Ngày 9/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), Trường Đại học Thủy Lợi, cùng Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, phối hợp tổ chức chương trình: “Tập huấn về tăng cường năng lực thị trường cho học sinh, sinh viên của các dự án khởi nghiệp nông nghiệp các trường thuộc Bộ NN&PTNT – Khu vực phía Bắc”.
Chương trình với sự tham dự của gần 100 sinh viên đến từ 4 trường Đại học và 3 trường Cao đẳng thuộc Bộ NN&PTNT, gồm: Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang; Trường Đại học Lâm Nghiệp; Học Viện Nông nghiệp Việt Nam; Trường Đại học Thủy Lợi; Trường Cao Đẳng Cơ giới Ninh Bình; Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc; Trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp.
Trong khuôn khổ chương trình, Hội đã mời các chuyên gia hàng đầu chia sẻ về những kỹ năng quan trọng như marketing, thấu hiểu thị trường, cũng như ứng dụng các công nghệ tiên tiến và xu hướng AI vào khởi nghiệp.
Đây là một trong những hoạt động mang tính chiến lược của Bộ NN&PTNT, Hội DN HVNCLC nhằm giúp các bạn trẻ nắm bắt kiến thức thực tế, phát triển kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp thành công, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp – một lĩnh vực quan trọng đối với phát triển kinh tế bền vững của đất nước.
Phát biểu khai mạc chương trình tập huấn, GS.TS. Nguyễn Trung Việt – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Thủy Lợi cho biết,
Năm 2023 vừa qua, Trường Đại học Thuỷ lợi là một trong số ít trường có nhiều dự án lọt vào chung kết toàn quốc của cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia tại Cần Thơ. Trường vinh dự có đến 2 dự án tham gia trưng bày sản phẩm đó là Dự án “DigiTravel – Nền tảng du lịch số – đạt giải 3” và Dự án “HAND OF HOPE Mô hình găng tay Robot phục hồi chức năng vận động bàn tay con người – đạt giải nhất.
“Chúng tôi rất vinh dự được sự tín nhiệm của Bộ NN&PTNT, tổ chức chương trình liên quan đến nông nghiệp, kinh tế xanh, là một trong những sự quan tâm hiện nay của cá nhân bộ trưởng Lê Minh Hoan, cũng như của Bộ NN&PTNT”, GS.TS. Nguyễn Trung Việt nói.
Tại buổi tập huấn, Chuyên gia Phạm Trọng Chinh từ Trung tâm BSA đã chia sẻ về nhiều nội dung như, cập nhật các xu hướng thị trường, bán hàng và tâm lý khách hàng liên quan đến ngành hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm
Tầm quan trọng của việc lắng nghe, am hiểu khách hàng với việc xác định phân khúc thị trường cho sản phẩm, để doanh nghiệp khởi nghiệp vượt thử thách sống còn trong 3 năm đầu.
Theo ông Chinh, để các dự án khởi nghiệp của sinh viên đi đúng hướng trong việc nắm bắt xu hướng, các sinh viên cần cập nhật các xu hướng thị trường, bán hàng và tâm lý khách hàng liên quan đến ngành hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm, hay tầm quan trọng của việc lắng nghe, am hiểu khách hàng với việc xác định phân khúc thị trường cho sản phẩm, để doanh nghiệp khởi nghiệp vượt thử thách sống còn trong 3 năm đầu.
Trong đó ông Chinh nhấn mạnh đến vấn đề cá nhân hóa sản phẩm, bởi hiện nay, các công ty và nhà marketing đang ngày càng chú trọng đến việc cá nhân hóa sản phẩm để tạo ra một hệ sinh thái xung quanh người tiêu dùng. Điều này giúp tăng sự gắn kết và trung thành của khách hàng với thương hiệu.
“Ví dụ như Coca-Cola cho phép người dùng tự thiết kế tên của mình trên sản phẩm, tạo ra cảm giác gần gũi và cá nhân”, ông Chinh nói.
Ông Chinh phân tích thêm, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng cá nhân hóa cao, đặc biệt là các nhóm trẻ tuổi. Họ muốn tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và phong cách cá nhân của mình. Do vậy, các công ty cần nắm bắt và đáp ứng nhu cầu này thông qua các chiến lược marketing và cá nhân hóa sản phẩm phù hợp.
Cùng với đó, ông Nguyễn Thành Huy, Vụ Châu Á – Châu Phi, Bộ Công thương. Kinh nghiệm xúc tiến thương mại ra thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp Việt.
Hay những chia sẻ khác về “Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong marketing” của chuyên gia thị trường từ Trung tâm BSA.
Nhiều dự án của sinh viên có tiềm năng
Theo tìm hiểu, những sinh viên tham dự chương trình trên đã và đang tổ chức, nghiên cứu và thực hành các dự án ở những quy mô và mức độ khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số dự án như sau: Dự án Phát triển sản phẩm Hệ thống đo và giám sát nhiệt độ- Độ ẩm; Dự án sàn thương mại điện tử Nông Sản Việt; Sản xuất và kinh doanh ấu trùng ruồi lính đen; Sản xuất giá (kệ) sắt đặt cây cảnh mini; Bộ rửa tay sát khuẩn kết hợp máy sấy khô tự động; Ý tưởng Kinh doanh sản phẩm trà dứa; Đổi mới tư duy sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp; Ruồi Lính Xanh Việt – Giải pháp xanh từ ruồi lính đen cho nông nghiệp gắn với chuyển đổi số; Xà phòng thảo dược Thanh Mộc Hương; Phát triển mô hình sản xuất miến dong làng So trên địa bàn huyện Quốc Oai – Thành phố Hà Nội; Xây dựng ứng dụng bộ cơ sở dữ liệu tổng hợp các công thức ước tính nhanh tín chỉ carbon rừng; Bào chế cao khô giảm đau nhức xương khớp từ một số loài cây bản địa tại tỉnh Hoà Bình; Sản xuất phân hữu cơ VF20 từ cỏ dại và tàn dư thực vật trồng rau và hoa; Sản xuất đồ uống tốt cho sức khỏe từ nông sản theo mùa của Bắc Giang; Giải pháp thúc đẩy du lịch tại Cao nguyên Đồng Cao – Sơn Động – Bắc Giang; Chương trình với sự tham dự của gần 100 sinh viên đến từ 4 Trường Đại học và 3 trường Cao Đặng của nhiều tỉnh, thành khu vực phía Bắc…
Một số hình ảnh: