Chuyên gia kỹ thuật Cao Minh Việt (*): Xây dựng Hệ sinh thái kết nối nguồn lực

83
Tong năm vừa qua, tuy dịch Covid đã làm gián đoạn nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng ngược lại nó lại thúc đẩy mối liên kết giữa các Mạng lưới trí thức người Việt tại nước ngoài hoạt động mạnh mẽ hơn.
Gần đây, chúng ta thường nghe nhiều đến cụm từ Hệ sinh thái. Đây là xu hướng tất yếu để phát triển đồng bộ, đồng đều, dựa trên các kết nối mạnh, minh bạch và đáng tin cậy.
Hệ sinh thái có thể là một hệ ở quy mô nhỏ trong doanh nghiệp, trong cùng ngành nghề, liên ngành, trong phạm vi quốc gia hoặc lớn hơn là trong khu vực và toàn cầu. Để giải quyết những bài toán lớn về biến đổi khí hậu thì không một quốc gia nào có thể đứng một mình, và dĩ nhiên trong nội bộ mỗi quốc gia cũng không thể có một ngành phát triển, còn các ngành khác dậm chân tại chỗ. Tất cả các yếu tố đều có mối tương quan và tương hỗ lẫn nhau.
Xây dựng Mạng lưới liên kết xuyên suốt, thống nhất trong doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp, và giữa doanh nghiệp với nhà nước
Để làm được điều đó, mỗi ngành nghề chắc chắn sẽ có những chuyên gia để hoạch định về chiến lược, tầm nhìn và dựa trên đó sẽ có phương pháp, cách thức thực hiện để đạt được những tầm nhìn đó. Ở đây, tôi xin được đưa ra một số đề xuất về xây dựng mối liên kết giữa các yếu tố để kết nối và tạo lập được một Mạng lưới thông tin xuyên suốt. Mạng lưới này có thể xem như là mạch máu để truyền thông tin, tri thức, trí tuệ và tạo nên sự cân bằng giữa các thành phần.
Trên cơ sở các liên kết trong và ngoài doanh nghiệp, tiếp tục xây dựng mối liên kết ngang và dọc giữa các ngành nghề và giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn đầu chuỗi. Để hiện thực hóa được các yêu cầu về đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển, các doanh nghiệp chắc chắn phải kết hợp với nhiều nguồn lực từ bên ngoài, cả về tài chính, con người và công nghệ để thúc đẩy quá trình. Các nguồn lực này có thể đến từ Hệ sinh thái doanh nghiệp trong nước, và Mạng lưới chuyên gia người Việt tại nước ngoài. Trong năm vừa qua, tuy dịch Covid đã làm gián đoạn nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng ngược lại nó lại thúc đẩy mối liên kết giữa các Mạng lưới trí thức người Việt tại nước ngoài hoạt động mạnh mẽ hơn.
Từ đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Mạng lưới ĐMST tại Đức(VGI), Nhật Bản (VJOIN), Úc (NIC AU), Hàn Quốc (VINK), Châu Âu (VINEU) và Đài Loan (VIN TAIWAN) đã được thành lập và đi vào hoạt động. Từ đây, rất nhiều trí thức người Việt tại nước ngoài đã tập hợp lại và luôn sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp và địa phương trong nước để giải quyết những bài toán cụ thể, qua đó xây dựng được các trụ cột để tăng cường nội lực cho doanh nghiệp và cho quốc gia.
Một số hoạt động có sự kết hợp giữa các Mạng lưới như: Webinar về đứt gẫy chuỗi cung ứng với sự kết hợp giữa VJOIN – NIC AU – VGI, Gian hàng ĐMST tại Triển lãm quốc tế ĐMST tại Hòa Lạc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì vào đầu năm 2021, phối hợp tổ chức Chương trình sáng kiến trẻ Việt Nam Innocity trên quy mô toàn cầu, chuỗi Hội thảo quốc tế về Nông nghiệp thông minh,v.v…
Ngoài ra, Mạng lưới ĐMST Việt Nhật cũng đã phối hợp với các Hội nhóm người Việt khác tại Nhật tổ chức thành công Diễn đàn trí thức Việt Nam tại Nhật năm 2021 vào ngày 20/11, với chủ đề: Chuyển mình: Giá trị mới, Cách thức mới (https://vietnamsummit.org/). Diễn đàn được sự quan tâm tham dự và phát biểu của hơn 30 chuyên gia, nhà trí thức cả người Việt và người Nhật trong 8 Phiên thảo luận chuyên sâu về chính sách và công nghệ. Đồng thời Diễn đàn cũng nhận được những bài phát biểu chào mừng, đóng góp ý kiến từ Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Bộ KH&CN, cùng hàng nghìn khán thính giả tham gia trực tiếp cả offline và online.
Hơn 20 năm qua, với lượng lớn người trẻ Việt Nam ra nước ngoài du học và đã bắt đầu tích lũy được lượng lớn kiến thức về khoa học công nghệ, có những vị trí nhất định trong xã hội, nhu cầu được kết nối và đóng góp cho sự nghiệp phát triển trong nước ngày càng nhiều hơn. Đây là xu thế tất yếu và việc hình thành những Mạng lưới này là nhu cầu tự nhiên để tổng hợp được nguồn lực trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Việc kết nối và tận dụng được nguồn lực lớn từ nước ngoài này đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và địa phương trong nước cần phải năng động và có cơ chế linh hoạt về xây dựng các dự án hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và phát triển, thương mại hóa sản phẩm.
SÁNG KIẾN CHUNG VIỆT NAM – NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN
8 Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 8 vừa chính thức được khởi động, trong đó tập trung vào 11 nhóm vấn đề.
Được khởi xướng từ tháng 4/2003, sau 18 năm thực hiện, sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản đã trải qua 7 giai đoạn, với 430/525 tiểu hạng mục (tương đương 82%) trong kế hoạch hành động; 52/52 hạng mục cam kết đã thực hiện xong hoặc đang thực hiện. Kế hoạch hành động giai đoạn 8 gồm 11 nhóm vấn đề: Chế độ công bố và áp dụng án lệ/Chế độ thi hành án dân sự/Chế độ cạnh tranh; Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Cải thiện các vấn đề môi trường lao động; Thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương thức hợp tác công – tư (PPP); Cải cách doanh nghiệp nhà nước và thị trường chứng khoán; Phương thức thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra cơ cấu nguồn điện tốt nhất tại Việt Nam; Nỗ lực cải thiện luật quy định liên quan đến việc xây dựng đường ống khí đốt tự nhiên, thúc đẩy nhập khẩu LNG; Các vấn đề liên quan đến đất đai; Công nghiệp hỗ trợ; Thúc đẩy hoạt động của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và hoạt động đổi mới sáng tạo tại địa phương, doanh nghiệp; Phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao. Đặc biệt, trước bối cảnh kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của dịch COVID-19, đứt gãy chuỗi cung ứng – Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất bổ sung 3 nhóm vấn đề mới về: Công nghiệp hỗ trợ; Đổi mới sáng tạo và Phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao, nhằm đáp ứng sự dịch chuyển, tái cơ cấu, đa dạng hóa đầu tư của dòng vốn đầu tư trong tương lai.
(*) Thành viên sáng lập Mạng lưới ĐMST Việt Nhật – VJOIN, Giám đốc công ty tư vấn Greater IP