Hãy giúp nông dân thích nghi với hệ thống tốt hơn

116
Steven Starman, chuyên gia Hà Lan hỗ trợ hoạt động các hợp tác xã. Ảnh: TN.
Đừng thúc ép thay đổi sang một mô hình mới mà hãy giúp người nông dân từ từ thích nghi với một hệ thống tốt hơn, để họ quay trở lại canh tác đúng hướng.
Là người sinh sống tại ĐBSCL tìm cách phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn, theo ông tiềm năng phát triển đối với nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là như thế nào?
Chúng ta cần hiểu rằng ngày xưa những người nông dân biết cách tính toán với đất đai, đối phó với khí hậu và nuôi trồng tốt hơn nhiều. Họ hiểu những gì mình làm.
Khi họ phụ thuộc vào cuộc đua sản lượng, các giống năng suất cao, phân bón, thuốc trừ sâu… những việc này tạo ra các vấn đề đối với môi trường mà họ đang phải đối mặt. Hiện nay nông nghiệp ở ĐBSCL có rất nhiều bất cập như ô nhiễm từ phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, hormone và thuốc kháng sinh…Chưa kể đến việc tưới quá nhiều nước và thường là từ nước ngầm.
Ngày xưa, khi chưa có ni lông, người ta có bao bì bằng lá cây. Bây giờ mọi thứ đều là nhựa và tất nhiên sẽ thải nhựa ra ngoài môi trường. Thêm vào đó, có rất nhiều sản phẩm bị hao hụt do thiếu kiến ​​thức liên quan đến sau thu hoạch, bảo quản nên nhiều loại kết thúc ở bãi rác hoặc thậm chí trong lò đốt.
40% sản lượng nông nghiệp của Việt Nam từ ĐBSCL, 80% người dân ĐBSCL có liên quan đến nông nghiệp. Vì vậy, nếu bạn hỏi về tiềm năng phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp tuần hoàn thì tôi nghĩ rằng có rất nhiều tiềm năng, nhưng phải có quyết tâm chuyển đổi.
Nhận ra tiềm năng kinh tế tuần hoàn, nhưng theo ông ĐBSCL nên bắt nhịp như thế nào?
Môi trường đang thay đổi, nhiều người gọi đó là biến đổi khí hậu, nhưng phải nói rằng phần lớn là do con người tạo ra. Và mọi thay đổi nhanh hơn: Xâm nhập mặn, nguồn nước bị ô nhiễm, ít nước ngọt hơn và hạn hán nhiều hơn trong tương lai.
Ta không biết chính xác những năm tới sẽ như thế nào, nhưng theo tôi, kinh tế tuần hoàn sẽ giúp mọi người chống chịu tốt hơn với những thay đổi. Nông dân phải giảm sự phụ thuộc. Họ phải mạnh mẽ hơn. Về cơ bản nông nghiệp tuần hoàn là để đảm bảo rằng bạn đối xử tốt với môi trường, sử dụng những gì bạn có trong môi trường đó, không vứt bỏ mọi thứ mà hãy tái sử dụng những thứ bạn có tại đồng ruộng và vườn trồng, càng nhiều càng tốt.
Đối với rác thải nông nghiệp, không nên đốt cháy mà phải làm than sinh học hoặc ủ phân. May mắn là tôi thấy nhiều nông dân sử dụng chai nhựa làm hộp đựng cây trồng hoặc bẫy côn trùng thay vì vứt bỏ. Nông dân ĐBSCL rất thông minh, chỉ cần chỉ cho thấy các phương án là họ làm được. Tiềm năng rất lớn, việc tận dụng phế phẩm không khó khăn và thực tế là ở ĐBSCL đã có nhiều mô hình tuần hoàn, ví dụ như vườn ao chuồng.
Tận dụng những kiến thức sẵn có, người nông dân có thể hình thành những mô hình mới hơn, tốt hơn?
Vườn ao chuồng là một lợi thế lớn. 2 năm trước, một người 25 tuổi giải thích cho tôi vườn ao chuồng là nông nghiệp tuần hoàn 2.0. Có lẽ vườn ao chuồng không còn được thực hành nhiều nữa, nhưng cô ấy nói rằng sở dĩ nó biến mất là do ngày xưa nông dân tự cung tự cấp, rồi chuyên canh, nhưng họ quên mất vườn ao chuồng và tính tuần hoàn.
Cần quay trở lại, nhưng theo cách nào đó có lợi cho nông dân. Có thể nông dân chưa thấy vườn ao chuồng tạo ra lợi nhuận. Riêng tôi, hệ thống vườn ao chuồng, nơi ta mong đợi sự đa dạng sinh học, không cần thuốc trừ sâu nhiều như vậy vì chính nó làm tăng chi phí, đội giá thành, giảm lợi nhuận. Trong khi đó, chỉ cần giảm chi phí cho thuốc trừ sâu và phân bón, tăng giá trị sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Theo ông những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học hiện nay có giúp cho nông dân ứng dụng dễ dàng hơn, thuận lợi hơn hay lại vướng mắc nhiều thứ khác?
Nếu công nghệ sinh học giúp ích một cách dễ dàng cho người nông dân, chẳng hạn như giúp làm phân ủ hoặc sản xuất ruồi lính đen… thì thật tốt. Một lần nữa, tôi muốn nói nông nghiệp tuần hoàn là xây dựng khả năng phục hồi để nông dân có thể thích ứng với môi trường. Nếu khiến họ phụ thuộc một lần nữa vào một công nghệ nào đó sẽ khiến họ khó có khả năng chống chịu và khi tình hình thay đổi, họ không biết phải làm gì.
Nông dân sản xuất quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, thậm chí kiến thức để có thể làm một quy trình khép kín, làm sao thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển ở ĐBSCL?
Điều tôi hoàn toàn đồng ý là trình độ học vấn của nông dân, do đó cần dồn nhiều tâm sức vào việc nâng cao năng lực; kiến thức về nông nghiệp tuần hoàn, không chỉ nông dân mà cả cán bộ Sở NN-PTNT. Đào tạo nông dân nhưng cũng phải đào tạo cán bộ nông nghiệp. Đó phải là ưu tiên số một.
Nhưng phải nói rằng, thay vì khuyến khích nông dân chuyển sang mô hình mới, cần thúc đẩy nông dân thích nghi với những gì mà họ quan tâm. Tôi đã làm việc với người nông dân trên khắp thế giới và một điều mà họ giống nhau là ai cũng muốn tránh rủi ro. Vì vậy, họ chỉ làm điều gì mới nếu họ tin rằng mọi thứ sẽ ổn. Đừng thúc ép thay đổi sang một mô hình mới mà hãy giúp người nông dân từ từ thích nghi với một hệ thống tốt hơn, để họ quay trở lại canh tác đúng hướng.
Doanh nghiệp đóng vai trò như thế nào trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn?
Các công ty có vai trò lớn, bởi vì cũng như hầu hết các nơi trên thế giới, khoảng cách giữa nông dân với các trường đại học và chính phủ ngày càng quá lớn và quá xa. Người ta nói hiếm khi được thấy những người từ các trường đại học hoặc cơ quan Chính phủ có đôi chân của họ lún trên bùn đất ở cánh đồng của người nông dân.
Càng hiếm thấy công ty giúp nông dân sản xuất các sản phẩm của họ mà không cần tới thuốc trừ sâu hoặc phân bón hóa học, áp dụng biện pháp sinh học bảo vệ cây trồng hoặc tưới nhỏ giọt… Nếu có, chẳng phải họ sẽ gần với nông dân hơn là các trường đại học!
Vì vậy, Chính phủ nên đặt ra các quy tắc mà các công ty nên nói những gì có thể, những gì không thể. Các trường đại học phải hỗ trợ bằng những bằng chứng khoa học liên quan đến những gì công ty bán hoặc hoạt động. Tất cả cùng bắt đầu từ việc xây dựng năng lực người nông dân. Việc đào tạo, giáo dục tốt hơn và dịch vụ khuyến nông cũng cần được đào tạo tốt hơn. Nếu không, các công ty sẽ đến và họ có thể bán bất cứ thứ gì, kể cả những thứ tồi tệ.
Xin cảm ơn ông!
6 bước lập kế hoạch kinh doanh liên tục
Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, công cụ này được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Bằng cách thiết kế một kế hoạch kinh doanh liên tục (BCP – Business Continuity Plan) cho doanh nghiệp của bạn. Công cụ cho phép bạn:
– Đánh giá mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương của doanh nghiệp;
– Phát triển hệ thống rủi ro và dự phòng hiệu quả cho doanh nghiệp.
 
Công cụ này nhằm mục đích thiết lập hồ sơ rủi ro của các doanh nghiệp và mức độ dễ bị tổn thương đối với Covid-19 về mặt tác động của nó đối với con người, quy trình, lợi nhuận và quan hệ đối tác (4Ps; Persons – Procedures – Profits – Partnerships).
– Con người: cuộc sống của công nhân và thành viên gia đình
– Quy trình: hoạt động doanh nghiệp
– Lợi nhuận: tạo doanh thu
– Quan hệ đối tác: tạo điều kiện cho môi trường thực hiện các hoạt động kinh doanh
Công cụ này chủ yếu nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ hơn với nguồn lực hạn chế và được cấu trúc thành hai phần.
– Phần đầu tiên là một đánh giá rủi ro mà bạn có thể nhanh chóng làm. Nó thiết lập mức độ rủi ro / dễ bị tổn thương cho doanh nghiệp.
– Phần thứ hai của công cụ là một quy trình gồm sáu bước – để hỗ trợ phát triển kế hoạch kinh doanh liên tục của riêng bạn.
BCP có thể là “cứu cánh” cho nhân viên của bạn! Doanh nghiệp kinh doanh liên tục tức là người lao động vẫn chưa mất đi chén cơm của họ.
Bằng cách này, nhân viên của bạn sẽ có thêm niềm tin vào doanh nghiệp và chủ động hơn trong công việc.
Phước Hòa (Nguồn: ILO – International Labour Organization)
THANH NGUYỄN
(Thực hiện)