Sản xuất theo Localg.a.p.: An toàn, tiết kiệm, sản phẩm dễ bán, được giá

137
Localg.a.p. là tiêu chuẩn của GLOBALG.A.P. nhưng các yêu cầu về tiêu chí ít khắt khe hơn. Dù vậy, nếu sản xuất theo tiêu chí này và thực hành đúng yêu cầu sẽ giúp nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp không chỉ giảm chi phí mà còn bảo vệ an toàn cho chính người sản xuất, mang lại nhiều thuận lợi trong việc thương mại hoá.
Đây là chia sẻ của chuyên gia tại buổi huấn luyện về tiêu chuẩn dành cho các tư vấn viên về tiêu chuẩn Localg.a.p. và một số doanh nghiệp khởi nghiệp, diễn ra tại Hội trường Trung tâm BSA mới đây.
Theo đó, Localg.a.p. là một công cụ để nâng cao năng lực sản xuất và được thiết kế đặc biệt bởi GLOBALG.A.P. cho chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp. Tiêu chuẩn này định hướng để hỗ trợ nông dân, đặc biệt là nông hộ nhỏ cải tiến hiệu quả quản lý trang trại,  vùng sản xuất, giảm thiểu rủi ro về ATTP và tuân thủ các quy định về ATTP.
Thông qua công cụ này, nông dân có thể đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào các thị trường địa phương, khu vực…
Localg.ap. cũng là bước đệm cho nông dân có nhu cầu đạt chứng nhận GLOBALG.A.P. nhằm đưa sản phẩm của mình vào các thị trường quốc tế.
Mặc khác, công cụ này cũng có thể giúp nhà nhập khẩu nước ngoài bổ sung vào danh sach khách hàng của mình trong mạng lước các nhà sản xuất nông nghiệp tin cậy để mua hàng qua những mã số LGN (localg.ap. number) do GLOBALG.A.P. cấp và  đăng tải trên Web của mình.
Nói thì nghe đơn giản, nhưng theo chuyên gia Nguyễn Kim Thanh, ở Việt Nam chưa có nhiều người sản xuất biết, am hiểu cách thực hiện. Phần nhiều nông dân cứ làm theo thói quen, “lủng” ở đâu “lấp, vá” tới ở đó, chứ chưa chủ động từ đầu.
“Nhiều người e ngại vì cứ ghĩ rằng nếu sản xuất theo tiêu chuẩn thì tốn kém, mất thời gian, phải đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, con giống, cây trồng, phải làm theo quy trình…”, nhưng thực tế, theo chuyên gia này, “nếu làm theo tiêu chuẩn quản lý chi phí sản xuất tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn”.
Theo đó, nếu sản xuất theo tiêu chuẩn, người nông dân, chủ trang trại, HTX sẽ kiểm soát được hầu hết các vấn đề như nguồn giống, quy trình canh tác, nhật ký đồng ruộng, quá trình sử dụng phân thuốc, loại phân, thuốc được phép sử dụng, nguồn nước… “Chỉ cần 1 chiếc smartphone thì tất cả nằm gọn trong túi để mình quản lý và để người ta truy xuất nguồn gốc”, bà Nguyễn Kim Thanh khẳng định.
Khi nông sản được sản xuất theo tiêu chuẩn, ngoài việc hạn chế được nhược điểm “sáng rau chiều rác”, sản phẩm sẽ tạo được sự đồng đều, giá bán cao hơn và có nhiều cơ hội để đưa vào các chuỗi, hệ thống. Quan trọng là môi trường sống, môi trường sản xuất được đảm bảo, qua đó bảo vệ sức khỏe cho người trực tiếp sản xuất, đảm bảo được chất lượng sản phẩm, sự an toàn cho người sử dụng.
Đối với tiêu chuẩn Localg.a.p., theo chuyên gia, mặc dù các tiêu chí dễ thực hiện hơn nhưng cơ bản đáp ứng các tiêu chí của GLBALG.A.P. như bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn cho người lao động và bảo đảm an toàn thực phẩm. Và chính tiêu chí này là cơ sở để nhà sản xuất hướng đến tiêu chuẩn cao toàn cầu là GLOBALG.A.P..
Gần đây nhiều HTX trên cả nước đã áp dụng quy trình sản xuất Localg.a.p., các xã viên là nông hộ tham gia vào hợp tác xã cũng vì lợi ích chung, giải quyết được vấn đề chung là quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

LOCALG.A.P. – Bộ tiêu chí nâng tầm nông sản Việt

 
Toàn cảnh buổi chia sẻ về tiêu chuẩn dành cho các tư vấn viên và doanh nghiệp khởi nghiệp
Chuyên gia tiêu chuẩn Nguyễn Kim Thanh chia sẻ về tiêu chuẩn GLOBALG.A.P và Localg.a.p
 
Chủ các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia sự kiện với mong muốn sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn
Là người khai thác, chế biến mật dừa nước, một loại cây phát triển mạnh ở Cần Giờ, Phan Minh Tiến trăn trở nhiều đến việc sản xuất theo tiêu chuẩn.
Nhóm các chuyên gia về tiêu chuẩn của Hội DN HVNCLC tham gia huấn luyện về sản xuất theo tiêu chuẩn Localg.a.p. và GLOBALG.A.P.
Hai doanh nghiệp khởi nghiệp sản xuất nấm ở Củ Chi và hạt điều ở Bình Phước quan tâm đến việc sản xuất theo tiêu chuẩn để bảo vệ an toàn cho bản thân mình và người sử dụng

Anh Tuấn