Kiên định, sáng tạo, phát triển bền vững

147
Nhiều diễn giả là chủ các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đã chia sẻ những tâm huyết, bài học, kinh nghiệm của doanh nghiệp mình tại sự kiện “Diễn đàn doanh nhân Việt Nam 2022: Kiên định, sáng tạo, phát triển bền vững”.
Kinh nghiệm vượt khó của những người dẫn đầu
Đứng trước những thách thức từ dịch bệnh Covid-19, bối cảnh môi trường kinh tế vĩ mô, những vấn đề nội tại, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, vấn đề về biến đổi khí hậu, hay cuộc xung đột Nga – Ukraine… Do đó ảnh hưởng đến các thị trường xuất khẩu, và cần tìm thị trường mới trong khu vực, cũng như tập trung thêm cho thị trường nội địa…
Theo các diễn giả, yếu tố văn hóa doanh nghiệp góp phần quan trọng để doanh nghiệp, doanh nhân củng cố lại, phát triển ổn định, bền vững doanh nghiệp mình.
Bàn về văn hóa doanh nghiệp tại diễn đàn, bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận – PNJ khẳng định, “văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để phát triển bền vững”.
“Và để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, người đứng đầu, người làm chủ giữ vị trí, vai trò quan trọng. Văn hóa là sự sống còn của quốc gia, tổ chức. Văn hóa giúp định hướng cho doanh nghiệp những khi khó khăn, nó như  cái thắng xe, hãm lại khi chúng ta có thể đi vào những khủng hoảng”, bà Dung nói.
Nói với các doanh nghiệp, doanh nhân họ Dương, bà Dung cho hay, văn hóa là bản sắc, nội lực của doanh nghiệp, là toàn bộ giá trị từ hình thức, suy nghĩ, lời nói, thói quen được xây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển…Văn hóa tạo nên cái lõi bên trong đó là niềm tin trong một tổ chức, cũng như giá trị được chia sẻ ra bên ngoài.
Tuy nhiên, vị nữ chủ tịch của PNJ cũng phân tích rằng, văn hóa luôn có sự biến đổi, không thể nào là mãi mãi, nó phải theo các giai đoạn biến động của kinh tế, thị trường, hay các giai đoạn phát triển khác nhau của doanh nghiệp,…
“Trong 35 năm qua các giai đoạn, PNJ đều coi lại coi giá trị khi doanh nghiệp lớn lên, có thêm những người mới gia nhập thì mình phải coi lại để điều chỉnh cho phù hợp… Nhất là trong giai đoạn cách mạng 4.0 của công nghệ, một số văn hóa trong tổ chức phải thay đổi, nên mình phải định hình, căn chỉnh lại. Điều này đã giúp PNJ từ một công ty kim hoàn thuộc nhà nước để trở thành một trong ba nhà bán lẻ trang sức hàng đầu Châu Á”, bà Cao Thị Ngọc Dung cho biết thêm.
Cũng là một trong những diễn giả chính chia sẻ tại diễn đàn, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT lại đưa đến một góc nhìn về việc “Vượt thử thách trong điều kiện bất ổn” cho các doanh nhân họ Dương.
Theo ông Bình đó là áp dụng nghệ thuật của “chiến tranh nhân dân” mà FPT phát triển như ngày nay. Để xuất khẩu được phần mềm, sau những thất bại ở Ấn Độ, Mỹ, thì FPT đã áp dụng bí kíp “chiến tranh nhân dân”, đến ngày nay, FPT đã được hàng trăm tập đoàn hàng đầu thế giới chấp nhận, mua sản phẩm.
Bí kíp “chiến tranh nhân dân” này theo ông Bình sẽ dùng trong công cuộc chuyển đổi số, trong việc chống dịch thay đổi…
Ông Bình nói “Người làm chủ doanh nghiệp hải kiên định, kiên cường, biết được cuộc chiến phải vì ai. Chúng tôi đã làm tất cả để không ai mất việc trong giai đoạn dịch vừa qua, người lãnh đạo chuyển sang vai trò như một nhà chỉ huy”.
Ông Trương Gia Bình chia sẻ những tâ huyết của mình về nghệ thuật “chiến tranh nhân dân” với doanh nghiệp tại diễn đàn
Bàn về việc phát triển cây mắc ca 
Tại diễn đàn doanh nghiệp, doanh nhân họ Dương, có khá nhiều doanh nghiệp khắp các vùng miền đã trưng bày, triển lãm những sản phẩm của cây mắc ca. Diễn đàn cũng có những nội dung bà về “Chuỗi cây mắc ca”.
Tại đây, GS.TS. Nguyễn Lân Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội mắc ca Việt Nam cho hay, ông Dương Công Minh – Chủ tịch Hội đồng họ Dương Việt Nam đã đưa cây mắc ca lên vùng Tây Bắc, làm cho cuộc sống của bà con nơi đây thay đổi lớn, thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỉ đồng so với trồng ngô, sắn, keo trước đây.
Trong khi đó ở Tây Nguyên thì trồng xen với cà phê và mắc ca đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế cho bà con nghèo.
GS.TS. Nguyễn Lân Hùng cho rằng, việc quan trọng hiện nay là doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm từ trái cây này bằng cách chế biến sâu, thực tế đã có doanh nghiệp làm bánh, kẹo, nước uống, dầu ăn… đó là cách thiết thực nhất để nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường nội địa và xuất khẩu.
Hội thảo bàn về chuỗi mắc ca
Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Hội đồng họ Dương Việt Nam phát biểu tại sự kiện
Được biết, Diễn đàn trên do CLB Doanh nghiệp – doanh nhân họ Dương tổ chức. Ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, trong phần phát biểu  đã kỳ vọng các doanh nghiệp và doanh nhân cùng tận dụng hết các cơ hội để liên kết, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quản trị và động viên nhau trên bước đường tiếp theo. Tại Diễn đàn này có rất nhiều thông điệp quan trọng được chia sẻ từ các diễn giả hàng đầu Việt Nam, là những doanh nhân kỳ cựu và thành đạt. Chặng đường hồi phục sau đại dịch chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng với sự sáng tạo, kiên định, năng lực cạnh tranh tốt, các doanh nhân sẽ nhanh chóng vượt qua và có những phát triển
Một số doanh nghiệp trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại sự kiện:

Bài, ảnh: Trần Quỳnh