Muốn vào châu Âu phải “vượt rào” tiêu chuẩn!

506
Nông dân gặt lúa - Ảnh: Internet
Kể từ ngày 1/8/2020 khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU được hưởng thuế suất 0%. Đây là một lợi thế mới so với các nhà xuất khẩu châu Á khác vốn phải chịu thuế suất 5-45%. Các mặt hàng nông thủy sản khác cũng có thuế suất thấp hơn trước.
Hàng rào thuế quan được gỡ bỏ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua hàng rào kỹ thuật để có thể đưa nông sản và các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam vào thị trường khó tính bậc nhất này. “Bộ tiêu chuẩn GLOBAL Gap tồn tại từ trước tới giờ, không có gì thay đổi, tức là không có chuyện dựng thêm hàng rào kỹ thuật để làm khó nhà xuất khẩu Việt Nam”, ông Nguyễn Huy, chuyên gia tiêu chuẩn từ dự án “Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Chuẩn hội nhập” cho biết.
Có khoảng cách khá lớn giữa bộ tiêu chuẩn Viet Gap và GLOBAL Gap. Vì thể, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam có thời gian chuyển đổi, tổ chức GLOBAL Gap cùng với Hội DN HVNCLC xây dựng bộ tiêu chuẩn Local Gap. Đây là bước trung chuyển để cho doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ Việt Nam tiếp cận với các tiêu chuẩn toàn cầu. Quá trình trung chuyển được đặt ra tối thiểu là 5 năm.
Trong khi đó, CEO Trung An Phạm Thái Bình nói rằng các biện pháp phòng hộ sản phẩm của Châu Âu không hề ngăn cản hay làm chậm đi nguồn xuất khẩu từ Việt Nam. “Họ rất minh bạch về các mức thuế và tiêu chuẩn sản phẩm, thông tin đăng công khai trên các website. Vì thế, các doanh nghiệp Việt phải đề cao việc chọn lọc các sản phẩm đã đạt được tiêu chí an toàn thực phẩm trước khi xuất qua EU nếu không muốn bị gửi trả lại”, ông Bình nói.
Các loại gạo của Trung An – Ảnh: BSA
Quá trình chuẩn bị lâu dài
Trung An xuất 150 tấn gạo thơm ST20 và Jasmine đầu tiên được hưởng thuế suất 0% sang EU trong tháng 8 vừa rồi. Giá khá cao: 600 USD/tấn với gạo Jasmine và 1.008 USD/tấn với dòng ST20.
Tuy nhiên, ông Bình nói quá trình chuẩn bị cho xuất gạo thơm sang EU được chuẩn bị từ năm 2011. Công ty phải mất 3-4 năm cải tạo đất để trồng gạo sạch, gạo hữu cơ. Bên cạnh đó, Trung An phải bảo đảm các yếu tố: xuất xứ hàng hóa, chất lượng kho bãi, điều kiện môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Ông Bình cho biết trước đây gạo Việt Nam được xuất khẩu và lên kệ bán tại siêu thị ở Châu Âu, nhưng lại dưới mác và bao bì của những hãng khác. Thậm chí, là gạo Việt Nam nhưng lại có nhãn sản xuất “Made in…” từ những quốc gia khác như Thái Lan hay Campuchia. 
Trong khi đó, Công ty TNHH XNK Thiên Nhiên Việt gặp thách thức lớn trong việc tìm vùng nguyên liệu. Giám đốc Nguyễn Ngọc Hương nói rằng các loại bột rau má, bột rau dấp cá, bột tía tô… cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn của EU khi sang thị trường.
Sản phẩm rau má Orama – Ảnh: voso.vn
Sản phẩm bột rau má Orama của Thiên Nhiên Việt được nhiều khách hàng EU ưa chuộng, đặc biệt tại Hà Lan. Rau má sẽ được bán dưới dạng tươi chỉ với vài ngàn đồng, nhưng sáng kiến sản xuất ra các sản phẩm như bột rau má hay nước rau má dừa đã giúp Orama không có đối thủ cạnh tranh. Chị Hương cho biết rằng hiện tại thì hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam không cạnh tranh nhiều với hàng nội địa của EU do khác biệt về phân khúc. Chị nói thêm rằng công ty sẽ phải lên kế hoạch cho lâu dài và chuẩn bị tăng quy mô sản xuất sau khi EVFTA có hiệu lực…
Lo ngại phá giá
Hơn 200 công ty Việt Nam được phép xuất khẩu gạo. CEO Trung An lo lắng rằng các nhà xuất khẩu khác sẽ áp dụng hình thức cạnh tranh không lành mạnh để thâm nhập thị trường – phá giá. Ông không đồng tình với cách thức này vì nó sẽ làm giảm đi giá trị thực của mặt hàng gạo Việt.
Buổi Livestream tọa đàm về EVFTA tại trụ sở HVNCLC – Ảnh: BSA
Tuy nhiên, mô hình “cánh đồng liên kết” với mục tiêu hợp tác liên kết với các hộ dân trồng lúa nhằm giúp họ sản xuất đúng quy trình về an toàn thực phẩm của Local Gap và GLOBAL Gap. Mô hình này sẽ tập trung chủ yếu vào nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giúp họ tìm kiếm nguồn thu nhập cao hơn thông qua hợp tác với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang EU.
“Trung An dành riêng 800 ha đất ở Kiên Giang để phát triển vùng nguyên liệu lúa hữu cơ. Hiện 100 ha ở khu này đã được cấp giấy chứng nhận của Hoa Kỳ và châu Âu, đủ điều kiện để trồng lúa xuất sang các thị trường đặc biệt khó tính tính này. 800 ha này vốn là rừng tràm nguyên sinh, được Trung An giữ nguyên hiện trạng và khai thác trồng lúa organic và lúa sạch từ năm 2015. Đất ở đây sẵn sàng cho canh tác lúa hữu cơ mà không phải chờ cải tạo 3-5 năm”, ông Bình cho biết.
Thị trường gạo hữu cơ cao cấp đang ngày càng mở rộng. “Giá một tấn sản phẩm như thế có khi đạt 2.000 – 3.000 USD”, ông nói.

Ricky Hồ – Lê Hiếu