yếu tố chính quyết định diễn biến XK thuỷ sản của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại chính là thị trường. Ngoài Mỹ và EU, XK sang các thị trường có FTA với Việt Nam trong 2 năm qua tiếp tục tăng mạnh, trong đó XK sang Australia tăng 65% trong 5 tháng đầu năm nay, sang Canada tăng 12%, sang Anh tăng 17%. Những thị trường này đều chiếm tỷ trọng 3,3-4% kim ngạch XK thuỷ sản của Việt Nam và đây sẽ là những thị trường có vai trò đáng kể thúc đẩy tăng trưởng XK thuỷ sản của Việt Nam năm 2021 và những năm tới.
Nguồn: Báo Hải quan
21/ Hàng Việt sớm cải thiện thị phần tại Anh
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/5/2021,
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Anh từ đầu tháng 5/2021 trở đi sẽ thuận lợi hơn nữa khi UKVFTA chính thức đi vào thực thi sau 4 tháng có hiệu lực tạm thời. Và thực tế, ước 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sang Anh tăng trưởng trên 20% so với cùng kỳ năm 2020, đạt kim ngạch khoảng 2,4 tỷ USD. UKVFTA được ký kết vào ngày 29/12/2020 tại Anh, có hiệu lực chính thức từ 1/5/2021.
Anh là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, thương mại 2 chiều Việt – Anh đạt 6,6 tỷ USD, trong đó Anh đứng thứ 9 trong các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, với kim ngạch 5,76 tỷ USD.
65% số dòng thuế được xóa bỏ khi UKVFTA có hiệu lực và tăng lên 99% sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan. Đến thời điểm cuối lộ trình, Việt Nam sẽ hưởng lợi qua việc tiết kiệm được 114 triệu bảng Anh tiền thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu.
Nhìn vào tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm tại Anh là trên 700 tỷ USD, có thể thấy hàng Việt hiện mới chiếm không quá 1%. Đơn cử, với mặt hàng cà phê, dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất tính theo khối lượng vào thị trường này, nhưng tính theo trị giá thì mới chiếm 10,9%, đứng thứ 4 (sau Pháp, Đức và Brazil).
Ngành hàng rau quả cũng có lợi thế đáng kể về thuế quan ưu đãi từ UKVFTA, với 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả có mức thuế suất 0%. Theo thống kê của Uncomtrade (cơ sở dữ liệu thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu của Liên hợp quốc), tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Anh năm 2019 đạt hơn 1,6 tỷ USD, nhưng rau quả từ Việt Nam chỉ đạt khoảng 10 triệu USD/năm.
“Để có thể mở rộng thị phần, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam phải đáp ứng một cách bền vững các quy định pháp luật của Anh về an toàn vệ sinh thực phẩm, giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu thấp, kiểm dịch thực vật, giống cây biến đổi gen, khả năng truy xuất nguồn gốc rõ ràng”, ông Nguyễn Cảnh Cường đề nghị.
Chìa khóa đưa hàng vào Anh
Nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Anh rất lớn. Bà Anh Dao Carrick, chuyên gia thương mại tại Anh lưu ý: “Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam nên cùng với nhà phân phối sở tại phát triển thương hiệu sản phẩm của riêng mình phù hợp với từng phân khúc thị trường”.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ trực tiếp với các siêu thị hoặc các cửa hàng bán lẻ để đưa hàng vào Anh. Tuy nhiên, các thương hiệu sản phẩm Việt Nam chưa được nhận diện tại Anh thì khó có thể thâm nhập thị trường theo cách này.
“Doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng đại lý hoặc nhà phân phối địa phương để tiếp cận thị trường. Một đại lý thương mại có thể thay mặt một nhà xuất khẩu, hoặc một nhà máy để giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho các khách hàng tiềm năng tại Anh”, bà Anh Dao Carrick nói.
Một điều quan trọng nữa, khi chọn nhà phân phối hoặc đại lý, doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo rằng, họ am hiểu các sản phẩm của mình, có khả năng marketing, có tiềm lực tài chính và uy tín (không bị khiếu, không nợ quá hạn …).
Riêng với nông sản, cần lưu ý, các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía Anh rất cao. Họ kiểm soát rất chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và các sản phẩm hóa chất dùng trong nông nghiệp. Ngoài ra, nhãn mác cho thực phẩm phải đảm bảo tính xác thực (thực phẩm khớp với mô tả).
Nguồn: Báo Đầu tư
22/ Xuất khẩu xoài sang Hoa Kỳ: Giải pháp nào cho mục tiêu chiếm 1% thị phần?
Sau 2 năm Việt Nam xuất khẩu xoài sang thị trường Hoa Kỳ, lượng xoài tươi mới chiếm 0,1% tổng lượng xoài tươi nhập khẩu của nước này.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, nhập khẩu xoài các loại của Hoa Kỳ trong 3 tháng đầu năm 2021 đạt 762,1 nghìn tấn (221,9 triệu USD), giảm 8,1% về lượng nhưng tăng 2,1% về giá. Giá xoài các loại nhập khẩu bình quân đạt 291,2 USD/tấn, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Mỹ. Tỷ trọng nhập khẩu ổn định.
Ông Nguyễn Đình Tùng – Giám đốc Công ty Vina T&T – cho biết, sau hơn 2 năm trái xoài của Việt Nam được phép xuất khẩu sang đây, sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Một số giống xoài như: tượng da xanh, xoài cát Hòa Lộc đang tiêu thụ tốt tại thị trường này.
Tuy nhiên, gần đây do thời gian vận chuyển logistics đường biển kéo dài hơn 30 ngày, trong khi thời gian bảo quản xoài chỉ khoảng 35 ngày, doanh nghiệp không đủ thời gian để bán.
Hiện, việc xuất khẩu xoài chủ yếu được thực hiện bằng đường hàng không. Ông Nguyễn Đình Tùng cho hay, xoài cát Hòa Lộc mua tại Việt Nam thời điểm cao nhất khoảng hơn 3 USD/kg, cộng với chi phí vận chuyển thì giá thành tại Hoa Kỳ lên tới 13 – 14 USD/kg, cũng có thời điểm lên tới 16 USD/kg. Đối với xoài tượng da xanh, hiện giá thành cũng lên đến 10 USD/kg. Trong khi giá nhập khẩu bình quân xoài các loại tại thị trường Hoa Kỳ chỉ khoảng 3 USD/kg.
Xoài có nhiều loại, mỗi loại có hương vị và phân khúc thị trường riêng. Lựa chọn phân khúc xoài đặc sản như xoài cát Hòa Lộc, xoài tượng da xanh là hướng đi của doanh nghiệp.
Để xuất khẩu và tiêu thụ xoài tốt ở Mỹ, các chuyên gia cho rằng, các nhà xuất khẩu và kinh doanh xoài cần tạo nhiều ấn tượng hơn nữa trong việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm này.
Tránh việc cạnh tranh chụp giật, ăn xổi, tự buộc chân nhau, sẽ ảnh hưởng đến văn hóa xuất khẩu và trái cây Việt Nam sẽ mất uy tín tại thị trường xuất khẩu.
Nguồn: Báo Công Thương
23/ Hàng nội thất Việt bị áp thuế cao: Áp lực với nhà bán lẻ Canada
Theo CBSA, một số nội thất nhập từ Trung Quốc hiện phải chịu mức thuế tạm thời lên tới 296%, trong khi các sản phẩm từ Việt Nam phải chịu mức thuế tới 101%.
Theo quyết định sơ bộ của CBSA sau một cuộc điều tra về bán phá giá., một số sản phẩm nội thất nhập từ Trung Quốc hiện phải chịu mức thuế tạm thời lên tới 296%, trong khi các sản phẩm từ Việt Nam phải chịu mức thuế tới 101%.
Tại cửa hàng Dodd’s Furniture & Mattress ở Victoria, tỉnh British Columbia, một chiếc ghế sofa bọc da, có thể ngả và tích hợp cổng sạc USB, ở thời điểm đầu tháng 5/2021 có giá 6.498 CAD (5.378 USD). Tới giữa tháng 5/2021, mức giá cho sản phẩm này đã vọt lên 24.998 CAD (20.691 USD).
Hội đồng bán lẻ Canada (RCC) đã thành lập một liên minh các nhà bán lẻ để phản đối mức thuế mới. Các mức thuế này vẫn có thể thay đổi khi CBSA đưa ra quyết định cuối cùng vào đầu tháng 8/2021. Vụ việc này sẽ được đưa ra Tòa án Thương mại Quốc tế Canada vào tháng 9/2021.
Palliser Furniture Ltd. (có trụ sở tại Winnipeg) – công ty khởi xướng cuộc điều tra bán phá này – đã lập luận rằng hoạt động sản xuất của Canada cần phải có sân chơi bình đẳng để cạnh tranh với các nhà cung cấp ở nước ngoài.
Mobilia, nhà bán lẻ đồ nội thất có trụ sở tại Montreal, dự kiến sẽ tăng giá trong những tháng tới và hiện bán lỗ một số mặt hàng.
Chủ tịch Mobilia, Johannes Kau, cho biết: “Chúng tôi có nhiều đơn đặt hàng kéo dài đến tận tháng 10, tháng 11/2021. Một số đơn hàng đã bị trì hoãn do các nhà máy đóng cửa trong đại dịch. Mobilia đang phải đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng lớn về tài chính vì chúng tôi không muốn nói với khách hàng rằng chúng tôi phải tính thêm phí cho họ.”
Các nhà bán lẻ trong liên minh trên sẽ tham gia vào quá trình xét xử của tòa án và một số nhà bán lẻ đã gửi thư đề nghị các nghị sỹ thúc giục Bộ trưởng An ninh công cộng và Bộ trưởng Tài chính xem xét giảm thuế cho đến khi tòa án đưa ra kết luận của mình.
“Kỳ lạ về quyết định của CBSA là ở chỗ nó đưa ra trong đại dịch,” Diane Brisebois, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của RCC. Mặc dù các nhà bán lẻ đồ nội thất như Leon’s hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao do người Canada dùng tiết kiệm để nâng cấp điều kiện sinh hoạt trong đại dịch, thì họ cũng bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa và chi phí tăng thêm khi bán online
Ngoài ra, các nhà sản xuất ở trong nước và quốc tế đều tăng giá do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng dẫn đến thiếu hụt một số nguyên vật liệu. Chi phí vận chuyển cũng tăng lên. Trong bối cảnh này, các mức thuế mới được cho là một “quả bom tài chính” đối với các nhà bán lẻ.
“Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để tìm nguồn cung thay thế. Mobilia đã mua một số sản phẩm từ các nhà sản xuất Canada, nhưng mức thuế trong một số trường hợp đã khiến công ty chuyển sang các nhà cung cấp Italy,” ông Kau cho biết.
Leon’s Furniture cũng mua sản phẩm của một số nhà cung cấp Canada, nhưng Chủ tịch của Leon’s Furniture Ltd., ông Mike Walsh cho biết hoạt động sản xuất ở Canada không thể đáp ứng nhu cầu của nhà bán lẻ này.
Nguồn: VietnamPlus
Công nhân Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Thuận An kiểm tra các chi tiết khung giường gỗ.
24/ Nhật Bản giữ nguyên thuế chống bán phá giá với hóa chất từ Hàn Quốc
Nhật Bản giữ nguyên thuế chống bán phá giá ở mức 30,8% trong năm năm đối với hợp chất kali cacbonat (dùng trong sản xuất kính cho các màn hình tinh thể lỏng và phụ gia mỳ ramen) từ Hàn Quốc.
Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 8/6 cho biết nước này đã quyết định giữ nguyên thuế chống bán phá giá ở mức 30,8% trong năm năm đối với hợp chất kali cacbonat nhập khẩu từ Hàn Quốc, dựa trên kết quả cuộc điều tra kéo dài một năm, theo yêu cầu của một nhóm doanh nghiệp của nước này.
Trước đó, ngày 25/3, Bộ Tài chính Nhật Bản đã tạm thời áp thuế chống bán phá giá trong bốn tháng đối với hợp chất kali cacbonat nhập khẩu từ Hàn Quốc
Theo các doanh nghiệp Nhật Bản, loại hợp chất kali cacbonat nói trên đang được bán tại Nhật Bản với giá rẻ hơn tại Hàn Quốc và điều này gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước, buộc họ phải hạ giá bán hoặc ngăn cản họ tăng giá.
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, tình trạng bán phá giá đã gây “thiệt hại đáng kể” cho ngành công nghiệp của nước này, do đó các mức thuế bổ sung là cần thiết để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
Hàn Quốc hiện là nước xuất khẩu kali cacbonat nhất thế giới. Hợp chất này còn dung sản xuất các phụ gia cho mỳ ramen.
Nguồn: VietnamPlus
25/ Xuất khẩu tôm tăng mạnh và thời cơ mở rộng nhờ FTA
Theo quy định mới của EU, từ ngày 1/7/2021, tất cả hàng hoá được đưa vào EU có nguồn gốc giao hàng từ nước thứ ba đều thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) và phải khai báo hải quan.  Quy định này áp dụng với cả hàng hoá được đặt từ các cửa hàng trực tuyến ở nước ngoài.
Trước đây, những loại hàng có giá trị thấp được đặt từ nước ngoài có thể được coi là không đáng kể. Tuy nhiên, theo quy định mới, một người đặt những mặt hàng như vậy từ nay sẽ phải cộng thêm khoản chi phí về thuế và lệ phí hải quan vào giá thành cuối cùng, cũng như phải tính đến các chi phí vận chuyển và phí khác có liên quan. Và từ ngày 1/7/2021, những chuyến hàng có giá trị thấp tối đa là 22 Euro nhập khẩu từ bên ngoài EU cũng sẽ phải chịu thuế VAT và khai báo hải quan.
Để thực hiện tốt quy định mới, người khai hải quan cần bám sát những nguyên tắc quan trọng theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan. Trước hết, người mua cần xác định rõ nước gửi hàng. Một số cửa hàng trực tuyến có thể đặt tại châu Âu nhưng trên thực tế hàng hoá được gửi từ bên ngoài lãnh thổ EU. Nước gửi hàng là yếu tố thông tin quan trọng để quyết định thông quan.
Cũng liên quan đến thuế, việc xác định số tiền thuế VAT cần được tính đến khi mua hàng. Nếu người bán đã đăng ký trên hệ thống thuế giá trị gia tăng của EU (IOSS) thì thuế VTA mà người mua trả đã được tính vào giá bán hàng trực tuyến. Điều này có thể xảy ra với số hàng trị giá tối đa 150 Euro.
Ngoài ra, việc thực hiện thủ tục thông quan cũng là yếu tố phải xem xét. Nếu thuế VAT được thanh toán tại thời điểm mua hàng thì công ty vận tải có thể thực hiện thủ tục hải quan đại diện cho người mua. Theo hướng dẫn của công ty vận tải, nếu cửa hàng trực tuyến không cộng thuế VAT hoặc trị giá hàng hoá vượt quá 150 Euro, người mua hàng phải trực tiếp làm thủ tục hải quan cũng như nộp tiền thuế và lệ phí hải quan phát sinh.
Yếu tố quan trọng cuối cùng của giao dịch mua hàng là thời điểm hàng đến. Tất cả hàng hoá được gửi từ bên ngoài EU phải được khai báo và nộp thuế VAT nếu giao hàng vào ngày 1/7/2021 hoặc sau thời hạn này. Thời điểm đặt hàng không được dùng làm căn cứ để tính thuế và lệ phí trong trường hợp này.
Nguồn: Tạp chí Tài chính
26/ Tận dụng tốt EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU
Từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực đến nay, XK da giày Việt Nam vào thị trường EU liên tục tăng trưởng. Gần 99% hàng XK tận dụng được ưu đãi
Sau 8 tháng thực thi Hiệp định EVFTA (từ ngày 1/8/2020-PV), giày dép là mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng XK của Việt Nam có những chuyển biến tích cực về XK.
Tiêu chí xuất xứ hàng hóa đối với mặt hàng da giày trong Hiệp định EVFTA tương đối linh hoạt. Cụ thể, đối với sản phẩm túi xách (Chương 42), quy định về quy tắc xuất xứ tại Hiệp định EVFTA cho phép sử dụng nguyên liệu không xuất xứ từ nhóm HS khác với nhóm HS của sản phẩm hoặc trị giá nguyên liệu không xuất xứ nói chung được sử dụng trong quá trình sản xuất không vượt quá 70% giá xuất xưởng của sản phẩm.
Đối với sản phẩm giày dép (Chương 64, ngoại trừ HS 64.06), tiêu chí xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA được coi là chặt hơn so với các Hiệp định khác mà Việt Nam đang tham gia khi không cho phép NK ngoài khối bộ phận mũ giày đã gắn với đế lót trong hoặc với bộ phận đế khác để sản xuất ra sản phẩm.
Đối với bộ phận giày dép (HS 64.06), tiêu chí xuất xứ tương đối giống với các Hiệp định khác khi Hiệp định EVFTA cho phép sử dụng nguyên liệu không xuất xứ từ nhóm HS khác với nhóm HS của sản phẩm. Tiêu chí xuất xứ giày dép trong Hiệp định EVFTA mặc dù được coi là chặt hơn một số Hiệp định khác nhưng giống với tiêu chí xuất xứ giày dép trong Cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà các DN Việt Nam đã quen và tận dụng tốt.
Để được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, hàng da giày của Việt Nam phải đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định này, được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1.
Từ 1/8/2020 đến 31/12/2020, kim ngạch da giày của Việt Nam (bao gồm giày dép và mặt hàng túi xách, ví, vali…) XK EU được các cơ quan, tổ chức được cấp C/O mẫu EUR.1 theo Hiệp định EVFTA là 1,37 tỷ USD. Đạt 1,17 tỷ USD trong quý 1/2021.
Báo động về đứt gãy chuỗi cung
Theo EVFTA, 100% các dòng hàng giày dép được cắt giảm thuế quan về 0% với lộ trình tối đa 7 năm. Trong đó, các mặt hàng giày dép thuộc HS 64.01, 64.02, 64.03, 64.05, 64.06 về cơ bản được cắt giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực (ngoại trừ một số ít dòng cắt giảm trong 3 hoặc 5 năm ở HS 64.04 và 64.05); mặt hàng thuộc HS 64.03 có lộ trình cắt giảm dài hơn từ 3 đến 7 năm. Điều này giúp DN XK da giày có thể hưởng mức thuế suất 0%, có lợi hơn so với Cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) ngay từ thời điểm Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Hiệp định EVFTA cho phép NK nguyên liệu ngoài khối để sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, việc đứt gánh chuỗi cung ứng do Covid-19 là hồi chuông báo động cho ngành sản xuất da giày trong nước khi nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào NK. Để phát triển bền vững và tận dụng EVFTA, các DN da giày cần phát triển cân bằng nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để phục vụ sản xuất, XK.
Từ góc độ DN, ngành hàng, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam cho biết, nguyên phụ liệu ngành da giày Việt Nam NK chính từ Trung Quốc (60%), tiếp đến là Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Những năm gần đây, việc chủ động nguyên phụ liệu có sự chuyển biến khá tốt khi các DN đã chuyển dần chuỗi cung ứng sản xuất nguyên phụ liệu vào Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đó chỉ thực hiện chủ yếu ở DN lớn. Các DN vừa và nhỏ hạn chế nguồn lực nên chưa chủ động trong việc giải quyết nguyên phụ liệu tại chỗ.
Nguồn: Báo Hải quan
27/ Canada thông báo thay đổi quy trình nhập khẩu hàng hóa
  1. Thông tin chung
Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada đang bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) theo Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA) đăng ký Mã số doanh nghiệp (Business Number) và Tài khoản SIMA (SIMA Program Account).
Sau khi Dự án CARM 2 có hiệu lực, doanh nghiệp nhập khẩu vào Canada và doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada muốn sử dụng giá trị thông thường, các khoản điều chỉnh giá xuất khẩu hay mức trợ cấp riêng biệt đối với từng lô hàng thì phải có Mã số doanh nghiệp và Tài khoản SIMA. Nếu không, hàng hóa nhập khẩu sẽ không được hưởng thuế suất riêng rẽ trong các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp mà phải chịu mức thuế suất toàn quốc của biện pháp PVTM đang áp dụng.
Theo thống kê của Cục PVTM, Bộ Công Thương, hiện Việt Nam có 07 mặt hàng xuất khẩu đang bị Canada áp điều tra, áp dụng biện pháp PVTM. Chi tiết xem dưới đây.
  1. Một số lưu ý
Cách thức đăng ký Mã số doanh nghiệp và Tài khoản SIMA:
– Hoàn thành Biểu mẫu RC1-19e và gửi tới địa chỉ email: simaregistry-depotlmsi@cbsa-asfc.gc.ca trước ngày 22 tháng 6 năm 2021.
– Cung cấp bản sao của các tài liệu sau (chỉ cung cấp các tài liệu tương ứng với hình thức pháp nhân của doanh nghiệp):
  1. a) Điều lệ thành lập doanh nghiệp;
  2. b) Thỏa thuận điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC)/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  3. c) Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
– Cung cấp tên và địa chỉ email của người đại diện cho doanh nghiệp khai Biểu mẫu RC1-19e.
Chi tiết Thông báo của CBSA và Biểu mẫu RC1-19e xem dưới đây.
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Canada, Cục PVTM khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan đăng ký Mã số doanh nghiệp và Tài khoản SIMA với cơ quan chức năng của Canada trước thời hạn quy định.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng Xử lý PVTM nước ngoài, Cục PVTM, Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chuyên viên phụ trách: Hà Văn Hiếu
Điện thoại: 024.7303.7898 (máy lẻ 110)
Email: hieuhv@moit.gov.vn; nhungntr@moit.gov.vn.
Nguồn: Cục Phòng vệ Thương mại
28/ Việt Nam – Canada: Sớm thành lập Ủy ban hỗn hợp về kinh tế và thương mại
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi gặp song phương trực tuyến giữa Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và bà Mary Ng – Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhỏ, Xúc tiến Xuất khẩu và Thương mại Quốc tế Canada bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 27 diễn ra mới đây.
Tại buổi gặp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cảm ơn Chính phủ và nhân dân Canada đã có những hỗ trợ thiết thực thông qua món quà 120.000 khẩu trang N95 và gói hỗ trợ 3,5 triệu đô-la Canada cho Quỹ Ứng phó Covid-19 của ASEAN. Bộ trưởng khẳng định Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực triển khai các biện pháp mạnh nhằm đẩy lùi dịch bệnh, vừa tập trung thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước và sẵn sàng hợp tác với các nước, trong đó có Canada, phục hồi thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hướng tới Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lần thứ 12 (MC 12), sẽ được tổ chức vào tháng 12 tới, hai Bộ trưởng đều nhất trí rằng WTO cần được cải cách để bắt kịp những thay đổi và thách thức mới của hệ thống thương mại thế giới, đặc biệt là trước những tác động nghiêm trọng của đại dịch bệnh Covid-19, khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức này và cho rằng WTO cần được cải cách không chỉ về cơ chế đàm phán mà còn cả trong cơ chế giải quyết tranh chấp.
Trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023), Bộ trưởng Mary Ng cho biết, hai nước có nhiều cơ hội để thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước. Đặc biệt, sẵn sàng ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác (MOU) thành lập Ủy ban hỗn hợp về Kinh tế và Thương mại giữa Việt Nam và Canada và mong muốn sớm đưa Ủy ban này vào hoạt động để thúc đẩy cơ hội phát triển kinh tế – thương mại giữa hai nước.
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song trao đổi thương mại của Việt Nam với Canada năm 2020 đạt gần 5,1 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2019 và tăng 30% so với năm 2018 – thời điểm trước khi thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng bày tỏ quan ngại về sự gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại mà Canada áp dụng với hàng hóa Việt Nam trong thời gian gần đây và đề nghị phía Canada thực hiện các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại với các sản phẩm của Việt Nam một cách khách quan, công bằng, phù hợp với quy định của WTO.
Bộ trưởng Canada khẳng định luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác song phương với Việt Nam và hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ giữa hai nước vào 2023, hai bên sẽ có nhiều hoạt động hợp tác để củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp này.
Về Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Canada, Bộ trưởng Mary Ng cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ sáng kiến này và hy vọng thảo luận của cấp kỹ thuật về các điều khoản tham chiếu sớm hoàn thành để có thể khởi động đàm phán vào tháng 9 2021.
Nguồn: Báo Công Thương
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Chính phủ Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước, trong đó có Canada, phục hồi thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.
29/ Giao thương khởi sắc, xuất khẩu cá tra của Việt Nam từng bước phục hồi
Tính đến hết tháng 5/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt hơn 600 triệu USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2020. Các thị trường nhập khẩu mạnh cá tra Việt Nam tăng nhanh trong thời gian này là Trung Quốc, Mỹ, Brazil và Thái Lan.
Đơn cử như, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Brazil đạt khoảng 27 triệu USD, Thái Lan 26 triệu USD với mức tăng lần lượt 38,7% và 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
“Sự tăng trưởng xuất khẩu trở lại thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất ASEAN là Thái Lan là một tín hiệu tốt nhằm tăng giá trị xuất khẩu cá tra sang khu vực này trong quý tới,” đại diện VASEP đánh giá.
Bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng tăng mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam kể từ đầu năm 2021. Trong tháng 5, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng tới hơn 120% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 35 triệu USD.
Tổng trị giá xuất khẩu cá tra sang thị trường Hong Kong (Trung Quốc) đến cuối tháng 5 cũng đạt khoảng 146 triệu USD, chiếm gần 24% tổng trị giá xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Dịch bệnh và gián đoạn trong chuỗi cung ứng, ngành vận tải toàn cầu buộc các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đồng lòng thay đổi chiến lược bán hàng để duy trì, giữ vững khách hàng, vượt qua khó khăn giai đoạn này.
Ông Trương Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT) chia sẻ, xuất khẩu cá tra-basa và sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cá da trơn trong 5 tháng đầu năm của APT tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020.
Để đạt kết quả này, APT phải chủ động trao đổi với khách hàng để sản xuất mặt hàng phù hợp với thị trường, thay vì chỉ chào bán sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất. Từ sự tư vấn của nhà nhập khẩu, APT nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng mới mẻ của khách hàng thế giới, tăng cường sản phẩm chế biến mới như: khô cá, chả cá, các loại bánh có nhân là thịt cá…
Với những sản phẩm này, người tiêu dùng có thể dùng ngay hoặc cho vào lò vi sóng là ăn được. Không chỉ châu Á, khô cá tra-basa của APT còn được Hà Lan đặt hàng, chỉ chờ giấy phép bổ sung danh mục sản phẩm xuất khẩu theo quy định.
Theo ông Ong Hàng Văn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Trường Giang (Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã thay đổi cách thức mua bán với đối tác.
Thay vì bán giá CIF – giao hàng đến cảng nước nhập khẩu thì doanh nghiệp chuyển sang ký kết hợp đồng bán giá FOB – giao hàng tại cảng Việt Nam. Với phương thức này, việc vận chuyển sẽ do đối tác nhập khẩu lo hoàn toàn.
Hiện ngành cá tra có hơn 60% nguyên liệu được doanh nghiệp chủ động nuôi nên đã có kế hoạch dự liệu cho thị trường phục hồi trở lại. Tuy nhiên, nguyên liệu để các nhà máy chế biến lại có nguy cơ thiếu do chu kỳ nuôi cá kéo dài từ 7-8 tháng, không thể tăng nhanh đột biến được.
Nguồn: Báo Công Thương
BSA Tổng hợp
Thưởng thức bánh tráng thơm ngon từ Duy Anh Foods