Thời gian 13g30 – 15g30 ngày 17/12/2021. Tại Hội trường Thống nhất TP.HCM
Đồng chủ trì:
– Ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó Bí thư tỉnh uỷ – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
– Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Thành phần diễn giả:
1/ Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – Bộ NN&PTNT
2/ Ông Nguyễn Anh Đức – Tổng Giám đốc Saigon Co.op
3/ Ông Cô Gia Thọ – Chủ tịch Tập đoàn Thiên Long
4/ Ông Đỗ Hoà – Tổng Giám đốc Công ty tư vấn Tinh hoa quản trị
5/ Ông Cao Minh Việt – Chuyên gia kỹ thuật, Việt kiều Nhật
6/ Ông Steven Starmans – Chuyên gia Hà Lan đang sống ở ĐBSCL, chuyên về hoạt động các HTX và kinh tế tuần hoàn.
Điều phối: Trần Nguyên
Thư ký: Quốc Thịnh
Ông Phạm Thiện Nghĩa dẫn đề: Chuỗi cung ứng trên tất cả lĩnh vực đứt gãy, cần phải có giải pháp để cải thiện, hồi phục lại.
Chúng ta đang thấy được những vấn đề khó khăn hiện tại. Trước đây GDP của TP.HCM chỉ bằng 2/3 so với ĐBSCL. Nhưng sau 20 năm, tỷ lệ trên đã ngược lại. ĐBSCL khó chuyển biến, chưa có chỉ huy vùng, sự hợp tác còn rời rạc, mỗi địa phương đều có điểm mạnh yếu, phân tán. Chưa có liên kết để phát huy. Trước đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết 120, giai 2021 – 2045 Nghị quyết 2 với mục đích phát huy được sức mạnh chung. Cùng với mạng lưới các tỉnh ABCD tạo ra Mekong Connect. Kỳ này là kỳ thứ 6 kỳ. Nếu kết nối được 13 tỉnh trong mùa dịch này là thành công.
Chủ tịch UBND TP.HCM nói rất cần Đông bằng (ĐB) và ngược lại. Chúng ta cần đi sâu vào một số vấn đề: ĐBSCL cần làm gì để kết nối, phát triển. ĐB không phát huy được lợi thế của mình trong thời gian qua là điểm yếu tự thân. ĐB cũng cố gắng để TP.HCM không đứt gãy chuỗi cung ứng và ngược lại TP.HCM cũng hỗ trợ nhân lực chất lượng cao. Tuy có khó khăn nhưng chuỗi cung ứng này phát huy giá trị lớn. ĐBSCL cùng chung tay gắn kết, và TP.HCM cần là trụ cột để nâng đỡ ĐBSCL và ngược lại. Hình thành những trung tâm chế biến để cung ứng TP.HCM ngay tại ĐB. Hình thành nên tổ/ban liên kết chuỗi cung ứng giữa TP.HCM và 13 tỉnh miền Tây…?
Ông Trần Anh Thư: Trọng tâm 2 từ phục hồi và bình thường mới. Bình thường mới là chúng ta không thể trở lại như cũ, trước Covid xảy ra. Chúng ta phải thay đổi thì mới thích ứng tình hình mới. An Giang cho phép sản xuất trở lại, một số DN thích nghi với trạng thái mới, nhưng 1 số DN chưa chuyển đổi nên gặp khó khăn. Phục hồi là chúng ta “recover” lại, tất cả mọi thứ cần phục hồi nhưng theo bình thường mới. Hạn chế những dự án đầu tư, nhìn xa để tập trung phục hồi lại cho sức khoẻ của DN mình.
Chúng ta thấy mối quan hệ giữa ĐB và TP.HCM là cộng sinh, không thể 1 chiều. ĐB không tiêu thụ được nông sản, TP không có nông sản để sử dụng. TP thiếu lao động và cần lao động tỉnh. >> TP và ĐB là mối quan hện hữu cơ và cộng sinh.
Chúng ta phải kết nối nhà nước và DN. DN ĐBSCL và DN TP phải kết nối với nhau. DN mới là chất xúc tác.
Sử dụng tài nguyên phù hợp để tập trung lo cho DN.
Tăng cường năng lực liên kết sau Mekong Connect sẽ tốt hơn giữa TP.HCM và ĐBSCL.
Phát huy đồng bộ hơn.
Nguyễn Quốc Toản: DN cần đồng tâm, đồng điệu, độ mở lớn hơn về tư duy. Mong muốn làm tốt hơn, thực thi cao hơn.
Về cách làm: 1 là xây dựng trung tâm thì cần có vùng nguyên liệu. Nhà nước cần làm là tạo vùng nguyên liệu và có sự liên kết giữa DN và bà con nông dân đạt chuẩn.
Thứ 2, nếu đặt vấn đề Saigon Co.op làm thì được lợi gì? Tiếp cận chính sách như thế nào. Chính sách tín dụng, tiếp cận tài chính. Thực tế, Micro finance chúng ta chưa nhiều. Thiếu cơ chế quản lý xây dựng hạ tầng. Cần phải thiết lập trung tâm sơ chế, kho lạnh để tập trung hàng hoá chờ thông quan. Như nay, thực trạng 4000 container đang nằm ở cửa khẩu thì hàng hóa ra sao?
Xuất khẩu đã gần bằng 30%, giữa xuất khẩu tinh so với thô, trước thì 90% nông sản thô 10% nông sản tinh.
Chưa có hãng tàu, đội tàu, logistic đường tàu chưa phát triển nhiều. GTGT phụ thuộc rất nhiều vào hàng hóa chế biến sâu.
Chúng ta có thể đặt ra 2 câu hỏi:
Cụm Logictic khác trung tâm Logistic như thế nào: Khu nông nghiệp, Cụm công nghiệp, thực tiễn đồng bằng?. Chủ thể không phải 1 chuỗi liên kết. Cụm là cần các dịch vụ sơ chế – thiết kế sản phẩm đóng gói vận chuyển, dịch vụ…?
Chiến lược thị trường nội địa: Sản lượng năm sau cao hơn năm trước, nhưng nay cần tăng giá trị hơn sản lượng. Ai đón đầu được xu thế thị trường sắp đến thì sẽ thắng trong tương lai.
DN cần đoàn kết mạnh mẽ, tạo liên minh để phát triển. Xây dựng hội ngành hàng ở từng địa phương để nâng tầm DN ĐBSCL. Gia cố phần cơ sở.
