
Một tuần đau đầu vì thuế đối ứng
Ngành may mặc và thủy hải sản được đánh giá là chịu nhiều tác động nhất khi Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản sẽ làm gì khi thuế đối ứng được tạm giữ ớ mức 10% trong thời gian 90 ngày tới? Ưu tiên các đơn hàng đã ký và tìm kiếm thị trường mới, dù không dễ dàng, là hai giải pháp đầu tiên được nghĩ đến.
Trong khi đó, Việt Nam đã đề xuất Mỹ miễn thuế cho một số nhóm hàng nông thủy sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng Mỹ và không cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa Mỹ, như thủy sản, điều, tiêu, rau quả và cà phê. Ở chiều ngược lại, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho quýt, mận và chanh không hạt của Mỹ trong năm 2025.
Việt Nam có thể nằm trong nhóm 5 nước đầu tiên sớm nhất sẽ ký thỏa thuận thương mại với Mỹ trong năm nay, theo phân tích của ngân hàng đầu tư Jefferies của Mỹ.
Tuy vậy, các khó khăn đã ập đến với hàng Việt Nam, nhiều xáo trộn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã xuất hiện từ sau khi Tổng thống Donald Trump công bố thuế đối ứng hôm 2-4.
Tương tự như Việt Nam, vốn dựa vào xuất khẩu các sản phẩm may mặc, thủy sản, điện và điện tử, các nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan và Indonesia cũng gặp nhiều khó khăn. Các nhà phân tích nói nhiều lao động ngành may Campuchia sẽ mất việc và phải tìm việc ở nước ngoài.
BSA Media thực hiện