Nội dung phiên thảo luận chuyên đề 1: Phát huy y tế cơ sở trong phòng chống dịch Covid -19

113
Phiên thảo luận chuyên đề 1
Thời gian 13g30 – 15g30, ngày 17/12/2021. Tại Hội trường Thống nhất TP.HCM
Đồng Chủ trì:
– PGS-TS Tăng Chí Thượng – Giám đốc Sở Y tế TP.HCM
– Bà Phạm Khánh Phong Lan –  ĐBQH, Trưởng Ban Quản lý An Toàn Thực phẩm TP.HCM
Thành phần diễn giả:
 1/Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc – Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM
 2/BS Hứa Khắc Sương Linh – Phó giám đốc TTYT quận 11 – TP.HCM
 3/BS Bùi Nghĩa Thịnh – Phòng khám FMP, giảng viên thỉnh giảng Bộ Môn HSCC – ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
4/ Ông Nguyễn Chánh Phương – Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa)
Điều phối: Nhà báo Kim Hạnh
Thư ký: Cẩm Tiên
Dẫn đề của bà Vũ Kim Hạnh: Các địa phương có số ca nhiễm lớn đã tập trung tiêm vắc xin. Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại TP.HCM nay đã gần 100% và bắt đầu tiêm mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao và có bệnh nền. TP.HCM tiếp tục gặp khó khăn với số ca nhiễm hầu như cao nhất nước và số tử vong vẫn còn nhiều. TP đã thay đổi quan điểm từ thực tế, thay vì “săn đuổi F0” thì đội ngũ y tế (YT) phường phải làm công việc chuyên môn. Tạo điều kiện cho lực lượng YT tư nhân tham gia điều trị cho F0 tại địa phương, sát cánh cùng các Trạm YT cơ sở (YTCS) của phường xã cùng chăm sóc bệnh nhân F0 tại địa phương; cho hệ thống nhà thuốc tư nhân vừa làm tư vấn, vừa làm truyền thông, bán thuốc, hướng dẫn…
Với sự thay đổi này thì các trạm YTCS & lực lượng YT tư nhân phối hợp làm tốt công việc và đang cần cả xã hội tham gia vào. Trả lại cho bệnh nhân có quyền cao nhất để phòng dịch. Họ có thể chọn 5K để tự phòng bịnh & người dân tự tìm cách điều trị, chăm sóc sức khỏe của mình….
Chủ đề lựa chọn hôm nay là tập trung cho YTCS mạnh lên để chăm sóc cho người bệnh và giúp phòng bệnh, cần có sự thay đổi tư duy trong đầu tư của nhà nước và của người dân.
Vai trò của YTCS đến từ nhận thức mới như thế nào, cần thiết đầu tư gì để duy trì và nâng cao lực lượng YTCS.
Ông Tăng Chí Thượng: YTCS có 2 hệ thống chính là các bệnh viện và CSYT chăm sóc người bệnh, các phòng khám tư nhân cũng là YTCS.
BS Hứa Khắc Sương Linh: YTCS đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc tham gia phòng chống dịch. Họ đã làm tận đêm, xuyên đêm đi lấy mẫu, tiếp cận các chợ, giám sát khu nhà trọ… Nói chung là không có ngày nghỉ, ngày tết. Chúng tôi có thể tự hào vì vai trò thực sự của YTCS trong phòng chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 4 tháng 4-5-6-7 khi tốc độ dịch quá nhanh, YTCS không đáp ứng nổi, có người cho rằng  hệ thống YT yếu kém, để dịch bệnh lan tràn, nhưng không biết được những khó khăn của YT, nhất là YTCS, có các bạn nữ nửa đêm cũng phải đem bình oxy đến cho người bệnh… Đó là thời điểm quá tải cho YTCS.
Mỗi trạm y tế chỉ có 5-7 nhân lực cho 30 ngàn dân. Những nhân sự có con nhỏ phải gửi về quê hết, không có ngày nghỉ… Dịch diễn tiến quá nhanh, người dân hoang mang. Trạm YT vừa theo dõi vừa cấp cứu, cả xử lý bệnh ngoài Covid.  Có khi mỗi ngày có 13 ca tử vong. E ngại nhân viên YT sau dịch bị trầm cảm.
Tháng 8, Chính phủ, UBND & Sở y tế quan tâm đến YTCS bằng việc hỗ trợ, tăng cường sinh viên và đội ngũ quân y đã gánh cho YTCS rất nhiều, có chiến dịch xét nghiệm thần tốc & tiêm chủng. Sự điều phối của Sở Y tế về BV thu dung, dã chiến, bổ sung nhân lực & thuốc kịp thời…& chào đón bình thường mới vào đầu tháng 10.
Tuy nhiên bình thường mới thì dịch bệnh sẽ tăng, nhưng mức độ hoảng loạng, mức tử vong có giảm.
Nhóm nguy cơ được Sở Y tế chỉ đạo rất rõ ràng, trước đây không được xử lý thường xuyên, bây giờ khởi động chiến dịch khảo sát, xét nghiệm, đưa vào điều trị & tăng cường tiêm chủng cho nhóm này (chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ), kiểm soát được tình trạng bệnh nhân chuyển nặng và tử vong. Đề xuất:
  • Đầu tư cho YTCS về nhân lực, ít nhất 10 nhân lực mới đảm bảo được chăm sóc sức khỏe cho người dân.
  • Hạ tầng YTCS cần được nâng cao & đầu tư xứng đáng. Nâng cao trình độ chuyên môn, chế độ chính sách để có thể tuyển thêm nhân lực cho YTCS. Đầu tư cho YTCS là đầu tư cho tập thể người, cho cả thế hệ.
Ông Tăng Chí Thượng: Thời điểm dịch vừa qua TP áp dụng 2 mũi giáp công chống dịch, khởi đầu đều tập trung củng cố ở các BV, chuyển BV công lập sang BV Covid vẫn không đủ, lập hàng loạt BV dã chiến, thu dung. Gần cuối tháng 7 triển khai cho F0 ở nhà.
Bộ đưa hàng loạt BV TƯ vào: TT hồi sức Bạch Mai, Việt Đức, TƯ HUế… tăng được 2 ngàn giường hồi sức nhưng vẫn ko đủ.
Nên nếu chỉ trông chờ vào BV là không đủ, đã xây dựng lại kế hoạch thí điểm: Phải có thuốc. BS Nguyễn Lân Hiếu có ý kiến cho sử dụng thuốc kháng đông, kháng viêm dạng uống, phải theo toa chỉ định của BS, nếu làm cứng nhắc thì không có ai chỉ định, sau đó cho phép người dân mệt là có thể uống ngay thì hiệu quả. Từ khi có thuốc này BN chuyển cấp cứu giảm mạnh.
Chăm sóc tại nhà có lực lượng YT hỗ trợ, nhiều nhân viên YT tư nhân, nhân viên YT nghỉ hưu tham gia Trạm YT chăm sóc tại nhà. Qua đó, vai trò của YTCS phát huy rất rõ, với sự hỗ trợ rất lớn của các tỉnh thành. Thách thức là làm sao để phát huy YTCS?
BS Bùi Nghĩa Thịnh: Tôi nghĩ  TP.HCM áp dụng CT15-16 rất đúng trong giai đoạn bùng dịch, chặn được dịch xâm nhập & lan ra sâu trong cộng đồng. Song song đó VN tiếp cận kinh nghiệm của nước ngoài & áp dụng vào VN.
Ý, Mỹ là các nước có mức tử vong rất cao trong giai đoạn đầu dịch, TP.HCM không đến mức đó, công lớn thuộc nhất là YT dự phòng, hệ thống quản lý YT làm rất tốt.
Mỹ mạnh, châu Âu mạnh, hệ thống YT hồi sức rất mạnh, nhưng tỷ lệ chết nhiều, và đưa ra các đánh giá & nhận định có khoảng thời gian vàng dùng thuốc sớm thì thành công.
Về kinh nghiệm ở Bình Dương: F0 ở Bình Dương tăng mạnh nhưng tỉ lệ tử vong thấp. Bình Dương đi theo hướng:
  • Bình Dương xét nghiệm diện rộng để sớm phát hiện F0 trong cộng đồng. Ngăn chặn tối đa sự lây lan, ai nhiễm là được phát hiện ngay không để muộn. Ngoài diện rộng thì còn có xét nghiệm theo trọng điểm, khoanh vùng khống chế dịch nhanh.
  • Phối hợp các tầng điều trị, các khu thu dung, có kết quả xét nghiệm F0 thì sàng lọc ngay tình hình bệnh để đưa vào các khu điều trị hợp lý.
  • Các TTYT/BV tuyến huyện điều trị rất tốt ở tầng 2. Phác đồ điều trị xuyên suốt theo Bộ Y tế nên đã hạn chế chuyển nặng.
  • Phần lớn các F0 đều rơi vào các khu nhà trọ của công nhân, hộ còn rất trẻ, sức khỏe tốt, không có bệnh nền nên khả năng bình phục nhanh chóng, chuyển nặng rất ít kéo theo tử vong không nhiều.
  • Ở TP.HCM hầu như rất ít người biết đến Trạm YT, người dân bệnh thì nghĩ đến BV, phòng khám tư, bác sĩ tư. Tại Bình Dương, đến nhà người dân hỏi Trạm YT thì ai cũng biết.
Vấn đề nhìn thấy: Lực lượng TTYT huyện và TTYT rất quan trọng nhưng thiếu cả người và năng lực. >> Vai trò rất lớn của YTCS  cả phòng dịch & điều trị để phát huy tác dụng rất tốt (đi từng ngõ gõ từng nhà test, đo SP02…). Gần đây cả nước nhận ra vai trò YTCS.
YTCS bao gồm cả YT công & tư nhân (câu của BS Thượng) nếu huy động được thì sẽ giảm được người bệnh rất nhiều (huy động YT tư nhân làm miễn phí hoặc hỗ trợ họ những việc họ đang làm thì sẽ giảm tải rất nhiều). Nếu “nhồi” hết vào YT công thì rất nặng nề. Tư nhân sẵn sàng tham gia vào, hỗ trợ tạo điều kiện cho hệ thống YT tư nhân làm việc.
Bà Phạm Khánh Phong Lan: Đúng là người dân TP chỉ biết TTYT khi đi tiêm. Ở TP.HCM: Người dân có quá nhiều lựa chọn. Không phải bây giờ ngành y tế mới hấy hạn chế của YTCS. Nhiều năm đã có ý kiến nhưng qua đại dịch xem như phép thử. Thực tế thời gian qua, các dự án chỉ đầu tư cho BV, còn YT dự phòng là… “căn bản”. Quốc hội có nghị quyết dành 30% ngân sách y tế cho YT dự phòng, Quốc hội họp cũng có ý kiến nhưng vẫn như cũ. 30% cũng không phải dễ để xài!.
Đầu tư như thế nào? Khó để phát triển YTCS vì nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân lương thấp, do đầu tư, BV thì làm dịch vụ được còn YTCS thì bao cấp, không thu hút đầu tư, biên chế cũng thấp, tổ chức thì không ổn định. Thiếu cơ hội thăng tiến chuyên môn. Ít người đi lên từ trạm y tế, cực nhưng hồ sơ học thạc sĩ, CK1 thì không được. Đầu vào, số bác sĩ cử nhân YT công cộng cũng trên đầu ngón tay. TP có đề án đề xuất tăng cường YTCS. Nhưng nếu chỉ ở TP qua thành ủy – HĐND cũng chỉ đáp ứng 1 số cơ bản, còn đề xuất đào tạo, thực hành nghề nghiệp, biên chế thì lại phụ thuộc Chính phủ.
  • Các tỉnh nhìn vào bài học của TP.HCM, bồi dưỡng lực lượng. YTCS, YT cộng đồng về chủ trương ai cũng nói quan trọng.
  • Dịch sắp quay lại nếu không thay đổi cho kịp thời thì sẽ dễ vỡ trận. Cốt lõi chăm sóc sức khỏe cho người dân phải được quan tâm và phát triển thực sự.
Về YT tư nhân như chuyện tiêm vắc xin, chỉ chăm tiêm miễn phí không cho mô hình tiêm dịch vụ, mà với chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí thì dễ đứt gãy. Khi có YT tư nhân thì gánh nặng được san sẻ nhiều nhất là trong thương thảo vắc xin. DN nào có động lực nhập khẩu để Nhà nước dùng phi lợi nhuận.
Tư nhân tham gia vào khó thì sao không xem như các bệnh bình thường, có bệnh nhân chấp nhận khám dịch vụ. Chấp nhận kinh tế thị trường thì phải chấp nhận YT tư nhân, huy động các lực lượng nguồn lực để cùng nhau phòng chống dịch.
Quốc hội cũng tiếp tục cố gắng với sự hậu thuẫn của cả ngành. Nhưng e là các thứ đều theo qui trình, yếu tố thời gian rất quan trọng.
Ông Tăng Chí Thượng: Ngành YT đã xây dựng đề án thí điểm cho ngành YT nhưng HĐND xem thì đều dính tới tiền công tiền lương nên phải lấy ý kiến Bộ Tài chính, Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội…
Ông Nguyễn Chánh Phương: Khó khăn về YT như ông Phạm Phú Ngọc Trai (Chủ tịch Pro VN) có nói về tự chủ trong DN (như chuyện ra nhà thuốc mua que tự test thì cũng mất nhiều tháng) làm sao để thuyết phục TP trong tự chủ DN?
Hawa bàn: Phải có tiêu chuẩn & áp dụng ISO45005 cung cấp sự trợ giúp thiết thực để cảnh báo về những gì cần giải quyết hoặc thực hiện để tiếp tục hoạt động mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của người lao động và những người khác. HAWA và các chuyên gia đã đề xuất “Mô hình xanh chống dịch”.
F0 tại nhà: Đầu tháng 8/2021 quá tải thì các nhà máy của Hawa cũng quá tải, điều trị cho người của DN nhưng không biết theo phương pháp nào.
Hawa gặp BS Đỗ Văn Dũng – ĐH Y được, BS Trần Văn Ngọc chuyên phổi, đã có thực hành cẩm nang chia sẻ… Tổ chức cuộc nói chuyện giải thích cơ chế lây lan và thực trạng YT của TP để truyền thông cho DN hiểu. BS đọc hết các qui định của Bộ Y tế xem Hội và DN áp dụng như thế nào.
Hawa: Lo vắc xin cho người lao động, lo cho DN. Hỗ trợ SP02 cho công nhân, cho DN.
Hawa có cẩm nang mô hình 3 xanh 4 sạch rất chi tiết. Gia đình an toàn – Khu phố an an toàn – công ty an toàn – xã hội an toàn. YT trong DN, cách DN phản ứng – ứng phó với Covid từ quản trị để giữ nhà máy an toàn, an sinh tốt.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc: Ngành công thương có thời điểm: DN, Cơ sở sản xuất kinh doanh rơi vào dịch. TP chỉ đạo các sở ngành cùng vào cuộc. Sở Công thương bắt tay nghiên cứu các qui định của ngành YT để có tham mưu cho ngành trong giai đoạn đó.
DN là người trong cuộc, chứng kiến bảo vệ SX – KD thì có đề xuất hiệu quả nhất là cùng DN có đề xuất tham mưu cho UBND, đưa ra tiêu chí, phối hợp Sở Công thương – Y tế… có hướng dẫn phù hợp thiết thực nhất để cùng DN vượt qua.
Vừa qua là giai đoạn cần nhìn nhận rõ YTCS, nên có đề xuất kiến nghị đi vào thực tiễn vì rõ ràng vai trò của YTCS rất quan trọng.
Ông Tăng Chí Thượng: Xác định hiện nay chưa phải giai đoạn bình yên khi F0 đang điều trị ở các tầng vẫn còn cao, nhiều ca nặng đang thở máy. Nhưng, có thuận lợi là người dân đã được tiêm chủng mũi 1-2 nên tự tin hơn + hệ thống YT trang bị đầy đủ hơn. Cái khó nhất vẫn là nhân lực, nhất là YTCS nếu không phát huy YT tư nhân lại càng khó.
Mong muốn gì cho YT tư nhân phát triển?
BS Bùi Nghĩa Thịnh: Quan điểm sàng lọc F0, F1 hiện nay của Sở Y tế rất tốt. Không truy, “bắt” F1 nữa để DN có người làm việc.
Dần qua đại dịch, đi đến tỷ lệ miễn dịch cao. Tỷ lệ tiêm chủng rất cao, các tỉnh cũng đã tiêm 80%, TP.HCM cũng đang tiêm mũi 3, tạo miễn dịch. Nếu đẩy tỷ lệ tiêm chủng mũi 3 cho toàn dân thì các DN có thể làm việc thoải mái. Mũi 2 giảm lây & giảm tử vong rất nhiều.
Khi đã tiêm 2 mũi thì cũng không nên sợ, nên cho phép YT tư nhân được khám chữa bệnh, họ sẽ có phòng đảm bảo tiêu chuẩn… Xem như những bệnh thông thường – cần xã hội hóa.
Kiến nghị: Cần có số liệu phân tích số tử vong có đúng là dịch hay BN do bệnh nền, tử vong do Covid hay tử vong mọi nguyên nhân so với năm ngoái, năm 2018-2019, 2020 có thay đổi ko? Cần nắm được tỷ lệ tử vong mọi nguyên nhân.
Bà Phạm Khánh Phong Lan: Việc đánh giá không đơn giản. Vì cũng có tỷ lệ bệnh nhân ko đến được BV do Covid vì không có xe đến BV, vì nhiều nguyên nhân. Khó khăn là tìm ra biện pháp đánh giá số lượng chính xác.
BS Bùi Nghĩa Thịnh: Nếu khó khăn trong đánh giá tỷ lệ tử vong tại BV thì đánh giá tại địa phương (đều có giấy báo tử), nghĩa trang… vì nếu số người chết vẫn như các năm thì không phải tất cả đều chết do Covid.
Ông  Tăng Chí Thượng: Hiện lộ trình giải thể BV dã chiến phải tạm dừng, có nghĩa là vẫn duy trì. Sở Y tế xây dựng qui trình xử lý F0 trong cơ sở sản xuất kinh doanh, không còn bị gián đoạn, không như trước đây có 1 F0 là phải ngưng hoạt động.
Ông Nguyễn Chánh Phương: 2020 Hội DN nhìn thấy tình huống thiếu vắc xin, Hawa cũng chuẩn bị đăng ký vắc xin còn bị cho là không được phép, sau đó cùng 4 Hiệp hội gửi thư Thủ tướng nhưng cũng không đạt.
Hiện nay mũi 3 cũng có các đơn vị có khả năng làm dịch vụ, nên công khai. DN cũng đang nhu cầu cho các công nhân được tiêm dịch vụ mũi 3, nếu có dịch vụ thì quá tốt.
Trước đây chống dịch thì các tỉnh, xã, huyện cô lập nhau. Từ tháng 9/2021, TP.HCM đã phối hợp các tỉnh lân cận. Nhưng các tỉnh đang quản lý, phòng dịch căng thẳng nên làm các thị trường ảm đạm.
Tiếng nói ngành YT quan trọng cho định hướng truyền thông. Thông tin gì được công khai để truyền thông tốt. YT tốt thì kinh tế tốt. Hiện đang truyền thông số lượng bệnh… nhưng nhận định mới quan trọng.
Ông Tăng Chí Thượng: Đã có chủ trương tiêm mũi 3 cho toàn dân & không chờ 6 tháng. Sau 3 tháng đã có thể tiêm mũi 3. Hiện nay tập trung cho tuyến đầu & bệnh nền.
Ngành YT đã có kiến nghị cụ thể cho YTCS. Lãnh đạo TP đồng tình nhưng bắt buộc phải đưa ra HĐND & vẫn phải xin ý kiến các Bộ vì có liên quan hỗ trợ chi phí hành chánh cho nhân viên đang công tác tại YTCS. Xin cơ chế thu hút người cho trạm YT: thu hút đến công tác là các sinh viên, bác sĩ mới tốt nghiệp thực hành tại YTCS (trước đây thực hành tại BV thì phải đóng tiền cho BV) còn giờ thực hành tại YTCS, được cấp tiền hỗ trợ, vừa học vừa làm… là BS trẻ dấn thân ở YTCS… –> Nhưng phải chờ ý kiến của Bộ.
Và thứ 2 là cơ chế Trạm YT được hợp đồng với BS nghỉ hưu 1 tháng 2 lần lương BS vùng (tiền của TP).
YT tư nhân cũng có làm đề án: Cho YT tư nhân làm Trạm YT lưu động tư nhân…;  BV tư nhân cũng điều trị Covid nhưng cũng đang xin ý kiến.
Bà Vũ Kim Hạnh tóm tắt các ý chính rút ra từ phiên thảo luận:
  • TP.HCM có nhiều nỗ lực, nhiều thay đổi nhưng đề xuất giải quyết chậm có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
  • Công nhận vai trò của YT tư nhân.
  • Đẩy mạnh đầu tư cho YTCS.
  • Kêu gọi DN hỗ trợ YTCS.