ĐHQG TP.HCM: Chính sách và giải pháp lớn phát triển các chuỗi giá trị ngành và sản phẩm (*)

43
Trong những năm tới, ĐBSCL cần chuyển đổi nông nghiệp một cách cơ bản, trong đó then chốt là phải phát triển nền kinh tế nông nghiệp hiện đại thay cho nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, thị trường hóa hoạt động nông nghiệp gắn với thị trường để ổn định đầu ra. Vì vậy, việc đưa ra những chiến lược, chính sách, và quy họach tổng thể phù hợp là vô cùng cần thiết.
Thực tế những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới có tác động tích cực đến phát triển chuỗi giá trị nông sản ĐBSCL. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các cơ chế, chính sách đó cũng đã và đang bộc lộ không ít hạn chế, bất cập, hiệu quả mang lại chưa như mong muốn. Do đó, đòi hỏi cần phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách.

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS

Cần tạo điều kiện để tích tụ ruộng đất, xây dựng các trang trại sản xuất cây ăn quả có quy mô lớn, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, mở rộng vùng trồng được cấp mã số, lưu thông và phân phối trái cây hàng hóa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành trái cây ĐBSCL. Đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, tạo hệ sinh thái cho nông hộ sản xuất nhỏ.
Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn trong canh tác và sản xuất lúa gạo hướng đến sản phẩm lúa gạo có thể truy xuất nguồn gốc và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khi xuất khẩu. Đi kèm với đó là xây dựng và ban hành các biên pháp chế tài đối với các trường hợp không tuân thủ. Đặc biệt là liên quan đến quy trình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Tuyên truyền, khuyến khích người dân khi chuyển đổi từ cây lúa sang các loại rau – củ – quả. Hạn chế chuyển đổi đại trà có tính tự phát theo phong trào, mà nên hướng đến các sản phẩm đặc thù, tìm kiếm phân khúc thị trường riêng, cả trong nước và quốc tế.
Các quy hoạch vùng nguyên liệu cây ăn quả cũng cần đưa ra những chính sách để tạo động lực cho người sản xuất và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị.
Giảm sản lượng gạo xuất khẩu, chuyển diện tích đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả tối ưu.
Các địa phương trong vùng phối hợp chặt chẽ và tham vấn lẫn nhau trong quá trình xây dựng các nội dung quy hoạch các vùng phát triển thủy sản để tích hợp vào Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh theo Luật quy hoạch mới. Cần thiết lập cơ chế liên kết vùng hiệu quả để phối hợp chặt chẽ trong phân vai để thực hiện các chức năng quy hoạch.
Tập trung các nguồn lực từ nguồn vốn trung ương, địa phương và nguồn vốn tư nhân để đầu tư cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ, phù hợp quy hoạch, chương trình, đề án lĩnh vực thủy sản. Trong đó cũng cần có sự phân vai rõ ràng giữa các địa phương trong xây dựng và phát triển các hạ tầng cho ngành thủy sản như cảng biển, trung tâm logistics, trung tâm nghiên cứu…, tránh đầu tư dàn trải đều vào các địa phương và lãng phí nguồn lực. Đặc biệt cần có cơ chế cụ thể để kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư hệ thống hạ tầng.
Xây dựng chính sách ưu tiên cho phát triển hạ tầng logistics cho khu vực ĐBSCL bao gồm hệ thống giao thông, cảng biển, cảng sông, hệ thống kho bãi, đóng gói… để thúc đẩy vận chuyển, giảm chi phí logistics, thúc đẩy phát triển mạnh giao thương hàng hóa nói chung và phục vụ cho vận hành chuỗi giá trị thủy sản và trái cây nói riêng. Chính sách phát triển hệ thống logistics cho khu vực ĐBSCL phải dựa trên một cơ chế liên kết vùng hiệu quả trong khu vực để triển khai đồng bộ.

THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÁC LIÊN KẾT TRONG VẬN HÀNH CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ

Phát triển cánh đồng lúa lớn sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu của người mua, giúp Việt Nam duy trì và gia tăng thị phần trên thương trường nhờ đó nâng cao giá trị xuất khẩu.
Hạn chế lớn nhất của kinh doanh nông sản là hệ thống pháp luật còn chưa có tính hiệu lực cao khi các cam kết của hợp đồng bị phá vỡ. Vì vậy cần phải có những chính sách rõ ràng để doanh nghiệp và nông dân hợp tác chặt chẽ với nhau để tạo ra được nhiều sản phẩm đồng đều, chất lượng cung cấp lâu dài cho thị trường.
Khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đầu tư, liên kết với nông dân trong chuỗi giá trị cây ăn trái chủ lực trồng tập trung, từ sản xuất đến thu mua, bảo quản, chế biến và xuất khẩu.
Tổ chức hiệu quả các hiệp hội ngành nghề để tăng cường các liên kết ngang trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản với nhau. Đặc biệt là các liên kết về vùng nuôi thủy sản của doanh nghiệp để cùng chia sẻ nguồn lực đầu tư các cơ sở hạ tầng với nhau. Cần phân vai lại vai trò của các hiệp hội ngành hàng để tránh chồng chéo. Theo đó, Hiệp hội thủy sản Việt Nam giữ vai trò là đầu mối liên kết để cung cấp thông tin, xây dựng hệ thống thông tin chung, kết nối thị trường và đề xuất chính sách, các hiệp hội chuyên ngành đóng vai trò là liên kết trong hỗ trợ các hoạt động chuyên môn và kỹ thuật sản xuất.
Triển khai mạnh mẽ chính sách bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp để giúp doanh nghiệp và nông dân yên tâm trong việc đẩy mạnh sản xuất và thực hiện tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Trong đó, vai trò trung gian của nhà nước trong thúc đẩy thực hiện các cam kết trong giai đoạn đầu thực hiện liên kết chuỗi là một hình thức “bảo hiểm” rất quan trọng.
Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến nông sản áp dụng quy trình VietGAP và các tiêu chuẩn khác trong sản xuất, sơ chế sản phẩm. – Đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị đưa hàng vào mạng lưới tiêu tiêu thụ nội địa (siêu thị) và quốc tế;
Phát triển nghiên cứu kinh tế ngành hàng, tạo lập cơ sở dữ liệu quản lý của toàn ngành về cung cầu. – Tìm hiểu, liên hệ, và kết nối với Trung tâm Rau Thế giới (AVRDC – trụ sở tai Đài Loan) để tiếp cận, chuyển giao hoặc thành lập văn phòng đại diên của AVRDC tại ĐBSCL. Xem xét vai trò đồng hành của các trường đại học tại vùng ĐBSCL trong nhiệm vụ này.

TẠO NGUỒN ĐẦU VÀO CHO VẬN HÀNH CHUỖI

Nâng cao năng lực của hệ thống ứng phó biến đổi khí hậu, thiếu nước, đê bao.
Nâng cao năng lực tiếp cận tài chính cho nhà vườn.
Hỗ trợ nguồn lực cho doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực lúa gạo.
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tổn thất trong nông nghiệp bao gồm cả đầu tư máy móc thiết bị (Quyết định 68/2013/QĐ-TTg).
Triển khai mạnh mẽ chính sách bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp để giúp doanh nghiệp và nông dân yên tâm trong việc đẩy mạnh sản xuất và thực hiện tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
Tăng cường đầu tư các cơ sở/doanh nghiệp sản xuất con giống, có chất lượng cao để cung cấp cho thị trường trong vùng. Cấp độ Chính phủ cần có những chính sách đặc thù cho các doanh nghiệp sản xuất con giống cũng như các chế tài mạnh với các cơ sở cung cấp con giống kém chất lượng.
Chính sách ưu tiên các doanh nghiệp có liên kết sản xuất – tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao, xuất khẩu gạo có thương hiệu, chế biến sâu.
Cần thiết có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích áp, ứng dụng hệ thống các quy trình thực hành sản xuất tốt, thích ứng biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính và hỗ trợ cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất tốt. – Phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản ứng dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến để gia tăng sản lượng và chất lượng tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Chú trọng các nguồn nguyên liệu phụ phẩm thủy sản cho ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ phụ phẩm.
Có đề án cụ thể cho các đơn vị đào tạo phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành thủy sản chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên môn về ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh học trong quản lý thủy sản, khai thác nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, di truyền, chọn giống, dịch bệnh, dinh dưỡng, môi trường, công nghệ sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
Nâng cao tỷ lệ diện tích cây ăn quả được chứng nhận, có mã số vùng trồng, chất lượng hướng đến xuất khẩu vào các thị trường khó tính.
Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại bảo quản trái cây.
Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng cường chế biến sâu: quả đông lạnh, đóng hộp, chiên sấy, nước quả tự nhiên, nước quả cô đặc, đông lạnh.
Đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi, ngăn triều cường, xâm nhập mặn. Phát triển hệ thống giao thông thông suốt, cải tạo hệ thống điện phục vụ sản xuất. – Công nghệ tự động hóa đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn nên cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiêp đầu tư phát triển. Đồng thời, thông qua các quy định và tiêu chuẩn chất lượng kiểm soát chất lượng chặt chẽ sản phẩm đầu ra để tạo áp lực buộc doanh nghiệp cải tiến công nghệ.

GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH TẠO ĐẦU RA CHO CÁC CHUỖI

Đối với xuất khẩu gạo, cần xóa bỏ các rào cản hiện đang cản trở sự tham gia của các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp nhỏ để mở rộng cơ hội xuất khẩu cho gạo Việt Nam, nhất là gạo đặc sản, chất lượng cao.
Xây dựng đề án quản trị chất lượng và thương hiệu quốc gia, quốc tế cho các sản phẩm chủ lực của vùng để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu giúp Việt – Xây dựng chiến lược tiếp cận trực tiếp vào các chuỗi bán lẻ trên thế giới để mở rộng chuỗi giá trị sang khâu phân phối ở nước ngoài. Trong đó, xây dựng định hướng, kế hoạch xuất khẩu cụ thể đối với sản phẩm thủy sản tương ứng với từng thị trường mục tiêu, để có phương án tiếp cận phát triển phù hợp. – Xác định rõ và quy hoạch vùng sản xuất thủy sản cho tiêu dùng nội địa với những tiêu chuẩn trong nước để mở rộng thị trường nội địa với phân khúc giá cả phù hợp, đặc biệt chú trọng giới thiệu, quảng bá, hướng dẫn tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tới các đô thị lớn, thành phố du lịch.
Các tỉnh cần xây dựng các chương trình phát triển về công tác dự báo thị trường, gắn với chức năng của các đơn vị như Trung tâm Thông tin thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc Trung tâm Xúc tiến thương mại của Sở Công thương. – Khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu về phân bố thị trường, quy mô thị trường, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng, hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn trái cây cho các thị trường nhập khẩu trái cây trên thế giới, chú trọng thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông, Trung Quốc… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá. – Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho trái cây nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia chuỗi giá trị trái cây toàn cầu. – Tăng cường chỉ dẫn địa lý nhằm tạo dựng Thương hiệu cho vùng ĐBSCL.
XoX: Phát triển chuỗi giá trị ngành và các sản phẩm nông nghiệp chủ lực (lúa gạo, thủy sản và trái cây) đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện tái cấu trúc và chuyển đổi bền vững ngành nông nghiệp ĐBSCL.
Các ngành hàng nông nghiệp ĐBSCL đang được vận hành tương đối hiệu quả theo chuỗi giá trị, thu nhập của các tác nhân trong chuỗi, đặc biệt là nông dân đang được cải thiện. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của vùng đang bộc lộ nhiều hạn chế lớn về mô hình tăng trưởng: liên kết chuỗi cung ứng, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, nguồn lực vốn, con người và công nghệ yếu khiến cho giá trị gia tăng tổng thể của ngành thấp.
Do vậy, việc hoàn thiện thể chế chuỗi giá trị gắn với từng mắt xích trong chuỗi cần tiếp tục hoàn thiện theo định hướng kiến tạo, thích ứng tự nhiên, hài hoà và bao trùm; tập trung xây dựng các chuỗi giá trị ngành và sản phẩm dựa trên việc hoàn thiện các thể chế, chính sách; thay đổi giá trị gia tăng ngày càng tăng theo hướng xoay trục thuỷ sản – trái cây – lúa gạo; tiếp cận đa ngành và giải quyết đa ngành về các vấn đề môi trường, kinh tế, hạ tầng, thể chế; và thúc đẩy liên kết địa phương thay thế cơ chế phân tán bằng một cơ chế quản trị cả Vùng vì lợi ích chung.
(*) Trích Chuyền đề nghiên cứu chuyên sâu về vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045