Bản tin thị trường (từ ngày 17 đến 23-5)

Vụ thu hoạch sầu riêng đầu tiên ở Nam Á, Hải Nam chỉ đạt khoảng 50 tấn. Ảnh: CGTN

Sầu riêng Việt Nam gặp thách thức dù xuất tươi hay đông lạnh

Sầu riêng Việt Nam và các nước khác phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức khi Hải Nam chuẩn bị thu hoạch vụ thứ ba với sản lượng và chất lượng hứa hẹn cao hơn trước. Hải Nam cũng sẽ khánh thành nhà máy chế biến sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc vào tháng tới.

Hải Nam được chọn làm trọng điểm phát triển sầu riêng nhờ điều kiện khí hậu cận nhiệt đới tương đối phù hợp. Theo Hainan Daily, Công ty Nông nghiệp Hainan Youqi đang quản lý hơn 800 ha chuyên canh sầu riêng với khoảng 210.000 cây với sự hỗ trợ của các chuyên gia cây sầu riêng từ Thái Lan và Malaysia. Công ty Trung Quốc đã áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, bao gồm việc điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, sử dụng hệ thống tưới tiêu hiện đại và phân bón chuyên biệt để đảm bảo cây phát triển tốt trong điều kiện khí hậu địa phương.

Năm 2023, Hainan Youqi thu hoạch vụ sầu riêng đầu tiên với sản lượng hạn chế, chỉ 50 tấn. Nhưng năm ngoái, sản lượng tăng vọt lên 260 tấn. Hainan Youqi sẽ khánh thành nhà máy chế biến sầu riêng đầu tiên rộng hơn 4 ha vào tháng tới.

Các tin nổi bật trong tuần xoay quanh xoay quanh sầu riêng và nông sản Việt Nam.

Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc được ký kết năm 2022 sẽ hết hạn vào ngày 11-7-2025 sắp tới. Trước khi, Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk đã gửi kiến nghị lên Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc đàm phán nghị định thư mới. Lá thư cũng “báo động đỏ” về tình trạng vi phạm mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói tại Tiền Giang, vốn chiếm 55/55 (100%) và 42/61 (72%) số vụ vi phạm mã số vùng trồng và đóng gói sầu riêng trên cả nước.

Trong tuần, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) chính thức phê duyệt thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này.

Đó cũng là câu chuyện về giống sầu riêng mới Tupai King của Malaysia đang làm mưa làm gió trên truyền thông, mạng xã hội các nước Đong Nam Á.

Marou – một thương hiệu chocolate tại Việt Nam do người nước ngoài sở hữu – được bình chọn là “chocolate ngon nhất năm 2025” trong cuộc thi của ngành tại Pháp.

Mâu thuẫn đang diễn ra giữa các luật sư già dặn, giàu kinh nghiệm và các luật sư trẻ, giỏi công nghệ. Đó cũng là cuộc cạnh tranh sống mái giữa hãng luật lâu đời và các luật sư độc lập. Và đó cũng là cuộc đụng độ giữa các startup và luật sư với hiệp hội ngành và tòa án các cấp…

Các startup công nghệ pháp lý đang tạo thay đổi, tái định hình ngành dịch vụ pháp lý ở nhiều nơi.

Đó cũng là câu chuyện các tập đoàn lớn của Thái Lan bắt tay với các startup công nghệ sâu của Nhật Bản. Hoặc câu chuyện một doanh nghiệp xã hội ở Nepal nhận chuyển giao công nghệ và tạo ra loại gạch giá rẻ, nhưng có sức chống chịu động đất.

BSA Media thực hiện