Dữ liệu phân tích về thị trường xuất khẩu của ngành, của công ty

    553
    Trong nhá máy sản xuất kimchi tại Hàn Quốc. Đây là thị trường nhập khẩu ớt lớn thứ hai của doanh nghiệp Việt Nam với kim ngạch 10 triệu USD mỗi năm. - Ảnh: Korean Herald
    Gần một năm trời ngồi không, chờ dịch qua, đội ngũ chuyên gia và nhân sự chuyên thông tin thị trường của BSA đành “giết thời gian” bằng cuộc du hành bất tận. Nhưng cuộc dạo chơi này khá lý thú vì đi mãi còn hoài, để tìm hiểu rồi đối chiếu, phân tích, nghiền ngẫm qua tất cả các trang web nghiên cứu thị trường.
    Sau đó, chúng tôi nhờ chuyên gia số hướng dẫn các công cụ số để đọc hiểu, phân tích, thể hiện số liệu bằng biểu đồ. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gặp nhiều vấn đề mới phức tạp, càng cần thông tin sát, sâu, cụ thể với phân tích và bình luận rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng. Sau thời gian dài miệt mài, nay chúng tôi đã bắt đầu nhìn thấy dạng hình của sản phẩm mới.
    Dữ liệu nguồn từ đâu?
    Cả một “rừng vàng biển bạc” mà thế giới internet mang lại. Miễn phí cũng có mà phải mua cũng có. Đầu tiên là các cơ quan chức năng của Việt Nam. Tổng cục Thống kê, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tư pháp, VCCI… Kế đó là các trang quốc tế về dữ liệu thông dụng: Undata, World Bank data, ITC, WTO…
    Đặc biệt và khá bất ngờ và quý là các trang thông tin (công khai, nhưng đường dẫn rất loằng ngoằng, phức tạp) của các nước về xuất nhập khẩu là có nhiều thông tin quý hiếm, liên quan Việt Nam như thông tin về đầu ra, các đối tác, các đối thủ cạnh tranh…
    Nay xin thông báo là BSA có thể cung cấp thông tin về xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã cần khi quyết định hay tiến hành công việc kinh doanh. Các trường thông tin và biểu đồ gồm:
    • Tổng quan thị trường xuất khẩu của ngành và phần liên quan Việt Nam.
    • Top doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu của ngành.
    • Đối tác, khách mua hàng (nói chung của các doanh nghiệp Việt Nam.
    • Các xu hướng liên quan XNK ngành liên quan và lời bình.
    • Top các phương thức vận chuyển được sử dụng. Các số liệu liên quan xuất nhập.
    • Về thị trường, quốc gia mà hàng Việt Nam xuất khẩu đến.
    • Chi tiết về thị trường.
    • Chi tiết về đối tác mua sản phẩm.
    • Chi tiết về các loại sản phẩm xuất khẩu.
    • Lời bình và khuyến nghị của tổ nghiên cứu.

    Một ví dụ đó là xuất khẩu ớt
    Chuyện ớt xôn xao trên báo, ớt xuất bị thị trường Trung Quốc trả lại.
    Khi đọc được thông tin: Bộ Công thương thông báo, văn bản của Hải quan Thâm Quyến thông báo về việc cấm nhập khẩu ớt của Việt Nam bắt đầu từ tháng 4.2021 là giả mạo, không phải do phía Hải quan Trung Quốc ban hành.
    Cũng theo Bộ này, hoạt động xuất khẩu ớt đi Trung Quốc từ tháng 5.2020 đang gặp vướng mắc về kiểm nghiệm, kiểm dịch. Chúng tôi bắt tay tìm dữ liệu về Tình hình xuất khẩu ớt đi Trung Quốc. Và đây là một đoạn trích từ khuyến nghị cho doanh nghiệp về xuất khẩu ớt:
    Thường nói đến xuất khẩu nông sản nói chung và mặt hàng ớt nói riêng, doanh nhân nghĩ đầu tiên là thị trường Trung Quốc. Việc xuất khẩu ớt vào Trung Quốc hiện chủ yếu đi tiểu ngạch (mã số vận chuyển là DAF) thông qua phần lớn các thương lái và một số doanh nghiệp với tổng cộng 17 nhà nhập khẩu phía Trung Quốc. Tổng dung lượng xuất khẩu vào Trung Quốc chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu Việt Nam.
    Theo dữ liệu chúng tôi có được, từ tháng 3.2020 đến nay sản lượng ớt xuất vào thị trường Trung Quốc giảm đáng kể. Câu hỏi có ích bây giờ là:  Nếu không xuất được vào Trung Quốc, vậy thị trường nào cần để ý? Xin thưa, đầu tiên phải kể đến Hàn Quốc. Không kém gì Trung Quốc,  sản lượng ớt nhập khẩu vào Hàn Quốc từ Việt Nam, đang đứng thứ hai sau Trung quốc và cũng đứng thứ hai về giá trị nhập khẩu. Một thị trường với doanh số ước lượng hơn 10 triệu USD với hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu cùng hơn 80 đối tác Hàn quốc.
    Xếp thứ tự theo nhu cầu bên nhập thì kế tiếp là Singapore, mỗi năm nhập không ít hơn 5 triệu USD  – theo số liệu năm 2020. Hiện Singapore chuộng các loại ớt hiểm và ớt chuông xuất dưới dạng tươi. Việt Nam hiện có hơn 20 doanh nghiệp xuất khẩu cho hơn 30 đối tác Singapore. Đây là thị trường tiêu thụ còn rất nhiều tiềm năng khai thác và ổn định.
    Nước thứ ba, sau Hàn Quốc và Singapore là Thái Lan, nước có truyền thống sử dụng nhiều ớt. Ớt hiểm màu đỏ là sản phẩm ưa chuộng bở i thị trường Thái thông qua 4 đối tác nhập khẩu tương đương giá trị giao dịch 3 triệu đôla.
    Với mỗi công ty, có thể chỉ ra đầu mối kết nối bên cung và hỗ trợ kết nối.
    Để hiểu thị trường và có thể chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu, không sợ bị biến động vì “mù” thông tin, hãy liên hệ với BSA chúng tôi để có những cập nhật, những thông tin mới nhất về tình hình xuất khẩu loại sản phẩm của mình.
    Vũ Khánh
    Thương tặng mẹ yêu cùng NTJ