Cuộc đua giảm khí thải đẩy Trung Quốc vào khủng hoảng năng lượng

240
Ảnh minh họa: Internet
Tiêu điểm
Cuộc đua giảm khí thải đẩy Trung Quốc vào khủng hoảng năng lượng
Người dân bị giới hạn sử dụng điện vào giờ cao điểm. Các khu đô thị phải tắt đèn đường. Doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất 5-10 ngày và bị áp mục tiêu giảm 10-30% lượng điện tiêu thụ. Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay ở Trung Quốc phản ánh hai vấn đề: sản lượng điện thiếu hụt ở nền kinh tế khổng lồ này và cuộc đua giảm lượng khí thải carbon bằng không (zero).
Bắc Kinh đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ giảm 13,5% lượng điện tiêu thụ và 18% lượng khí thải carbon trên toàn quốc so với năm 2020. Và Bắc Kinh sẽ đạt chuẩn phát thải bằng không vào năm 2060, chậm hơn các nước phương Tây 10 năm. Trong lộ trình giảm thải, Trung Quốc sẽ không xây thêm bất cứ nhà máy điện than nào – như tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuần rồi.
Chính quyền tỉnh Triết Giang hồi tháng 5-2021 đã vạch ra kế hoạch 5 năm yêu cầu các ngành dệt may, nhuộm, nhựa và thép ngành nhựa chuyển đổi công nghệ và cải thiện hiệu quả doanh nghiệp, trong đó có kiểm soát năng lượng tiêu thụ.
Giữa tháng 8 vừa rồi, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) – cơ quan hoạch định chính sách kinh tế ở Trung Quốc – cho biết chỉ có 10 trong 30 khu vực đáp ứng “nhu cầu kiểm soát sử dụng năng lượng và lượng khí phát thải trong sáu tháng đầu năm nay”. NDRC đã “cảnh cáo” các tỉnh công nghiệp chủ yếu như Giang Tô, Quảng Đông, Hồ Bắc và Triết Giang về việc sử dụng năng lượng quá nhiều. Theo tài liệu của NDRC, các tỉnh trên có “cảnh báo mức độ 2”, nghĩa là sẽ gặp nhiều thách thức trong việc tiết kiệm điện.
Chính quyền địa phương bị áp đặt các mục tiêu cụ thể từ trên xuống và cụ thể hóa lệnh của NDRC bằng cách buộc doanh nghiệp giảm 10-30% lượng điện tiêu thụ so với bình thường.
Khoảng 160 công ty tiêu thụ nhiều điện ở Triết Giang đã bị ảnh hưởng, chủ yếu là các doanh nghiệp dệt, nhuộm và sợi hóa chất đã được lệnh dừng sản xuất từ 21 đến 30-9. Gần 80% số công ty này ở khu Mã An thuộc quận Kha Kiều thuộc thành phố Thiệu Hưng. Theo trang tin tài chính Caixin (Tài Tân), đây là trung tâm quan trọng nhất của ngành dệt may Trung Quốc bởi chiếm đến 30% sản lượng quốc gia.
Chính quyền tỉnh Liêu Ninh nói sản xuất điện đã giảm mạnh kể từ tháng 7-2021. Tình trạng thiếu điện càng nghiêm trọng hơn trong tuần rồi do điện từ các tỉnh khác về và lượng điện gió của Liêu Ninh đều giảm. Sau các nhà máy, dân cư cũng bị cắt điện. Thị trấn Hồ Lô Đảo của Liêu Ninh đã yêu cầu người dân không sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện như máy nước nóng và lò microwave trong các khung giờ cao điểm 10-12 giờ sáng, 3-4 giờ chiều và 7-8 giờ tối.  Các trung tâm mua sắm ở thành phố Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang đóng cửa sớm hơn thường lệ, từ 4 giờ chiều.
Để giải quyết nạn thiếu hụt năng lượng, Cơ quan quản lý năng lượng quốc gia Trung Quốc (NEA) hôm 26-9 đã yêu cầu các công ty than và khí đốt trong nước tăng sản lượng nhằm có đủ năng sưởi ấm cho mùa đông. Tuần rồi, các công ty khai thác than lớn nhất Trung Quốc đã họp khẩn để giải quyết tình trạng thiếu hụt và tăng giá than hiện nay.
“Bên cạnh yếu tố môi trường, nguyên nhân chính của việc cắt điện là thiếu hụt nguồn than do nước xuất khẩu than chủ yếu là Indonesia cắt giảm khai thác bởi thời tiết xấu”, một nhà tư vấn giải thích với Reuters.
Hôm 27-9, chính quyền tỉnh Quế Lâm cũng triệu tập cuộc họp các công ty năng lượng và thúc giục tăng lượng than nhập khẩu từ Indonesia, Mông Cổ và Nga. Ông Hàn Tuấn, Chủ tịch Quế Lâm,  nói cần có “đa kênh” để bảo đảm nguồn than, không để sản xuất điện gián đoạn. Quế Lâm sẽ cử các nhóm công tác đặc biệt để tìm kiếm nguồn cung điện ở khu vực Nội Mông láng giềng.
Tuy nhiên, một vấn đề khác đang là công ty điện lực đau đầu là giá bán điện. Trong khi giá năng lượng đầu vào tăng, thì nhà máy điện lại không thể “đẩy” phần giá tăng này cho khách sử dụng.
David Fishman, nhà nghiên cứu chính sách năng lượng Trung Quốc và giám đốc của hãng tư vấn Lantau Group, nói rằng những kẽ hở trong chính sách giá ở Trung Quốc là “thủ phạm” chính của các đợt thiếu hụt năng lượng hiện nay.
“Trong phần lớn các trường hợp, các nhà khai thác than không thể điều hành khai mỏ thác mỏ một cách hữu hiệu và có lợi nhuận. Trong ngắn hạn, chính sách hợp lý là khai thác thêm than từ lòng đất, nhưng điều này lại không hề hợp lý chính nào với chiến lược tích trữ tài nguyên của Trung Quốc. Giải pháp không thể tránh khỏi là buộc người tiêu dùng cuối phải trả tiền nhiều hơn để có điện”, Fishman nói với Reuters.
———————————————————————————————————————————————————————–
Một số nhà cung cấp của Apple và Tesla đã tạm ngừng sản xuất tại một số nhà máy Trung Quốc trong vài ngày để tuân thủ các chính sách thắt chặt tiêu thụ năng lượng tại đây. Điều này đã khiến chuỗi cung ứng gặp rủi ro trong mùa nhu cầu đối với các mặt hàng điện tử lên cao điểm. Theo đó, nhà cung cấp Unimicron Technology Corp của Apple đã cho biết rằng ba trong số các công ty con của họ tại Trung Quốc đã ngừng sản xuất từ trưa ngày 26-9 cho đến nửa đêm ngày 30-9. Lý do là để “tuân thủ chính sách hạn chế sử dụng điện của chính quyền địa phương”. Thêm vào đó, Concraft Holding, nhà cung cấp linh kiện loa cho điện thoại iPhone của Apple và sở hữu nhà máy sản xuất ở thành phố Tô Châu, cũng thông báo tạm ngừng sản xuất trong năm ngày cho đến trưa 30-9.
———————————————————————————————————————————————————————–
Bản Tin Thị Trường
1/ Giá vàng miếng SJC hiện đang ở mức 56,45 – 57,1 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá hai đầu vẫn 650.000 đồng.  Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng giao dịch trên sàn Kitco đang ở mức 1.753,3 USD/ounce, tăng 3,1 USD, tương đương 0,18% so với chốt phiên trước.
2/ Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, 8 tháng năm đầu 2021, xuất khẩu phân bón của việt Nam tăng mạnh cả khối lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 19,2%, 46,7% và 23%, đạt 830.437 tấn, tương đương gần 295,91 triệu USD. Theo đó, phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Canpuchia, đạt trên 354.336 tấn, tương đương trên 133,83 triệu USD. Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là thị trường Mozambique với mức tăng rất mạnh 482,3% về lượng và tăng 545% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020, đạt 38.759 tấn. Nhìn chung, xuất khẩu phân bón 8 tháng đầu năm 2021 sang các thị trường chủ đạo đã tăng cả lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu phân bón tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm. Ảnh: TL
3/ Theo Cơ quan Hải quan Đài Loan, nhập khẩu trà của Đài Loan trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 19,1 ngàn tấn, trị giá 51,9 triệu USD, tăng 15,8% về lượng và tăng 18% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Hiện Việt Nam, Sri Lanka và Ấn Độ là ba thị trường cung cấp trà lớn nhất cho thị trường Đài Loan trong thời gian này. Trong đó, Việt Nam dẫn đầu với 10 ngàn tấn, trị giá 15,7 triệu USD, tăng 15,3% về lượng và tăng 14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, và chiếm 52,5% tổng lượng trà nhập khẩu của Đài Loan. Tuy chiếm hơn một nửa thị phần, nhưng giá trà Việt Nam nhập khẩu vào Đài Loan lại khá thấp, bình quân 1.345 USD/tấn trong 7 tháng đầu năm, thấp hơn nhiều so với hai nhà cung cấp đứng sau.
4/ Theo Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, giá trị xuất khẩu lâm sản tháng 8 ước tính đạt 949 triệu USD. Lũy kế 8 tháng đạt 11,217 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ. Xuất siêu gỗ và lâm sản ước đạt 9,149 tỷ USD. Được biết, trong thời gian qua, ngành nội thất Việt Nam đã tất bật lên phương án đối phó giá nguyên liệu và chí phí đầu vào tăng cao để giữ vững vị trí là nhà xuất khẩu số 2 thế giới. Đáng chú ý, vào năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Ba Lan, Đức, Italy và chỉ đứng sau Trung Quốc trong top các quốc gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới. Năm nay, ngành này đã đặt mục tiêu chinh phục mốc 14,5 tỷ USD để giữ vững ngôi vị thứ hai xuất khẩu trên thế giới.
5/ Chính phủ Indonesia đã cho biết sẽ phân bổ 9.200 tỷ rupiah (645 triệu USD) từ ngân sách nhà nước năm 2022 để hỗ trợ phục hồi ngành du lịch sau đại dịch Covid-19. Theo đó, khoản ngân sách này sẽ được sử dụng để phát triển ngành công nghiệp du lịch trên ba khía cạnh, gồm khả năng tiếp cận, điểm tham quan và tiện nghi, xúc tiến và sự tham gia của tư nhân. Trong năm 2021, Chính phủ Indonesia đã phân bổ 7.670 tỷ rupiah để phục hồi ngành du lịch và kinh tế sáng tạo. Nỗ lực này nhằm hỗ trợ các điểm đến du lịch siêu ưu tiên, gồm Hồ Toba, Borobudur, Mandalika, Labuan Bajo và Likupang, sẵn sàng mở cửa đón du khách trong và ngoài nước ngay khi các lệnh hạn chế được nới lỏng.
6/ Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu thô thế giới sẽ đạt mức 90 USD/thùng do nhu cầu tăng cao, trong khi nguồn cung bị thắt chặt. Nguyên nhân cho giá dầu tăng được cho là do nhu cầu nhiên liệu đang tăng mạnh ở khắp các nền kinh tế đang dần hồi phục, sau làn sóng dịch bệnh của biến thể Delta cùng với thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất.   Theo đó, giá dầu thô Brent tương lai đã đạt mức cao nhất trong gần 3 năm vào tuần trước. Theo Goldman Sachs dự báo, phải bước sang quý 2 của năm 2022 giá dầu mới có thể giảm xuống 80 USD/thùng vì tính đến khả năng sẽ đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran-Mỹ vào cuối quý 1.
Hệ thống hầm bể chứa dầu thô tại trung tâm dầu khí Cushing ở bang Oklahoma (Mỹ). Ảnh: Reuters
7/ Theo Bangkok Post, Chính phủ Thái Lan sẽ dành 100 tỷ baht (khoảng 3 tỷ USD) để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang vật lộn với tác động của đại dịch Covid-19. Ngoài ra, trong hai tháng qua, Chính phủ cũng đã đưa ra các biện pháp mới để hỗ trợ tài chính cho những người lao động trong hệ thống an sinh xã hội, và đã trợ cấp cho những người lao động đăng ký theo Mục 39 và 40 của Luật Bảo hiểm Xã hội khoản tiền mặt 5.000 baht mỗi tháng trong hai tháng. Được biết, Văn phòng Chính sách Tài khóa (FPO) đã dự đoán kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng 1,3% trong năm nay do ảnh hưởng của đại dịch. Trong khi đó, Trung tâm Thông tin Kinh tế thuộc Ngân hàng Thương mại Siam (SCB) dự báo nền kinh tế Thái Lan sẽ không quay trở lại mức tăng trưởng được thiết lập vào năm 2019 cho đến giữa năm 2023.
8/ Black Sesame Technologies, doanh nghiệp khởi nghiệp của Trung Quốc sản xuất chip điện toán dành cho xe tự lái ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cho biết đang tiến gần đến mức định giá gần 2 tỷ USD sau khi huy động được hàng trăm triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó có quỹ đầu tư của Xiaomi. Theo đó, đây là khoản đầu tư đầu tiên của Xiaomi vào một nhà cung cấp linh kiện xe hơi sau khi tập đoàn điện thoại thông minh của Trung Quốc này hồi cuối tháng Ba thông báo sẽ mở rộng sang lĩnh vực sản xuất xe hơi với một bộ phận mới sản xuất xe điện thông minh. Ra đời năm 2016, Black Sesame chủ yếu cung cấp chip cho các mẫu xe tự lái.
Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA
Dịu dàng nàng đón hạnh phúc với NTJ