Bản tin thị trường – ngày 11/11/2020

519
LinkAja được ra mắt vào tháng 6 năm ngoái từ sự hợp nhất của các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số, thuộc năm công ty nhà nước khác nhau - Ảnh: Nikkei
Tiêu điểm:
Grab mở rộng thị trường thanh toán điện tử ở Indonesia
Hãng gọi xe công nghệ đã đầu tư vào tập đoàn thanh toán điện tử nhà nước LinkAja của Indonesia. Động thái này được đánh giá là có thể tạo nhiều thay đổi hơn nữa trên thị trường ví điện tử đang đang phát triển nhanh chóng đất nước vạn đảo.
Indonesia hiện là thị trường lớn nhất của Grab. Siêu ứng dụng này đang là cổ đông lớn của Ovo, một trong những công ty thanh toán di động hàng đầu tại Indonesia. Grab cũng đang đang đàm phán với một công ty thanh toán điện tử địa phương Dana về việc sáp nhập. Tập đoàn Singapore này là nhà đầu tư hàng đầu trong vòng tài trợ Series B, trị giá 100 triệu USD, của LinkAja. Các nhà đầu tư khác bao gồm hãng viễn thông quốc doanh Telkomsel, cũng như các nhánh đầu tư mạo hiểm của Ngân hàng Nhà nước Rakyat Indonesia và Ngân hàng Mandiri. Đây là lần đầu tiên mà LinkAja nhận được vốn tài trợ từ một doanh nghiệp không do chính phủ kiểm soát.
Neneng Goenadi, Giám đốc điều hành của Grab Indonesia, cho biết: “Chúng tôi muốn củng cố cam kết của mình thông qua việc đầu tư vào LinkAja. Khoản đầu tư này xác nhận cam kết của Grab tại Indonesia về việc xây dựng và thiết lập một hệ sinh thái kỹ thuật số”.
Thông báo được đưa ra vào hôm 10/11 khi Grab khai trương trung tâm hỗ trợ công nghệ mới ở Jakarta. Cơ sở mới và khoản đầu tư mới này đã được triển khai dựa trên cam kết của SoftBank Group, cổ đông lớn của Grab. Năm ngoái SoftBank đã đầu tư 2 tỷ USD vào Indonesia thông qua Grab.
LinkAja được ra mắt vào tháng 6 năm ngoái từ sự hợp nhất của các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số, thuộc năm công ty nhà nước khác nhau. Động thái này phản ánh mối quan ngại ngày càng gia tăng của chính phủ và các công ty quốc doanh Indonesia. Grab hay đối thủ Gojek đang phát triển nhanh chóng ở mọi thị trường, nhất là trong thị trường tài chính ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Số lượng giao dịch trên thị trường thanh toán kỹ thuật số của Indonesia đã tăng 78% trong năm 2019, trong khi giá trị của các giao dịch này đã tăng gấp ba lần so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, LinkAja lại không thể bắt kịp được với GoPay, dịch vụ thanh toán của Gojek và ví điện tử Ovo. Thị trường ví điện tử của Indonesia cũng đã chứng kiến ​​Shopee Pay, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán của Tập đoàn SEA của Singapore, xâm nhập vào thị trường trong những tháng gần đây, chiếm thị phần đáng kể thông qua các chương trình hoàn tiền khi thanh toán bằng ví.
Dòng vốn mới từ từ Grab và một số công ty khác dự kiến sẽ tiếp tục giúp LinkAja trụ vững trong thị trường cạnh tranh này.
Trong một thị trường khó khăn như vậy, thì sự thay đổi của thị trường đã được thúc đẩy trong một thời gian, với việc Ovo của Grab đàm phán với DANA về một thương vụ sáp nhập tiềm năng. Theo trang Nikkei Asia, khoản đầu tư của Grab vào LinkAja nên được coi là riêng biệt so với thỏa thuận giữa Ovo-Dana, với việc Grab không có ý định đưa công ty thanh toán quốc doanh này vào cùng danh sách công ty của họ.
1/ Lazada hợp tác với Grab trong việc tích hợp nhiều tính năng chung trên nền tảng của hai bên, nâng cao trải nghiệm người dùng ngay thời điểm lễ hội mua sắm cuối năm. Thỏa thuận hợp tác giữa đại công ty ngành thương mại điện tử và siêu ứng dụng này được triển khai ngay đúng vào thời điểm lễ hội mua sắm 11/11 “Sale to toàn sàn” đang khuấy động thị trường mua sắm trực tuyến. Cụ thể, từ ngày 11/11, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thể truy cập GrabFood, dịch vụ giao nhận thức ăn của Grab, từ trang chủ ứng dụng của Lazada. Bằng cách nhấp vào biểu tượng GrabFood, người tiêu dùng sẽ được chuyển đến ứng dụng Grab, giúp trải nghiệm mua sắm hay thưởng thức các món ăn trở nên liền mạch. Chiều ngược lại, người dùng Grab cũng có thể dễ dàng truy cập nền tảng của Lazada thông qua một số liên kết được nhúng trong các banner và widget.
Từ ngày 11/11, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thể truy cập GrabFood từ trang chủ ứng dụng của Lazada
2/ Giá vàng miếng SJC đang ở mức 55,85 – 56,35 triệu đồng/lượng, giảm tiếp 50 ngàn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra. Giá vàng thế giới trên sàn Kitco đang được giao dịch ở mức 1.881,7 USD/ounce, tăng 18 USD, tương đương 0,97% giá trị so với chốt phiên trước.
3/ Đài Loan là đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam trong hơn 31 năm qua, với tổng vốn đầu tư đến nay hơn 33,2 tỷ USD. Thông tin này được công bố tại hội nghị “Kết nối giao thương tại TP Cần Thơ” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hôm nay 11/11. Theo đó, từ năm 1988 đến tháng 9-2020, tức qua hơn 31 năm, Đài Loan đã đầu tư vào Việt Nam 2.771 dự án với tổng vốn đầu tư luỹ kế đạt 33,237 tỷ USD, đứng thứ tư trong danh sách những trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư đầu tư lớn vào Việt Nam, sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.
4/ Báo cáo “Xu hướng tài chính tháng 11” do Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) công bố vừa qua cho thấy nợ quốc gia của Hàn Quốc cao kỷ lục với 800.300 tỷ won (gần 718 tỷ USD) và nhiều hơn so với mức 699.000 tỷ won (626,6 tỷ USD) của năm ngoái. Tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn từ tháng 1-9/2020 đạt gần 318 tỷ USD, giảm 4,5 tỷ USD so với cùng thời điểm của năm 2019. Nếu xét cán cân quản lý tài chính theo tháng, Hàn Quốc ghi nhận mức thâm hụt đạt đỉnh lên tới hơn 98 tỷ USD vào tháng 6/2020. Mức thâm hụt có xu hướng giảm vào tháng 7/2020 và 8/2020 lần lượt là gần 88 tỷ USD và 86 tỷ USD, sau đó tăng trở lại vào tháng 9/2020 khi đạt gần 97 tỷ USD.
5/ Liên minh châu Âu (EU) sẽ đánh thuế lên 4 tỷ USD hàng hoá Mỹ nhằm trả đũa nước này trợ cấp cho Boeing. EU sẽ đánh thuế 15% lên các mặt hàng máy bay nhập khẩu từ Mỹ và 25% với các hàng hoá như thuốc lá, đồ da, rượu mạnh, một số loại nông, thuỷ sản… Hành động này được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) “bật đèn xanh” vào tháng trước khi kết luận Mỹ vi phạm quy định thương mại quốc tế – trợ giá cho Boeing, và mức 4 tỷ USD hàng hoá, dịch vụ bị đánh thuế tương xứng với tác động gây ra. Như vậy, sau tranh chấp thương mại kéo dài 16 năm về trợ cấp hàng không giữa Mỹ và châu Âu, cả hai đều có quyền áp thuế lên hàng hoá nhập khẩu để bù đắp cho những thiệt hại của mình.
6/ Chương trình khuyến mãi ngày 11/11 hay còn gọi là “Double 11” là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới. Hàng trăm triệu người Trung Quốc đã thức đến nửa đêm và mua được 372,3 tỷ nhân dân tệ (56,3 tỷ USD) hàng hóa khuyến mãi trong vòng 30 phút vào sáng nay 11/11, khi gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding khởi động chương trình khuyến mại hàng năm nhân “Ngày Độc thân”. Alibaba cho biết họ sẽ tổ chức rút thăm may mắn với các phiếu giảm giá trị giá 500 triệu nhân dân tệ để thu hút doanh số bán hàng. Lượng giao dịch trong nửa giờ đầu tiên đã vượt qua doanh số của nguyên ngày từ sự kiện năm ngoái, khi các thương gia trên nền tảng của Alibaba bán được 268,4 tỷ nhân dân tệ.
7/ Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen mới đây thông báo, EU sẽ ký hợp đồng mua 300 triệu liều vắc-xin Covid-19 do công ty dược phẩm BioNTech của Đức và đối tác Pfizer của Mỹ sản xuất. Theo bà Leyen, vắc-xin mà EU quyết định đặt mua đã được thử nghiệm trên 43.000 người tại 6 quốc gia và không gây ra bất kỳ quan ngại nào liên quan đến vấn đề an toàn. Theo kế hoạch cung ứng, hai công ty trên hy vọng sẽ cung cấp tối đa 50 triệu liều vaccine trên toàn thế giới trong năm 2020 và tối đa 1,3 tỷ liều trong năm 2021. Hiện tại thì cổ phiếu của Pfizer trên sàn chứng khoán New York đã tăng 6% trong khi BioNTech cũng tăng 18% ở thị trường Mỹ.
8/ Hồng Kông và Singapore sẽ bắt đầu triển khai mô hình “bong bóng du lịch hàng không”, thay thế việc cách ly bằng các kiểm tra xét nghiệm Covid-19 từ ngày 22/11. Theo đó, Singapore Airlines Ltd. và Cathay Pacific Airways Ltd. sẽ có chuyến bay mỗi ngày và đến ngày 7/12 số chuyến bay được nâng thành hai trên mỗi chiều trong ngày. Mỗi chuyến bay sẽ chỉ được phép có tối đa 200 hành khách. Tuy nhiên, di chuyển trong bong bóng du lịch giữa hai thành phố cũng sẽ yêu cầu một số giấy tờ nhất định. Các xét nghiệm phải được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành và các đơn xin đi lại phải được thực hiện trực tuyến ít nhất 7 ngày trước khởi hành. Nếu khách du lịch dương tính với Covid-19 tại một trong hai thành phố, thì họ sẽ phải chịu toàn bộ chi phí điều trị y tế.
Hồng Kông và Singapore sẽ bắt đầu triển khai mô hình “bong bóng du lịch hàng không” – Ảnh: Nikkei
9/ Toshiba sẽ ngừng nhận các hợp đồng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than trên toàn cầu nhằm giảm lượng khí thải carbon. Điều này được coi là cùng xu hướng với việc Thủ tướng Yoshihide Suga cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Nhật Bản xuống con số 0 vào năm 2050. Chuyển ưu tiên của mình trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng sang năng lượng tái tạo, Toshiba sẽ tăng đầu tư vào lĩnh vực này gấp 5 lần, lên 160 tỷ Yên (1,52 tỷ USD), vào năm tài chính 2022. Toshiba hiện nắm giữ 11% thị trường sản xuất nhiệt điện toàn cầu, chỉ đứng sau Trung Quốc. Tập đoàn này sẽ đẩy mạnh đầu tư vào mảng nghiên cứu và phát triển năng lượng gió ngoài khơi và điện thế hệ tiếp theo. Họ cũng hy vọng sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh năng lượng tái tạo lên 650 tỷ yên vào năm 2030.
10/ Bộ Công trình Công cộng và Nhà ở (PUPR) Indonesia đang xúc tiến 7 dự án cơ sở hạ tầng trị giá 76.370 tỷ rupiah (5,4 tỷ USD) dự kiến triển khai vào đầu năm tới theo hình thức đối tác công tư (PPP). Indonesia ngày càng dựa vào khu vực tư nhân để phát triển, cấp vốn và quản lý các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của đất nước theo Kế hoạch phát triển trung hạn quốc gia (RUPIAHJMN) nhằm giảm bớt căng thẳng cho ngân sách nhà nước. Cơ quan kế hoạch phát triển quốc gia (Bappenas) ước tính rằng, Indonesia sẽ cần đầu tư các cơ sở hạ tầng với tổng trị giá 429,7 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024. PUPR ước tính rằng ngân sách nhà nước sẽ chỉ có thể trang trải khoảng 30% tổng số vốn này.
Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA
Bánh chả nhồi Pate trứng muối cùng Salad chả hoa Năm Thụy