Nhớ lắm những chuyến phà Cao Lãnh!

    12328

    (Vietnamtimes)- Theo kế hoạch, ngày 27/5/2018, Đồng Tháp sẽ làm lễ khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Cao Lãnh. Đây là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối liền huyện Lấp Vò và TP Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp. 

    Từ nay, người dân ở vùng tứ giác Long Xuyên sẽ bon bon qua cầu Cao Lãnh. Nhưng cũng từ đây, Cao Lãnh vắng bóng những chuyến phà. “Biết rằng có cầu thì thuận tiện và hiệu quả biết bao nhiêu, nhưng sao trong lòng vẫn nhớ”, anh Võ Ngọc Diệp – một người con Đồng Tháp lưu luyến.

    Gần 20 năm từ Sa Đéc về Cao Lãnh làm việc, sáng đi rất sớm, chiều về trễ, anh Diệp kể những chuyến phà qua lại sông Tiền lúc bình minh và hoàng hôn rất đẹp. Và anh đã ghi lại khoảnh khắc nầy như giữ lại những ngày xưa cũ đó!

    Anh Diệp bộc bạch: “Chẳng hiểu sao, càng đến gần ngày lễ khánh thành cầu Cao Lãnh, tôi lại thích được đi trên những chuyến phà. Tôi muốn chứng kiến những chuyến phà cuối cùng trên bến phà Cao Lãnh như để chia tay với một người tri kỷ. Vẫn bến bờ đó. Vẫn những con phà đó. Và vẫn những người lái phà, nhân viên phục vụ và cả những người “sống theo” bao chuyến phà, mà sao thấy luyến lưu, vấn vương khó tả”.

    Vietnamtimes xin giới thiệu đến độc giả “những chuyến phà Cao Lãnh” của anh Võ Ngọc Diệp!

    Những chuyến phà cuối cùng ở Cao Lãnh

     

    Hải Phượng. Ảnh Võ Ngọc Diệp


    Cầu Cao Lãnh là cây cầu dây văng được xây dựng bắc qua sông Tiền, nối liền thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Cầu Cao Lãnh cách bến phà Cao Lãnh khoảng 0,8 km về phía hạ lưu sông Tiền và cách cầu Mỹ Thuận 35 km về phía thượng lưu sông.[1] Cầu được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2013 và thông xe từ tháng 5 năm 2018. Cầu Cao Lãnh cùng với cầu Vàm Cống là hai cây cầu trọng điểm nằm trong Dự án giao thông kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long.

    Theo thiết kế, cầu có chiều dài 2.015 m, rộng 24,5 m cho bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, với chiều cao trụ tháp bê tông cao 123 m và nhịp chính dài 350 m, vận tốc cho phép 80 km/h.

    Ảnh: Chế Thân – TTO

    Những chuyến phà cuối cùng ở Cao Lãnh