Làm sao để start-up phát triển thành scale-up?

128
Công nghệ giúp giải quyết nhiều thứ trong vận hành doanh nghiệp. Chúng ta phải nghĩ cách để chuyển đổi số cho doanh nghiệp, ứng dụng số trong tất cả các khâu từ mua bán, giao nhận, các chương trình quảng bá, khuyến mãi… Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Tuấn Quỳnh – Tổng giám đốc Sài Gòn Book tại buổi giao lưu, chia sẻ về cách phát triển Start – up thành Scale-up.
Chương trình là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp của Mekong Connect 2022 đã diễn ra, vào chiều 23/11 tại khách sạn Mường Thanh, TP.Cần Thơ, thu hút nhiều chuyên gia, diễn giả tham dự như chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và Lê Đăng Doanh, hơn 100 doanh nghiệp khởi nghiệp tha dự.
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh là người từng đảm nhiệm nhiều vị trí tại doanh nghiệp và công ty lớn tại VN trong vai trò điều hành. Ông 7 năm khởi nghiệp và đầu tư vào 8 startup. Ngoài làm trực tiếp tại các doanh nghiệp, tính đến nay, ông đã đầu tư góp vốn vào 45 công ty, trong đó có 5 công ty phá sản. Tuy nhiên anh cũng gặt hái được nhiều thành công khi đầu tư vào các doanh nghiệp và đang đầu tư vào một số startup về sách, công ty đào tạo lãnh đạo, cty trải nghiệm du lịch và một doanh nghiệp nhượng quyền.
Tại buổi chia sẻ, ông Tuấn Quỳnh đặt ra 3 câu hỏi dành cho starup gồm: Đâu là những cách giúp những người khởi nghiệp có thể thành công? Công ty khởi nghiệp đang được định giá như thế nào? Làm thế nào để có thể chia tay doanh nghiệp (thoái vốn) êm thấm nhất, thoả mãn điệu kiện của bản thân?

Trước những câu hỏi này, chị Nguyễn Ngọc Hương – Giám đốc Công Ty TNHH MTV Thiên Nhiên Việt, đại diện các doanh nghiệp tham gia giao lưu, chia sẻ cho biết chị sẽ xây dựng, phát triển doanh nghiệp trong thời gian đầu. Chị nghĩ rằng vài chục năm sau sẽ rút lui và giao lại cho thế hệ kế thừa thực hiện tiếp. Theo quan sát của chị Hương, các công ty nông sản thường phát triển 20 năm khi đã lớn mạnh sẽ chuyển giao cho người khác thông qua nhiều hình thức. chị Ngọc Hương cũng nghĩ đến việc bán công ty cho các tập đoàn nước ngoài hay các doanh nghiệp lớn bởi theo chị, khi có được hệ thống sản xuất tốt, thị trường lớn mạnh và nhiều vấn đề phát triển thì có thể thu hút được nhà đầu tư. Có nhiều doanh nghiệp từng bán đi như Kinh Đô chẳng hạn, họ bán cho tập đoàn nước ngoài và giờ đây họ trở lại với sản phẩm mới, mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Theo ông Tuấn Quỳnh, đây là câu chuyện hay bởi anh từng gặp trường hợp tương tự. Câu chuyện công ty sách của ông là điển hình. Theo ông, suy nghĩ chỉ xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh, đạt được hiệu quả thì điều đó chưa đủ. Bởi bài học ông từng gặp là vào năm 2005, khi làm việc tại Sài Gòn Petro, ông nhận được cuộc gọi từ quỹ đầu tư Mekong Capital. Khi được quỹ này để nghị mua cty 20% cổ phần Sài Gòn Gaz (công ty con của Sài Gòn Petro) với giá 10.000đ/cổ phiếu. Ông khá ngỡ ngàng và thắc mắc, tại sao lại đưa ra giá tốt như vậy?
Trước những thắc mắc của ông, người đại diện của quỹ này cho biết sẽ không dễ nhưng tin vào việc điều hành của bản thân ông Quỳnh nên quyết định hợp tác. Quỹ yêu cầu phải đưa công ty Sài Gòn Gaz lên top 5 tại VN và yêu cầu phải bán cho đối tác khác khi đã thành công. Điều này khiến ông sốc vì chưa bao giờ có suy nghĩ xây dựng công ty lớn mạnh để bán. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ, tính toán kỹ và thấy rằng đây là cơ hội kiếm tiền nên ông đồng ý tham gia cuộc chơi. Sau 2 năm, Sài Gòn Gaz vươn lên top 4 tại thị trường VN và tất cả các cổ đông đồng ý bán lại cho đối tác lớn và người lời nhất chính là Mekong Capital.
Việc xây dựng Sài Gòn book phải có lối ra cho tôi, cho các cổ đông. Chúng tôi xây dựng hệ sinh thái về sách, gắn các đối tác, tập đoàn liên quan và mới đây, tập đoàn Thiên Long đã đầu tư vào doanh nghiệp của chúng tôi (Gen Book…). Ông Tuấn Quỳnh chia sẻ.
Trong một doanh nghiệp, ai là người quyết định văn hoá doanh nghiệp? đưa ra câu hỏi, đồng thời ông Nguyễn Tuấn Quỳnh cũng đưa ra câu trả lời đó chính là người đứng đầu quyết định văn hoá doanh nghiệp. Do đó, khi là nhà đầu tư hay tư cách quỹ đầu tư, ông tập trung vào Fouder thay vì mô hình kinh doanh.

Thông thường các quỹ đầu tư thì không bao giờ đầu tư đến 51% mà chỉ 10-15%. Những người cổ công nắm ít cổ phần thì có ít quyền quyết định mà người đứng đầu công ty sẽ quyết định hết. Những fouder được xác định mạnh là những người sáng lập ra mô hình kinh doanh phải giỏi. Ông Quỳnh khẳng định.
Công nghệ giúp giải quyết nhiều thứ trong vận hành doanh nghiệp. Thế giới di động là điển hình. Chúng ta phải nghĩ cách để chuyển đổi số cho doanh nghiệp, ứng dụng số trong tất cả các khâu từ mua bán, giao nhận, các chương trình quảng bá, khuyến mãi… đây là điều ông Tuấn Quỳnh khuyên các doanh nghiệp để nhanh phát triển. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có quy chế tài chính, quy chế kinh doanh, quy chế mua sắm, tiền lương, công nợ công ty…
Theo ông, quy chế quản trị công ty có giá trị quản lý lãnh đạo chủ chốt công ty và giúp tiết kiệm tài chính. Khi có quy chế đặt ra hạn chế sự lỏng lẻo, dễ bị người khác lợi dụng. Công ty cần có quy chế để vận hành doanh nghiệp và giữ chân người tài.
Trước câu hỏi làm thế nào để định giá một công ty, diễn giả Nguyễn Tuấn Quỳnh cho rằng, có 3 phương pháp sau:
  • Áp dụng định giá tài sản cho doanh nghiệp sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, các khoản nợ… tài sản có – tại sản nợ = tài sản)
  • Phương pháp so sánh. So sáng doanh nghiệp của mình với doanh nghiệp đang có giá trên thị trường (chủ yếu là công ty đã niêm yết)
  • Phương pháp chiết khấu dòng tiền. Công ty đều đặn làm ra 10 đồng/năm, lãi suất chiết khấu 10% thì doanh nghiệp được định giá 100 đồng
Thông thường hiện nay, các nhà đầu tư gộp 3 phương pháp này lại với nhau để định giá doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp luôn phải đặt câu hỏi là giá trị công ty mình là bao nhiêu bởi việc xác định giá trị công ty quan trọng ở chỗ bạn cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp bạn tăng lên cao nhất.
Về vấn đề rút lui khỏi công ty hay thoái vốn, ông Quỳnh khuyên rằng nên xây dựng, phát triển công ty lớn mạnh, đưa lên sàn chứng khoán sau đó bán cổ phần đang sở hữu. Cách thứ 2 là bán lại cho doanh nghiệp trong hệ sinh thái và cách thứ 3 là chuyển giao lại cho con cái và rút khỏi vai trò điều hành hoặc chuyển giao lại cho cộng sự.