Nhật Bản có thể ban bố tình trạng khẩn cấp đầu tháng 8 khi Olympic đang diễn ra

568
Nhân viên y tế ở Tokyo giải thích cặn kẽ các tác dụng của vaccine. Ảnh do Boomberg chụp ngành 9/6.
Tiêu điểm:

Nhật Bản có thể ban bố tình trạng khẩn cấp đầu tháng 8 khi Olympic đang diễn ra

Số ca nhiễm Covid nặng ở Tokyo có thể sẽ tăng vọt trong những tuần tới và đạt đỉnh vào lúc Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 đang diễn ra, thậm chí ngay cả khi không có hàng ngàn vận động viên đến thi đấu. Hệ quả là chính phủ có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp mới vào đầu tháng 8, mặc cho các tiến bộ trong chiến dịch tiêm chủng người cao tuổi.
Mô hình dự đoán bệnh dịch của giáo sư Hiroshi Nishiura thuộc Đại học Kyoto đã được trình bày với các quan chức chính phủ Nhật Bản hôm 9/6. Giáo sư Nishiura nhấn mạnh rằng mọi việc có thể xảy ra nếu tình trạng khẩn cấp hiện tại được gỡ bỏ như dự kiến vào ngày 20/6 – tức cuối tuần sau.
Thế vận hội Tokyo 2020 trễ hẹn sẽ khai mạc trong vòng sáu tuần nữa. Đây sẽ lần đầu tiên trong lịch sử Olympic, các vận động viên thi đấu và biểu diễn mà không có khán giả theo dõi tại chỗ. Vào lúc này, người dân Nhật Bản chỉ tập trung chú ý vào nguy cơ do hàng chục ngàn ngàn vận động viên và đoàn tháp tùng mang lại. Và ngay cả các các chuyên gia Nhật Bản đã không đánh giá nguy cơ của tác nhân trong nước có thể làm tăng vọt các ca nhiễm trong thời gian Olympic đang diễn ra – theo mô hình của giáo sư Nishiura.
“Trước khi Olympic khai mạc, người dân sẽ có kỳ nghỉ bốn ngày liền, tiếp đó là kỳ nghỉ hè và lễ tảo mộ Obon”, nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Haruka Sakamoto thuộc Đại học Tokyo nhận định. Ông cũng nói rằng rất nhiều người sẽ viện cớ “nếu có thể tổ chức Olympic, tức chúng ta có thể đi chơi, đi du lịch”. Và điều đó khiến có thể làm số người nhiễm bệnh gia tăng – nhà nghiên cứu cho biết.
Trong khi đó, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) John Coates hồi tháng rồi đã tuyên bố: Thế vận hội vẫn sẽ diễn ra thậm chí khi Tokyo đang trong tình trạng khẩn cấp.
Nhật Bản đã từng đương đầu với các đợt bùng phát ngay sau khi các biện pháp hạn chế hay lệnh khẩn cấp được dỡ bỏ. Khi những biện pháp này kết thúc hồi tháng 5/2020, số ca nhiễm bệnh đã tăng vọt hai tháng sau đó. Các nhà dịch tễ học đã chỉ ra rằng tình trạng người dân thích ở trong phòng máy lạnh khi mùa hè đến đã tạo điều kiện dễ dàng cho virus tác oai tác quái.
Thật khó để xác định là số ca lây nhiễm tăng sẽ có liên quan đến Tokyo 2020 hay các tác nhân khác. Nhưng sự tăng vọt các ca nhiễm sẽ đè nặng hệ thống y tế, đặc biệt khi virus tấn công người trẻ. Bởi rất nhiều người trong số họ chưa đáp ứng điều kiện để được ưu tiên tiêm chủng và khi tình trạng bệnh trở nặng họ lại cần chăm sóc đặc biệt – ông Sakamoto nói.
Chương trình tiêm chủng tại Nhật Bản đang tăng tốc trong những tuần gần đây. Với hơn 20 triệu liều đã tiêm cho dân số 126 triệu người. Hiện 7,7% dân số đã tiêm đủ hai liều, tuy vậy đây vẫn là mức thấp nhất trong các nước phát triển – theo số liệu của Bloomberg.

Với tình hình dịch hiện tại, SEA Games 31 dự kiến được tổ chức vào tháng 11/2021 tại Hà Nội có nhiều khả năng sẽ bị hoãn sang năm 2022. Và nếu như dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, sân chơi thể thao lớn nhất Đông Nam Á thậm chí có thể bị hoãn lâu hơn. Trong lịch sử SEA Games, Campuchia cũng đã hủy SEA Games vào năm 1963 vì tình hình chính trị trong nước.
Bản Tin Thị Trường
1/ Giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn hiện đang ở mức 56,6 – 57,2 triệu đồng/lượng, giảm tiếp 50 ngàn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với giá khảo sát sáng qua. Chênh lệch giá mua vào – bán ra vẫn đang ở mức 600 ngàn đồng/lượng. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng giao dịch trên sàn Kitco hiện đang ở mức 1.885,2 USD/ounce, giảm 7,3 USD, tương đương 0,39% so với chốt phiên trước.
2/ Thông tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết Bộ Nông nghiệp Sri Lanka đã thay mặt Chính phủ nước này mới gửi thư mời các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực phân bón, đăng ký hồ sơ để tham gia chương trình xuất khẩu phân bón vào Sri Lanka. Đây là một chương trình quốc gia của Sri Lanka, nằm trong dự án “nhập khẩu phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ (Kali Clorua) phục vụ cho vụ mùa trồng lúa trong năm 2021-2022”. Đại diện VCCI, nhận định, việc đại diện Chính phủ Sri Lanka gửi thư mời các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chương trình nhập khẩu phân bón, cho thấy, Sri Lanka đang nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại với Việt Nam ngày càng phát triển và đi vào thực chất hơn.
Kỳ họp lần thứ 2 Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam – Sri Lanka.
3/ Dịch bệnh đã ảnh hưởng nhiều đến việc lưu thông và tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản. Không những khoai lang mà còn nhiều nông sản khác cũng đang cùng chịu chung cảnh ngộ, tắc đầu ra, rớt giá. Trong đó, giá khoai lang tím Nhật đang ở mức thấp nhất trong những năm gần đây. Được biết, trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long có khoảng 850 ha khoai lang tím Nhật đang đến vụ thu hoạch, ước sản lượng khoảng 30.000 tấn khoai xô. Trước đây xuất khẩu thuận lợi, mỗi ngày doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu 3 container khoai lang tím Nhật sang thị trường Trung Quốc. Còn hiện tại, doanh nghiệp phải xuất khẩu tiểu ngạch bằng đường biển hai ngày mới đi được một container. Xuất khẩu bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro và chi phí phát sinh nên hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều hạn chế, thậm chí không hoạt động.
4/ Vietjet đã thông báo sẽ tham gia thử nghiệm ứng dụng chứng nhận sức khoẻ số IATA Travel Pass của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), một ứng dụng di động để quản lý thông tin sức khoẻ trong thời đại số. IATA Travel Pass sẽ giúp hành khách quản lý, xác thực các thông tin về sức khoẻ khi đi du lịch nhằm đáp ứng các yêu cầu hiện hành về việc xét nghiệm hoặc tiêm phòng Covid-19 của chính phủ tại nơi đến. Được biết, đội ngũ nhân viên IATA Travel Pass đã và đang hợp tác chặt chẽ với Vietjet, một thành viên của IATA, các cơ quan hữu quan của Việt Nam, cũng như các thành viên khác của hiệp hội cùng với chính phủ các nước để đảm bảo IATA Travel Pass có thể hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động du lịch quốc tế được an toàn.
5/ Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra chỉ thị thu hồi một loạt lệnh cấm đối với các ứng dụng trên điện thoại di động như TikTok và WeChat của Trung Quốc, vốn được chính quyền tiền nhiệm của ông Donald Trump đưa ra với lý do đe dọa an ninh quốc gia. Theo đó, thông báo của này nêu rõ thay vì cấm các ứng dụng đang thịnh hành này, thì chính quyền của Tổng thống Biden sẽ áp dụng khuôn khổ ra quyết định mới dựa trên các tiêu chí và các phân tích cụ thể và nghiêm ngặt để đánh giá các nguy cơ từ những ứng dụng mạng internet thuộc sở hữu của nước ngoài. Được biết, Chính phủ Mỹ hiện vẫn đang tiến hành đánh giá riêng rẽ về tác động của TikTok với an ninh quốc gia.
6/ Hơn một chục cửa hàng McDonald’s ở Indonesia đã phải tạm thời đóng cửa vào ngày 9/6 vì lo ngại về Covid-19 khi chương trình khuyến mãi “bữa ăn BTS” của chuỗi đã làm dấy lên sự mua sắm điên cuồng từ người hâm mộ ở đất nước cuồng nhiệt K-pop này. Jakarta và một số thành phố khác đã đóng cửa ít nhất 13 cửa hàng, hiện đang thực hiện các hoạt động giao hàng với các tài xế giao đồ ăn trực tuyến. Được biết, nhóm nhạc Hàn Quốc BTS đã trở thành siêu sao trên toàn cầu với hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới kể từ khi ra mắt vào năm 2013.

7/ Tập đoàn đa quốc gia Cargill sẽ xây dựng nhà máy ở bang Iowa để biến đường từ ngô thành chất các chất hóa học để sử dụng để sản xuất vải và nhựa phân hủy sinh học. Dự án mới này có trị giá 300 triệu USD, liên doanh với công ty HELM có trụ sở tại Đức, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ người tiêu dùng và các doanh nghiệp đang tìm kiếm các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn. Cụ thể, Cargill và HELM sẽ tiến hành lên men đường có trong ngô để tạo ra hợp chất hóa học 1,4-butanediol, hay còn gọi là BDO quy mô thương mại đầu tiên tại Mỹ cho sản phẩm thay thế. Cargill cho biết dự án này có thể thay thế các hóa chất làm từ nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
8/ Khảo sát của hãng nghiên cứu Chainalysis (New York, Mỹ) cho thấy các nhà đầu tư tại “gần như mọi quốc gia” kiếm được rất nhiều tiền từ Bitcoin trong năm 2020, đặc biệt là Mỹ. Những thị trường mới nổi nhỏ hơn như Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Czech cũng nằm trong số 25 quốc gia hàng đầu trong giao dịch và kiếm lợi nhuận từ Bitcoin. Theo Bloomberg, Chainalysis cho biết các nhà đầu tư Bitcoin tại Mỹ lãi 4,1 tỷ USD trong năm ngoái, Trung Quốc đứng thứ hai với 1,1 tỷ USD. Các vị trí tiếp theo bao gồm Nhật Bản, Anh, Nga và Đức. Được biết, giá Bitcoin liên tục trồi sụt trong những ngày qua nhưng tăng 12% trong 24 giờ qua, hiện dao động ở mức 37.000 USD mỗi đồng Bitcoin.
Ricky Hồ – Lê Hiếu/BSA
Những nẻo mắm miền Tây