Hợp tác xã hồi sinh ở Trung Quốc

79
Các hợp tác xã trông giống như các siêu thị thông thường. Ảnh: Nikkei Asia

Các hợp tác xã do nhà nước điều hành đang hồi sinh mạnh mẽ ở Trung Quốc khi chính phủ nỗ lực phát triễn chuỗi phân phối trong nước. Doanh số bán hàng của các hợp tác xã nhanh chóng đuổi kịp gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba.

Dưới sự giám sát của Liên đoàn Hợp tác xã cung ứng và tiếp thị toàn Trung Quốc của chính phủ, các nhóm này bán thực phẩm được mua trực tiếp từ nông dân và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác. Doanh thu tăng 19% vào năm 2021 lên 6.200 tỷ nhân dân tệ (891 tỷ USD) – khoảng 80% của Alibaba và vượt xa mức tăng 12% trong tổng doanh số bán lẻ ở Trung Quốc.

Một HTX mới được thành lập vào tháng 10 ở khu vực Tuanjiehu, ngay trung tâm Bắc Kinh. Cửa hàng thường đông người trung niên và cao tuổi mua sắm.

Nơi này giống với hầu hết các cửa hàng tạp hóa khác, ngoại trừ một tấm áp phích gần lối vào có khẩu hiệu chính trị kêu gọi ủng hộ Đảng, ta vì các tấm bảng giới thiệu khuyến mãi mỗi ngày. Một tấm biển trên tường ghi nguồn cung ứng sản phẩm “được đảm bảo”, tức không hề thiếu.

Các HTX thực phẩm được thành lập vào năm 1950 ngay sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. HTX đóng vai trò là kênh phân phối chính của Trung Quốc về thực phẩm và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác trong những năm nước này có nền kinh tế kế hoạch.

HTX đã mất dần thị phần cho các công ty tư nhân sau khi Trung Quốc cải cách và mở cửa. Nhưng kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản vào năm 2012, HTX dần khôi phục vai trò của mình. Doanh thu của hệ thống này đã tăng 2,4 lần trong giai đoạn 2012-2021.

Sự trở lại một phần được thúc đẩy bởi chính sách zero Covid và phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc. Nhiều người phải ở nhà và tự chuẩn bị bữa ăn.

Ông Tập đang mong muốn mở rộng hơn nữa mạng lưới HTX. Nhiều HTX đã được thành lập trên khắp Trung Quốc trước thềm Đại hội Đảng hồi tháng 10.

Với số lượng các lựa chọn thay thế cho cửa hàng tạp hóa tươi và rẻ ở Trung Quốc ngày nay, có suy đoán rằng việc đổi mới tập trung vào các HTX là cách để Bắc Kinh tăng cường tham gia vào mạng lưới phân phối toàn quốc.

“Chính phủ có thể đang cố gắng ngăn chặn sự gián đoạn phân phối lương thực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng trong tương lai,” một giáo sư tại một trường đại học ở Bắc Kinh cho biết. Chẳng hạn, Mỹ và phương Tây có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Đài Loan. Hệ quả có thể dẫn đến mất an ninh lương thực và ảnh hưởng uy tín của chính phủ và Đảng.

Theo dữ liệu chính thức của Trung Quốc, nước này sản xuất 95% ngũ cốc. Nhưng một số người tin rằng tỷ lệ phần trăm thực tế là khoảng 70% đến 80%. Nó cũng dựa vào nhập khẩu phần lớn đậu nành, thức ăn chính cho lợn.

Sự hồi sinh của các hợp tác xã dường như gợi lên những cảm xúc lẫn lộn trong công chúng, đặc biệt là đối với những người Trung Quốc lớn tuổi, những người coi chúng là sự trở lại của một Trung Quốc nghèo hơn nhiều.

“Khi tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi thường đổi phiếu giảm giá để lấy sản phẩm tại hợp tác xã”, một người đàn ông Bắc Kinh ngoài 50 tuổi cho biết. “Giống như chúng ta đang quay ngược thời gian”.

Ricky Hồ / BSA