Nhà nữ khoa học pitching 5.000 lần cho dự án thịt hải sản nuôi cấy trong phòng thí nghiệm

810
Nhà nữ khoa học pitching 5.000 lần cho dự án thịt hải sản nuôi cấy. Ảnh: Nikkei Asia
Tiêu điểm:
Nhà nữ khoa học pitching 5.000 lần cho dự án thịt hải sản nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
Thịt hải sản nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ là dòng chính vào năm 2030. Khi bạn đi vào siêu thị, bạn sẽ thấy thịt nuôi cấy và thịt hải sản nuôi cấy bên cạnh thịt và hải sản chế biến từ thực vậy. Nhu cầu với loại sản phẩm mới sẽ ngày càng gia tăng.
Năm 2018, Sandhya Sriram, CEO của công ty khởi nghiệp Shiok Meats, mỗi sáng phải đi phà từ bến Marina South đến đảo St John’s, cách đảo chính Singapore khoảng 6,5 cây số. Phòng thí nghiệm nuôi cấy thịt động vật nhuyễn thể của cô được xây dựng tại đây – từ con số không. Buổi chiều, nếu không đón kịp chuyến tàu cuối cùng, Sriram sẽ phải ở lại đảo.
Shiok Meats không có phòng thí nghiệm lẫn thiết bị. “Chúng tôi phải tách tế bào gốc từ tôm”, nữ CEO 35 tuổi nhớ lại ngày đầu khởi nghiệm.
Đến tháng 11/2020, Shiok Meats đã nuôi cấy thành công thịt tôm hùm từ tế bào được nuôi dưỡng trong amino acid và protein trong 4-6 tuần. Trước đó, startup này đã thành công trong phát triển thịt tôm nuôi cấy.
Loại thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm này có độ dai và sợi giống như thịt xay, rất tiện để nấu nướng và vị của nó giống như tôm tự nhiên. Shiok Meats hiện đang tiến dần hơn đến việc phát triển thành công thịt cua nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Trong khi đại công ty Impossible Foods của Mỹ và các công ty khác trên thế giới đang sản xuất các sản phẩm thay thế thịt được chế tạo từ thực vật – hay còn gọi là thịt thực vật hay thịt thực vật, thịt nuôi cấy từ tế bào động vật rát hiếm, đặc biệt là từ các loại động vật có vỏ hay động vật thủy sinh không xương sống. Vì thế đây là thị trường trinh nguyên hầu như chưa ai đụng tới. Điều này đã giúp Shiok Meats nhanh chóng trở thành người dẫn đầu trong ngành công nghệ thực phẩm mới.
Quê ở bang Gujarat thuộc Ấn Độ, Sriram từ nhỏ đã có sở thích tìm hiểu về cấu trúc cơ thể con người, cây cỏ và động vật. Vào đại học, cô chọn ngành vi sinh học. Sau khi tốt nghiệp thạc sỹ ngành công nghệ sinh học ở Ấn Độ, Sriram ghi danh chương trình tiến sỹ tại Đại học Công nghệ Nanyang ở tuổi 23.
Bằng tiến sỹ ở trường đại học nghiên cứu danh tiếng hàng đầu đã giúp cô có được công việc của Cơ quan nghiên cứu, công nghệ và khoa học (ASTAR) của chính phủ Singapore chuyên nâng đỡ các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu và startup trong các lĩnh vực công nghệ mới. Sự nghiệp khoa học của Sriram tiến triển tốt, nhưng máu kinh doanh chảy trong huyết quản của cô. Sriram bắt đầu làm các nghiên cứu riêng mình về ngành hoàn toàn mới.
Sau khi thành lập hai startup, trong đó bao gồm một trang mạng tin tức khoa học, ở tuổi 33 Sriram thành lập công ty Shiok Meats với đồng nghiệp cũ Ka Yi Ling ở ASTAR vào tháng 8/2018. Shiok Meats đã gọi được 12,6 triệu USD vốn hoạt động vào tháng 10/2020 vừa rồi.
Ban đầu, mọi người nói Sriram và đồng nghiệp là điên khùng khi bỏ việc lương cao ở ASTAR. Bởi các chế phẩm thay thế thịt vào thời điểm cách đây hơn hai năm không được biết đến nhiều, các nhà đầu tư rất hoài nghi. Đặc biệt các nhà đầu tư châu Á rất không sẵn lòng đánh cược vào tương lai của Shiok Meats. “Đó là một không khí cho vay rất không thích rủi ro. Người châu Á rất không mạo hiểm trong những chuyện đầu tư vào khoa học”, Sriram nói.
Startup Sandhya Sriram và Ka Yi Ling được chính phủ Singapore hỗ trợ giai đoạn cuối trong phát triển công nghệ thực phẩm mới. Ảnh: Nikkei Asia
Châu Á không có Silicon Valley và không có con đường tiếp cận vốn rộng và sâu như ở Silicon Valley. Sriram nhiều đêm mất ngủ. “Trong hơn hai năm tôi đã thực hiện khoảng 5.000 pitch – chào mời dự án với nhà đầu tư”, Sriram kể với Nikkei Asia. Điều này có nghĩa là mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần, cô phải thực hiện đến 7 pitch, chiếm hầu hết thời gian của cô. Đây là sự nhẫn nại không phải ai cũng có.
Sriram vẫn giữ niềm tin của mình vào thịt các loại động vật có vỏ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. “Ngành tôm là thị trường hàng tỷ USD nhưng có vô vàn các vấn đề về môi trường. Chúng ta cần có sự thay đổi”, nhà nữ khoa học nói.
Nhu cầu các sản phẩm thay thế cho các loại cá thông thường, dù là chế tạo từ thực vật hay thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, đang lớn dần cùng với mức tiêu thụ protein. Năm 2018, khoảng 150 triệu tấn hải sản được tiêu thụ toàn cầu – trong đó, 70% số này ở châu Á, nơi có mức tiêu thụ theo đầu người cao nhất thế giới, theo số liệu của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO).
Lượng cá đánh bắt ngày càng ít đi và nghề cá thế giới đang cạn dần nguồn tài nguyên hay nguyên liệu. Cá nuôi hiện chiếm 52% lượng cá tiêu thụ bởi các gia đình trong năm 2018, và tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên 59% vào năm 2030. Nếu các sản phẩm thay thế cho hải sản có thể đáng một phần nhu cầu của thịt cá nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, việc xây dựng các trang trại nuôi trồng thủy hải sản sẽ giảm dần. Gánh nặng với môi trường vì thế mà ít đi.
Ở Mỹ, các sản phẩm thay thế thịt cá chế tạo từ động vật đang trong quá trình sơ khai, chỉ chiếm 0,06% doanh số bán lẻ hải sản lên đến 15 tỷ USD ở đây và các chế phẩm thay thế thịt chỉ 1% – theo số liệu của Good Food Institute. Dữ liệu của tổ chức phi lợi nhuận Mỹ cho thấy thị trường cho các sản phẩm thay thế hải sản vẫn còn dư địa lớn.
Vấn đề chính của Shiok Meats hiện nay là hạ giá thành sản phẩm, hiện khoảng 5.000 USD mỗi tấn. Họ phải 100 lần con số này và chỉ còn 50 USD. Hiện, các loại dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thịt trong phòng thí nghiệm là chi phí lớn nhất của Shiok Meats. Điều này tùy thuộc vào khả năng thương lượng của Sriram.
Nhưng nhà nữ khoa học vẫn tự tin. “Thịt hải sản nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ là dòng chính vào năm 2030. Khi bạn đi vào siêu thị, bạn sẽ thấy thịt nuôi cấy và thịt hải sản nuôi cấy bên cạnh thịt và hải sản chế biến từ thực vậy. Nhu cầu với loại sản phẩm mới sẽ ngày càng gia tăng”.

Bản Tin Thị Trường

1/ Giá vàng miếng SJC ở mức 55,25 – 55,65 triệu đồng/lượng, tăng trở lại 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra, chênh lệch hai đầu 400.000 đồng. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng giao dịch trên sàn Kitco hiện đang ở mức 1.707,2 USD/ounce, tăng 7,1 USD/ounce, tương đương 0,42% so với chốt phiên trước.
2/ Mỗi năm tỉnh Đồng Tháp có tổng đàn vịt gần 7 triệu con, là tỉnh có tổng đàn vịt lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Ngành hàng vịt là 1 trong 5 ngành hàng được tỉnh chọn trong phát triển Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Năm 2020, giá trị sản xuất ngành vịt ước đạt hơn 1.019 tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2017. Hai tháng đầu năm 2021 tổng đàn vịt của tỉnh phát triển gần 4 triệu con. Tuy nhiên, ngành hàng vịt hiện đang là điểm nghẽn lớn nhất mà địa phương phải đối mặt. Khi bắt tay vào tái cơ cấu ngành hàng, ngành nông nghiệp phải đương đầu với nhiều bài toán khó khăn khác nhau. Để đưa ngành hàng vịt ngày càng phát triển, đến nay tỉnh đã thành lập 5 Tổ hợp tác chăn nuôi vịt rọ với 25 thành viên. Đồng thời, liên kết với các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi và thu mua trứng vịt. Từ đó, chi phí đầu vào giảm, chất lượng trứng tốt nên giá bán sản phẩm cao hơn.
3/ Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/2, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất được hơn 786 triệu USD linh kiện, phụ tùng xe hơi sang các nước, trong khi đó ở chiều nhập khẩu, kim ngạch đạt hơn 513 triệu USD. Ứớc tính, trong năm 2020, nhóm doanh nghiệp trong ngành sản xuất, chế tạo thiết bị phụ tùng xe hơi xuất khẩu được hơn 5,7 tỷ USD, tăng 100 triệu USD so với cùng kỳ năm 2019. Ngược lại, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu linh kiện xe hơi liên quan đến hệ thống máy móc, khung sườn, cụm động cơ nên giá trị khai báo hải quan cao hơn so với hàng linh kiện xuất khẩu. Nhóm nhập khẩu linh kiện xe hơi lớn tại Việt Nam là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh lắp ráp các mẫu xe Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam hiện đang có ưu đãi giảm 100% thuế nhập khẩu linh kiện xe hơi đối với các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện. Đây là hình thức giảm chi phí, từ đó tăng cạnh tranh với xe nhập khẩu, giảm giá xe lắp ráp trong nước.
4/ Bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế năm 2021 (Index of Economic Freedom 2021) do Quỹ Heritage Foundation của Mỹ công bố mới đây cho thấy, năm 2021, điểm tự do kinh tế của Việt Nam đạt 61,7 điểm, tăng 2,9 điểm so với năm 2020; thứ hạng theo đó cũng tăng 15 bậc, lên vị trí 90/178 nền kinh tế trong bảng xếp hạng. Việt Nam hiện đứng thứ 17 trong số 40 quốc gia ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và điểm tổng thể của Việt Nam cũng cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới. Theo Heritage, mức tăng điểm của nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nhờ tình hình tài chính trong nước được cải thiện. Đây là lần đầu tiên Việt Nam lọt nhóm nền kinh tế có “chỉ số tự do kinh tế ở mức trung bình”.
5/ Hôm nay, Samsung cho biết sẽ tung ra thị trường Hàn Quốc mẫu điện thoại di động thông minh 5G giá rẻ mới nhất trong tuần này để củng cố vị trí chi phối thị trường điện thoại di động thông minh của mình trong nước. Theo đó, mẫu Galaxy A42 5G sẽ được bày bán ở Hàn Quốc từ ngày 12/3 tới với mức giá 449.900 won (400 USD), rẻ nhất trong số các mẫu điện thoại thông minh 5G được bán tại đây. Theo công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, năm ngoái, Samsung là hãng thống trị thị trường điện thoại thông minh Hàn Quốc với thị phần 65%, tiếp theo là Apple với 20% và hãng điện tử LG với 13%. Samsung hy vọng có thể mở rộng thị phần hơn nữa với dòng điện thoại thông minh 5G giá rẻ khi đối thủ Trung Quốc Huawei đang phải vật lộn với các lệnh trừng phạt của Mỹ.
6/ Ngành du lịch Hồng Kông gần như đóng băng trong năm ngoái khi mà số lượng khách du lịch đến Hồng Kông trong năm 2020 giảm đến 90% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, các khách sạn tại Hồng Kông đang được chuyển thành các dự án nhà ở nhằm đáp ứng cho nhu cầu nhà ở tăng cao bởi ngành du lịch nước này chưa hề có dấu hiệu phục hồi kể từ khi bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Chính quyền Hồng Kông sẽ dành ra 95 triệu đôla Hồng Kông tức 12,2 triệu USD để trợ cấp cho việc chuyển đổi 800 phòng khách sạn sang căn hộ cho các hộ gia đình trong vòng 2 năm tới. Hiện tại, chính quyền đang đàm phán với khoảng 10 chủ khách sạn và kinh doanh dịch vụ cho thuê để cung cấp nhà ở cho người có điều kiện khó khăn.
7/ Tập đoàn điện tử Panasonic Corp. của Nhật Bản đã cho biết rằng vào tháng 4, họ sẽ cung cấp dịch vụ cho thuê hộp đông lạnh cho công ty dược phẩm và hậu cần có nhu cầu vận chuyển vaccine ngừa Covid-19. Panasonic đã phát triển hộp trữ đông có tên Vixell có thể bảo quản vaccine ở nhiệt độ âm 75 độ C tới 18 ngày bằng cách sử dụng các chất làm lạnh như đá khô mà không cần phải cắm điện. Hộp Vixell có hai kích cỡ gồm hộp 57 lít có thể chứa khoảng 1.000 liều vaccine của hãng Pfizer và hộp lớn 120 lít chứa khoảng 5.000 liều vaccine. Panasonic hiện không tiết lộ các mức giá cho thuê, nhưng hãng đã đặt mục tiêu đạt doanh thu 10 tỉ yen (khoảng 94 triệu USD) từ nay tới tháng 3/2026 cho mảng kinh doanh mới này.
Các hộp lạnh của Panasonic Corp. có khả năng lưu trữ và vận chuyển vaccine ngừa COVID-19.
8/ Theo báo cáo giám sát mới nhất của Hội đồng Tiếp thị nông nghiệp quốc gia Nam Phi (NAMC), giá gạo bán ra tại Nam Phi tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy giá lương thực đang leo thang ở mức báo động ngay cả khi chỉ số lạm phát chung vẫn ở mức thấp. Theo đó, giá của một túi gạo 2kg đã tăng 52,7% trong khoảng thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 1/2021. NAMC đánh giá nguyên nhân tăng giá phần lớn xuất phát từ nhu cầu đối với gạo chủ yếu đến từ thị trường châu Á và châu Phi, cùng với nguồn cung khan hiếm ở Thái Lan và Việt Nam. Hơn thế nữa, giá đậu tương khô, trứng, bánh mì và bột ngô cũng tăng tương đối cao. Ngoài ra, giá bánh mì trắng đắt hơn 15,7% và bánh mì nâu tăng 13,6%. Giá thịt bò tăng 7,1% và thịt gà tăng 2,8%.
9/ Trong khi hầu hết nước giàu có chật vật vì đại dịch, Ireland vẫn ghi nhận GDP tăng 3,4% năm 2020 nhờ ngành công nghệ và dược phẩm. Vài năm qua, các công ty của ngành này đã đổ đến Ireland nhờ mức thuế thấp. Các hãng công nghệ lớn như Facebook, Alphabet mở trụ sở khu vực tại Dublin. Các hãng dược phẩm như Pfizer, Merck & Co cũng xây nhà máy sản xuất lớn ở đây. Lợi nhuận các ngành này bùng nổ đã tạo ra khoản thuế lớn, giúp chính phủ Ireland chi trả cho các chính sách hỗ trợ kinh tế đắt đỏ trong đại dịch. Covid-19 đã kéo nhu cầu dược phẩm và sản phẩm liên quan lên cao. Việc này giúp xuất khẩu của Ireland tăng lên mức kỷ lục năm ngoái. Nhu cầu dịch vụ trực tuyến cũng vậy, giúp GDP ngành thông tin – truyền thông của Ireland tăng 9,7% trong tháng 12/2020 so với cùng kỳ năm trước đó. Sự kết hợp này đã đưa Ireland vào nhóm nước hiếm hoi vẫn tăng trưởng trong năm đại dịch đầu tiên.
Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA
Hãy bồi bổ “nửa kia của mình” với các sản phẩm từ Duy Anh Foods