Nhiều góp ý thiết thực cho các dự án tại vòng bán kết 2 cuộc thi Dự án Khởi nghiệp xanh 2023

Trong ngày thi 17/9 tại bán kết cuộc thi Dự án Khởi nghiệp xanh 2023 ở TP.HCM, khi các dự án có phần thuyết trình, rất nhiều ý kiến của Ban giám khảo đã đưa ra, nhằm giúp các dự án hoàn thiện hơn, từ sản phẩm, bao bì, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tài chính, nguyên liệu, sở hữu trí tuệ, hay bán trên sàn thương mại điện tử…
Như dự K PRODUCTS – Cung cấp sản phẩm đóng gói tiệt trùng công nghệ Nhật Bản. Mang lại sự tiện dụng và giải pháp nấu ăn ngon cho khách hàng, nhiều ý kiến của ban giám khảo đã đưa ra cho thấy, việc phát triển thị trường của dự án ở Việt Nam hoàn toàn khác với bên Nhật Bản
Giám khảo Nguyễn Cẩm Chi cho rằng, bởi nghiên cứu sản phẩm mới để phù hợp với thị trường nội địa Việt Nam khác với Nhật Bản. Nhất là về nghiên cứu hương vị sản phẩm, mức giá, các dòng tiện lợi.
Chủ dự án cho rằng, đã có nghiên cứu, vì dòng sản phẩm mà dự án đang có, ở Nhật Bản không dùng chất bảo, không được phép đưa vào.
Trong khi đó, giám khảo Dương Đức Minh – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế và Du lịch cho rằng, nhóm dự án nên đưa thêm yếu tố văn hóa vào sản phẩm để truyền tải tốt hơn.
Nhiều dự án thi ban giám khảo cũng đưa ra các lời khuyên về đang ký sở hữu trí tuệ, cũng như hướng dẫn các bước cần có để làm.
Hay nhiều dự án cũng được ban giám khảo đề xuất thêm các phương án, thị trường để kinh doanh, phát triển sản phẩm, nhất là những sản phẩm về nông nghiệp, cây trồng ở những căn hộ, nhà phố…
Đơn cử như giám khảo Trần Nam nói về dự án Nông nghiệp tuần hoàn ứng dụng GC PLUS, dự án cần tư duy thêm về việc chuyển giao nuôi trùn quế ra nhiều vùng, nhiều địa phương cách làm tốt của mình.
Với phần trình bày từ dự án ECO-HOUSE “Giải pháp nền nông nghiệp Xanh”, bà Nguyễn Cẩm Chi, thành viên ban giám khảo chia sẻ thêm cho các bạn sinh viên chủ dự án thấy rằng, “cần phân biệt, làm rõ giá thành và giá bán. Cần thay đổi cách làm thương hiệu cho phù hợp.
Bà Phan Thị Qúy Trúc – Phó trưởng phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ – Sở KH&CN TP.HCM, thành viên ban giám khảo khẳng định, thị trường IoT tại Việt Nam hiện có rất nhiều đơn vị lớn và nhỏ. Do đó, cần xác định rõ thế mạnh của mình là gì trong phân khúc cạnh tranh này.
Trong khi đó, với dự án Sàn giao dịch tín chỉ carbon Việt Nam, các giám khảo cho rằng, khi thương mại hóa dự án này có nhiều rủi ro, để đạt đến việc có thể mua bán, phải qua rất nhiều bước và dự án cần tìm hiểu, điều chỉnh…
Giám khảo Huỳnh Phước Nghĩa – Chuyên gia Công ty Tư vấn toàn cầu GIBC, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM cũng có những nhận xét về dự án sàn giao dịch tín chỉ carbon, rằng, những rủi ro ngoài hành lang pháp lý, việc đo lường khí thải carbon sẽ rất khó. Nguồn tài liệu cần nghiên cứu sâu hơn.
Với dự án phát triển lạp xưởng cá lóc từ Đồng Tháp, ban giám khảo phân tích, để tăng quy mô và phát triển bền vững, cần nhiều công đoạn quản lý hao hụt, quản lý từ nguyên liệu, chất lượng. Dự án chưa tính đến các bài toán bán lẻ, bán buôn, chiết khấu… Cùng với đó, khi làm lạp xưởng cá lóc, phải đăng ký bảo hộ thương hiệu, công thức.
“Trong khi, Sở KH&CN tỉnh An Giang đã đăng ký về bảo hộ về lạp xưởng cá lóc, còn mình chưa làm. Cùng với đó, cần thay đổi thiết kế lại bao bì sản phẩm khi bán trên các sàn thương mại điện tử”, giám khảo Trần Nam cho hay.
Vòng thi bán kết cuộc thi Dự án Khởi nghiệp xanh tại TP.HCM có khá nhiều dự án là đồng bào dân tộc tham gia, như Dự án măng khô bằng tre sản phẩm tự nhiên giúp phụ nữ K’HO Phan Sơn thoát nghèo. Hay dự án rượu cần Đặt Giang – Đặc sản văn hóa của người BAH NAR… cũng được ban giám khảo đưa ra những nhận xét hữu ích.
Giám khảo Trần Nguyên cho rằng, như măng không dùng hóa chất, đó là điểm khác biệt, cho nên dự án cần làm sao để mọi người biết được điều này, vì thực tế thị trường cần biết điều đó.
Giám khảo Nguyễn Cẩm Chi gợi ý rằng, các bạn trong dự án hôm nay, với nhiều sản phẩm chế biến, mình kết hợp có thể làm ra nhiều món sạch từ nguyên liệu đến sản xuất. Chứ không nên bán măng khô không…
Còn giám khảo Dương Đức Minh cho rằng, văn hóa từ các bạn có ý nghĩa cộng đồng, từ nắng, từ khói, hãy tích hợp giá trị này vào để nâng tầm sản phẩm của mình.
Giám khảo Trần Nam, các loại măng có sự khác nhau ở vùng Bình Thuận như thế thì cần kể ra các điểm khác biệt cho người tiêu dùng thấy, từ đó họ mới có thể phân biệt và chọn mua.
Ngoài những góp ý, tư vấn trên, nhiều nội dung liên quan đến việc các điều kiện kinh doanh khi liên quan đến các vấn đề về dược, mỹ phẩm cần có gì, từ phòng lap, nhà xưởng, nguồn nước….
  1. Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp xanh lần thứ 9/2023 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) tổ chức với sự phối hợp của Công ty Cổ phần Vinamit, Quỹ Hỗ trợ phát triển Thanh niên, Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau cùng sự đồng hành của các Doanh nghiệp HVNCLC,  như: Công ty CP Cơ điện Tân Hoàn Cầu, Công ty TNHH SX TM DV Qui Phúc, Công ty Lợi Lợi Dân,  Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty TNHH Tân Nhiên, Công ty Khang Nhi Ý, Khánh Hà Food,  Công ty TNHH Minh Long 1, Công ty Mỹ thuật Trà Quế, Chương trình lâm sản ngoài gỗ  (NTFP-EP Việt Nam), Tâp đoàn Nam Dương group, Công ty Cổ phần dừa nước Việt Nam  …
Dự K PRODUCTS – Cung cấp sản phẩm đóng gói tiệt trùng công nghệ Nhật Bản. Mang lại sự tiện dụng và giải pháp nấu ăn ngon cho khách hàng

Dự án lạp xưởng cá lóc từ Đồng Tháp
Dự án từ Lâm Đồng
Dự án trang trại tuần hoàn trên mái nhà ở Đà Nẵng
Dự án sàn giao dịch tín chỉ carbon
Dự án làm phân từ bã cà phê
Ban giám khảo đặt câu hỏi cho các dự án thi
Dự án làm măng khô từ đồng bào dân tộc ở Bình Thuận
Dự án từ đồng bào dân tộc ở Gia Lai

Bài, ảnh: T. Quỳnh