Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan

346
Chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông qua dự luật quy định các hình phát đối với các tổ chức và cá nhân không tuân thủ các biện pháp phòng dịch Covid-19 - Ảnh: Nikkei
Tiêu điểm:
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
Chính phủ Nhật Bản hôm nay đã chính thức thông qua dự luật quy định các hình phạt mới đối với các tổ chức và cá nhân không tuân thủ các biện pháp phòng dịch. Đây là nỗ lực phòng chống dịch mới nhất của nước này sau khi Thủ tướng Yoshihide Suga tuyên bố kéo dài tình trạng khẩn cấp ban bố hồi 8/1 thêm một tháng nữa, tức là đến hết ngày 7/3.
Theo quy định hiện hành ở Nhật Bản, khi Thủ tướng ban bố tình trạng khẩn cấp, người dân được yêu cầu hạn chế ra đường, nhà hàng và các quán bar chỉ được bán rượu từ 11 giờ sáng – 7 giờ tối và phải đóng cửa trước 8 giờ tối. Nhà hàng và quán bar ở khu vực Tokyo chấp hành nghiêm chỉnh sẽ nhận được trợ cấp 60.000 yen, tương đương 572 USD mỗi ngày. Tuy vậy, đây chỉ là yêu cầu, không có tính bắt buộc về pháp lý và không có biện pháp chế tài hay xử phạt.
Nay với dự luật mới, thống đốc các tỉnh và thành phố có thể buộc các nhà hàng, quán bar rút ngắn thời gian hoạt động. Chủ nhà hàng, quán bar không hợp tác với chính quyền sẽ bị phạt tới 200.000 yen (khoảng 1.903 USD) trong tình huống chưa ban bố tình trạng khẩn cấp và tới 300.000 yen (2.855 USD) khi tình trạng khẩn cấp đã được ban bố.
Dự luật sửa đổi Luật về phòng chống các bệnh truyền nhiễm quy định phạt tiền tới 500.000 yen (4.758 USD) đối với những bệnh nhân Covid-19 từ chối nhập viện, 300.000 yen đối với những người không tham gia các cuộc điều tra dịch tễ của các cơ quan y tế.
Theo thống kê của Tokyo Shoko Research, 1.000 doanh nghiệp ở Nhật Bản đã phá sản trong thời gian do có hạn chế về thời gian kinh doanh. Trong đó, ngành dịch vụ ăn uống bị thiệt hại nặng nhất với 182 nhà hàng lớn nhỏ bị phá sản.

Bản tin thị trường – ngày 4/2/2021

1/ Giá vàng miếng SJC đang ở mức 56,20- 56,70 triệu đồng/lượng, giảm tiếp 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với sáng qua. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng trên Kitco hiện đang được giao dịch ở mức 1826,4 USD/ounce, giảm tới 10,8 USD, tương đương 0,59% so với chốt phiên trước. Theo giới phân tích, giá vàng đi xuống khi một số dữ liệu kinh tế khả quan tại Mỹ làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý.
2/ Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả Việt Nam trong tháng 1/2021 ước tính đạt hơn 556,22 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại nhập khẩu rau quả của Việt Nam cũng tăng 11% so với cùng kỳ và ước đạt 126,236 triệu USD. Triển vọng xuất khẩu hàng rau quả năm 2021 của Việt Nam được kỳ vọng sẽ khả quan hơn nhờ các FTA đã có hiệu lực. Việc khai trương Cổng thông tin về FTA sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và nắm bắt nhanh nhất, hiệu quả nhất những lợi ích từ các FTA Việt Nam đang tham gia.
Triển vọng xuất khẩu hàng rau quả năm 2021 của Việt Nam được kỳ vọng sẽ khả quan hơn nhờ các FTA đã có hiệu lực trong thời gian qua.
3/ Thời điểm hiện tại, nhiều nhà vườn trồng nho ở Ninh Thuận đang khẩn trương chăm sóc, thu hoạch nho bán cho thương lái. Nho bán được giá cao giúp người trồng có nguồn thu nhập khá để sắm sửa và chi tiêu vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu sắp tới. So với mọi năm, sản lượng nho năm nay không đáp ứng đủ số lượng để phục vụ thị trường do những tháng cuối năm 2020 tình hình thời tiết phức tạp, mưa lũ xảy ra liên tục khiến nhiều diện tích nho ở Ninh Thuận bị ảnh hưởng nên nhiều nhà vườn không cắt cành cho ra trái. Vào thời điểm cận Tết, giá nho tăng cao so với ngày thường, tùy từng loại nho, giá bán đều tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg, ông Đượng chia sẻ thêm. Theo ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh hiện có hơn 1.200 ha nho, mỗi năm cung ứng cho thị trường khoảng 30.000 tấn nho tươi.
4/ Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong tháng đầu năm 2021 tăng 36% so với cùng kỳ, lên đến 25.750 doanh nghiệp. Trong số này có hơn 18.000 doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn, phần còn lại là ngừng hoạt động chờ giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến – chế tạo, xây dựng, dịch vụ việc làm… là những ngành có lượng doanh nghiệp rời thị trường lớn nhất. Phần lớn đều có quy mô nhỏ và được thành lập chưa lâu. Theo Cục cho biết, để giảm số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường thì ngoài cải thiện môi trường đầu tư, Chính phủ và các bộ cần hoạch định các chính sách thúc đẩy sự phục hồi và phát triển cho nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ.
5/ Sau khi hợp nhất Công ty Chăn Nuôi Gia Lai, thì Hoàng Anh Gia Lai lần đầu ghi nhận doanh thu từ bán heo trong quý 4/2020. Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2020 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, thì doanh nghiệp phố núi này đã lần đầu tiên ghi nhận doanh thu 121 tỷ đồng từ chăn nuôi heo. Mảng heo của Hoàng Anh Gia Lai có lợi nhuận gộp 7 tỷ đồng trong khi hoạt động kinh doanh chủ lực là bán trái cây lại lỗ gộp. Việc hoán đổi nợ thành cổ phần giúp Chăn Nuôi Gia Lai tăng vốn, giảm nợ vay và chi phí lãi vay, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, bộ máy quản trị. Công ty hy vọng chuyển từ lỗ sang có lãi. Việc hoán đổi khoản phải thu thành cổ phần cũng giúp báo cáo tài chính của Hoàng Anh Gia Lai lành mạnh hơn. Tập đoàn của bầu Đức hiện sở hữu 88% cổ phần tại công ty chăn nuôi này.
6/ Từ nhiều năm nay, Nestlé là một doanh nghiệp hàng đầu về thu mua và xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU, mà EU lại là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam (chiếm khoảng 40% lượng cà phê xuất khẩu). Vì thế, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đều bán hàng cho Nestlé. Nhưng theo phản ánh của một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam, việc bán hàng cho Nestlé hiện đang trở nên ngày càng khó khăn. Nguyên nhân là do EU ngày càng xiết chặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cà phê nhập khẩu. Trong bối cảnh cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU đang gặp khó vì dư lượng nông dược, thì cà phê Gia Lai được coi là điểm sáng để giải quyết thực trạng này. Theo đó, cà phê Gia Lai được các doanh nghiệp nước ngoài tập trung thu mua nhiều vì cà phê ở đây cơ bản không bị vướng dư lượng Glyphosate. Chính vì vậy, giá cà phê Gia Lai thường cao hơn nhiều so với cà phê của các tỉnh Tây Nguyên khác và thậm chí Lai còn cao hơn giá cà phê của các tỉnh khác bán ở TP HCM.
7/ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa thông báo hội rằng nghị thường niên Davos, vốn đã bị hoãn và chuyển từ Thụy Sĩ sang Singapore, sẽ tiếp tục bị lùi lại do những thách thức liên quan tới đại dịch Covid-19. Theo đó, hội nghị Davos 2021 sẽ bị lùi tới ngày 17 – 20 của tháng 8 tới. Hội nghị này là cơ hội để các nhà lãnh đạo gặp trực tiếp và tập trung thảo luận về các giải pháp cho những thách thức khó khăn nhất trong giai đoạn hiện nay. Theo WEF, Các hạn chế về di chuyển trên toàn thế giới đã gây ra khó khăn cho việc tổ chức gặp trực tiếp trong nửa đầu năm nay. Hơn nữa, các quy định về cách ly và vận tải khác nhau cũng làm gia tăng thời gian cần thiết cho những người muốn tham gia sự kiện.
8/ Alphabet, công ty mẹ Google vừa qua đã công bố báo cáo tài chính quý 4 và tài khóa 2020. Theo đó, doanh thu quý IV tăng 23%, lên kỷ lục 56,9 tỷ USD. Lợi nhuận quý 4 tăng 43% lên 15,2 tỷ USD, một phần nhờ khoản lãi từ đầu tư vào các startup. Mảng quảng cáo của Google, bao gồm YouTube, đóng góp 81% doanh thu quý cho Alphabet. Google hiện có doanh thu quảng cáo trên Internet cao nhất thế giới. Hãng này hưởng lợi từ các đợt phong tỏa, khiến các hãng bán lẻ đổ xô lên quảng cáo trực tuyến, bù đắp phần nào nguồn thu bị hụt từ khách hàng du lịch, giải trí. Tuy nhiên, thị phần dẫn đầu của Google trong mảng quảng cáo trực tuyến toàn cầu hiện đang dần co lại, do sự đe dọa từ các đối thủ như Amazon hay Alibaba.
Google hiện là công ty có doanh thu quảng cáo trên Internet cao nhất thế giới – Ảnh: Agorapulse
9/ Hãng hàng không Korean Air công bố khoản lợi nhuận 109 tỷ won, tương đương 97,55 triệu USD trong năm 2020. Hãng nói “mảng vận tải đã bù đắp cho lượng khách bay bị sụt giảm mạnh do những hạn chế đi lại”.
Doanh số vận chuyển hàng hóa của hãng đã đạt 4.300 tỷ won trong năm ngoái, tăng 66% so với năm trước đó. Trong khi, doanh số vé lại giảm 74%. Korean Air đã thay đổi chiến lược kinh doanh trong mùa dịch khi tăng tần số hoạt động của máy bay chở hàng và tháo ghế các máy bay chở khách để chuyển sang chở hàng.
Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA
Khai mạc Phiên chợ Tết Xanh – Quà Việt 202