Thêm 8 dự án vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

1506
Vòng bán kết 2, diễn ra tại TP.Vinh, tỉnh Nghệ An đã khép lại vào trưa 27/9. Kết quả, 8 dự án xuất sắc nhất được BTC chọn vào vòng trong. Như vậy, sau 2 vòng bán kết ở khu vực miền Bắc và miền Trung – Tây Nguyên, vòng chung kết đã xác định được 18/30 dự án. Số còn lại sẽ được lựa chọn tại vòng bán kết 3, diễn ra tại TP.HCM vào các ngày 3 và 4/10 tới.
Tại Nghệ An, nếu như ở ngày thi đầu tiên, nhiều dự án được đánh giá tốt, có tính khả thi cao thì 9 dự án trình bày trong sáng ngày 27/9 có phần yếu hơn. Chỉ có dự án dự thi cuối cùng là “Phát triển vườn rừng, xây dựng hệ sinh thái thực phẩm tạo kế sinh nhai cho đồng  bào dân tộc thổ tại Hóa Quỳ – Như Xuân – Thanh Hóa” của Nguyễn Lê Ngọc Linh vượt trội, trở thành dự án có điểm số cao nhất của vòng thi này.
Ngày trước đó, các dự án như “Xây dựng nông trại dứa sạch gắn với phát triển du lịch tạo sinh kế cho thanh niên nông thôn vùng núi Quỳnh Lưu – Nghệ An” của Nguyễn Văn Hạnh hay dự án “Mô hình kinh doanh sản phẩm lụa tơ tằm được bổ sung nano carbon” của Huỳnh Thị Minh Anh, một học sinh trường chuyên ở Lâm Đồng… có phần thuyết trình ấn tượng trước các chuyên gia, ban giám khảo. 
BTC chúc mừng và trao chứng nhận cho 8 dự án giành vé vào chung kết

Theo nhận xét của đại diện Ban giám khảo, thông qua phần thi của các dự án cho thấy được sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, nỗ lực tìm kiếm thông tin, khảo sát, đánh giá, tham vấn… để có được bài thi có ý nghĩa. Đặc biệt, ban giám khảo đánh giá cao các dự án khu vực miền Trung nhờ vào sự gắn kết với trách nhiệm cộng đồng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều dự án trình bày còn những hạn chế, cần có sự tư vấn của các chuyên gia, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp từng địa phương để phát triển.
Những dự án không được đi tiếp không phải không đạt yêu cầu mà đã có những cơ hội tiếp cận thị trường, do đó, BTC dành cơ hội cho những dự án tốt hơn. BTC cũng kỳ vọng những dự án được chọn vào chung kết nỗ lực hơn nữa, hướng đến phần thi thành công.  
Trong 8 dự án khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Lâm Đồng và Thanh Hoá là những địa phương có 2 dự án vào chung kết. 4 dự án còn lại thuộc về các địa phương Đắk Nông, Kon Tum, Nghệ An và Quảng Nam.
Danh sách chi tiết 8 dự án khu vực miền Trung – Tây Nguyên vào chung kết
Số thứ tự
Địa phương
Chủ dự án
Tên dự án
1
Đăknông
Trần Đình Lượng
Sản xuất bún gấc
2
Kon Tum
Lê Thị Thanh Lịch
Dự án trà sâm dây Ngọc Linh
3
Lâm Đồng
Huỳnh Thị Minh Anh
Mô hình kinh doanh sản phẩm lụa tơ tằm được bổ sung nano carbon
4
Lâm Đồng
Nguyễn Ngọc Hoàng Anh
Dự án HANA DALAT – sản phẩm nông nghiệp và du lịch canh nông
5
Nghệ An
Nguyễn Văn Hạnh
Xây dựng nông trại dứa sạch gắn với phát triển du lịch tạo sinh kế cho thanh niên nông thôn vùng núi Quỳnh Lưu – Nghệ An
6
Quảng Nam
Trần Thị Thủy Tiên
Dược mỹ phẩm hữu cơ Hena Lab – Viên xông thảo dược
7
Thanh Hóa
Lê Minh Cương
Tương ớt thủ công Thanh Hóa
8
Thanh Hóa
Nguyễn Lê Ngọc
Linh
Phát triển vườn rừng, xây dựng hệ sinh thái thực phẩm tạo kế sinh nhai cho đồng  bào dân tộc thổ tại Hóa Quỳ – Như Xuân – Thanh Hóa
Nguyễn Văn Hạnh (Nghệ An) – Chủ dự án Xây dựng nông trại dứa sạch gắn với phát triển du lịch tạo sinh kế cho thanh niên nông thôn vùng núi Quỳnh Lưu – Nghệ An

 

Nguyễn Ngọc Hoàng Anh (Lâm Đồng) – Chủ dự án HANA DALAT – Sản phẩm nông nghiệp và du lịch canh nông

 

Nguyễn Văn Hạnh (Nghệ An) – Chủ dự án Xây dựng nông trại dứa sạch gắn với phát triển du lịch tạo sinh kế cho thanh niên nông thôn vùng núi Quỳnh Lưu – Nghệ An tại khu trưng bày sản phẩm dứa Hạnh Phúc

 

Huỳnh Thị Minh Anh (Lâm Đồng) cùng đồng đội trong phần thi của dự án “Mô hình kinh doanh sản phẩm lụa tơ tằm được bổ sung nano carbon”

 

Nhóm của Huỳnh Thị Minh Anh (Lâm Đồng) trưng bày các sản phẩm lụa tơ tằm được bổ sung nano carbon

 

Trong sáng 27/9, giám khảo Lê Thị Hải Lý – Giảng viên ngành du lịch của Đại học Vinh là một trong những giám khảo đặt nhiều câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các dự án

 

Thí sinh Trần Thị Thủy Tiên (Quảng Nam) trình bày dự án “Dược mỹ phẩm hữu cơ Hena Lab – Viên xông thảo dược”

 

Nguyễn Lê Ngọc Linh (Thanh Hoá) trong phần trình bày dự án “Phát triển vườn rừng, xây dựng hệ sinh thái thực phẩm tạo kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc thổ tại Hóa Quỳ – Như Xuân – Thanh Hóa”

 

“Phát triển vườn rừng, xây dựng hệ sinh thái thực phẩm tạo kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc thổ tại Hóa Quỳ – Như Xuân – Thanh Hóa” là dự án cuối cùng tham gia thuyết trình tại vòng bán kết 2 ở Nghệ An

 

Dự lễ công bố kết quả có sự tham dự của tỉnh đoàn Nghệ An, Hội LHTN Nghệ An và Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên Nghệ An

 

Các chủ dự án hồi hộp chờ đợi BTC công bố kết quả

 

Hình ảnh chuẩn bị công bố kết quả

 

Ông Nguyễn Đức Thụ (áo xanh) – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên Nghệ An tại buổi công bố kết quả

 

Ông Nguyễn Đức Tùng: Tiến sỹ, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (SYS) của Trung ương Đoàn thay mặt BGK nhận xét, đánh giá về vòng thi bán kết tại tỉnh Nghệ An

 

BTC chụp hình lưu niệm cùng 8 dự án được chọn vào vòng chung kết

 

Các dự án được chọn vào chung kết đều có sự vượt trội hơn những dự án khác

 

Tất cả các dự án tham gia vòng bán kết 2 chụp hình lưu niệm với BTC, lãnh đạo ban ngành của tỉnh Nghệ An
Anh Tuấn