Sadec District đưa gốm Bình Dương về Sài Gòn

    669

    (Vietnamtimes) – Làng gốm Bình Dương thuộc địa phận tỉnh Bình Dương là nơi tập trung nhiều cơ sở, làng nghề sản xuất các mặt hàng gốm sứ lâu đời. Đồng thời, gốm Bình Dương cũng là một trong những thương hiệu gốm nổi tiếng trong và ngoài nước.

    Theo tài liệu “Thủ Dầu Một đất lành chim đậu” của Sở Văn hóa – Thông tin Bình Dương, Nhà xuất bản Văn nghệ, 1999, vào những năm cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, các làng nghề gốm ở Bình Dương đã xuất hiện, hình thành và phát triển cho tới ngày nay.

    Các cơ sở gốm phát triển đầu tiên: Làng nghề gốm Tân Khánh (nay gọi là làng nghề gốm Tân Phước Khánh); Làng nghề gốm Lái Thiêu; Làng nghề gốm Bà Lụa (nay gọi là làng nghề gốm Chánh nghĩa).

    Các làng nghề gốm Bình Dương vẫn đang tồn tại và phát triển. Tỉnh Bình Dương đã và đang thực hiện những kế hoạch nhằm đẩy mạnh và khẳng định vị trí của gốm Bình Dương đối với các làng gốm trong nước và trên trường Quốc tế. Trong đó, tỉnh Bình Dương và các làng gốm trên địa bàn đã và tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các đề án phát triển, quảng bá sản phẩm gốm. Và nổi bật là sự thành công tại “Festival gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010” thu hút sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước.

    Và mới đây, “Sadec District” đã kết nối và đưa về Sài Gòn những sản phẩm gốm nổi bật của các làng nghề truyền thống này.

    Vietnamtimes giới thiệu đến độc giả hình ảnh những mặt hàng gốm Bình Dương đang có tại Sadec District:

    Nghề làm gốm sứ Bình Dương ngày nay đã phát triển đến trình độ cao từ đồ gia dụng, đồ trang trí mỹ nghệ đến đồ sứ công nghiệp
    Ngày nay, với công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong nghề nhằm nâng cao sản phẩm, đa dạng về mẫu mã. Nghề gốm sứ hôm nay không những đạt về kỹ thuật trong sáng tạo đồ gốm sứ mà còn dùng kỹ thuật, mỹ thuật biến những vật dụng hằng ngày thành bảo vật có tính chất nghệ thuật đậm màu sắc văn hoá Việt Nam.
    Nét đẹp, văn hóa, trình độ cảm thụ mỹ thuật và khả năng tạo dựng cuộc sống của người dân Bình Dương được thể hiện rõ trên các họa tiết của ngành thủ công truyền thống gốm sứ, đã chinh phục trái tim và trí tuệ của nhiều người thuộc nhiều miền khác nhau trong nước và trên thế giới.
    Các lọ hoa chỉ dùng màu men phủ lên các sản phẩm: xanh lam, xanh lá cây, men nâu, men “lốm đốm”, tạo dáng giản dị, màu men tinh tế…

    Dưới đây là hình ảnh về một lò gốm thủ công tiêu biểu tại Bình Dương

    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 1
    Thị trấn Tân Phước Khánh, Bình Dương nổi tiếng từ lâu với nghề làm gốm gia dụng như các loại nồi niêu, chén, bát…
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 2
    Ngày nay, chỉ còn một vài lò gốm ở đây là sản xuất gốm gia dụng bằng lò củi truyền thống để cung cấp thị trường nhỏ lẻ trong nước.
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 3
    Ở những lò thủ công này, hầu hết các công đoạn sản xuất đều được làm bằng tay.
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 4
    Đất sét, nguyên liệu chính của sản phẩm thường được các chủ lò mua sẵn với số lượng lớn.  Trước khi đưa vào sản xuất, đất phải được phơi nắng cho rỏ phèn, rồi ngâm qua hai lần nước, lọc lấy phần nhựa, sau đó nhồi cho thật nhuyễn, được gọi là hồ.
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 5
    Sau khi ra lò, sản phẩm được phân loại dựa trên tiêu chí màu sắc và cả những… dị tật.  Sản phẩm được bó thành chục, hiện trung bình một chục tô loại 1 có giá xuất xưởng từ 28.000 – 30.000 đồng, chén chỉ có giá 12.000 đồng.
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 6
    Làm gốm bằng lò củi truyền thống đòi hỏi thợ phải giỏi nghề  và có kinh nghiệm mới canh đúng lửa cho ra những sản phẩm gốm có màu sắc đẹp. Thời gian nung một mẻ gốm sứ là 3 – 5 ngày.
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 7
    Hiện nay, đa phần lò gốm đã chuyển sang lò gas hoặc điện, vừa nhanh và không ô nhiễm môi trường. Chi phí đầu tư một lò gas là 500 triệu đồng cho lò trong nước và hơn 1 tỷ đồng cho lò nước ngoài.
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 8
    Gốm xuất khẩu được sản xuất bằng những khuôn đúc thạch cao chứ không làm bằng bàn xoay thủ công như trước.
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 9
    Một mẩu khuôn đúc chậu hoa theo đơn hàng của một công ty nước ngoài, gốm xuất khẩu mẫu mã phải dựa theo thị hiếu của khách hàng chứ không do các nghệ nhân hoặc thợ gốm ở đây sáng tác.
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 10
    Với cách làm gốm hiện đại ngày nay, đất sét được nhồi nhuyễn thành hồ , sau đó đổ vào khuôn thạch cao, để khoảng 3 tiếng thì gỡ khuôn ra sẽ cho sản phẩm thô, sau đó phải phơi nắng khoảng một ngày trước khi thực hiện các công đoạn tiếp theo.
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 11
    Phơi nắng sản phẩm khô chuẩn bị cho công đoạn tráng men.
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 12
    Chuyển từ sản xuất truyền thống sang hiện đại, thợ gốm ở đây đều có thâm niên trong nghề từ 10 – hơn 30 năm, hằng ngày mỗi thợ làm ra từ 100 – 200 sản phẩm gốm xuất khẩu.
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 13
    Nhờ sự hỗ trợ của máy móc nên gốm sứ ngày nay có độ chính xác và năng suất cao,nhưng để ra được một sản phẩm đẹp, đều vẫn không thể thiếu bàn tay tỉ mỉ của những người thợ ở các khâu cắt gọt, tráng men,…
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 14
    Tráng men là khâu rất quan trọng trong qui trình sản xuất gốm sứ. Người thợ phải lành nghề để có thể tráng những lớp men đều và vừa đủ.
    Lang gom thu cong cuoi cung o Binh Duong hinh anh 15
    Một mẫu chậu hoa thành phẩm, đây là sản phẩm làm theo đơn hàng từ Úc , với giá xuất xưởng là 80.000 đồng/chậu. Hàng tháng một cơ sở sản xuất gốm cho ra lò từ 10.000 – 20.000 sản phẩm xuất khẩu, thị trường chủ yếu là châu Âu.

    Theo Zing