Tơ sợi lá dứa Việt Nam đến EU và cú điện thoại lúc 0 giờ

    328
    Vươn xa đến chân trời, cánh đồng dứa. Nghệ An cảm nhận được thách thức lớn từ nhu cầu đến 7 tấn sợi/tháng của một khách hàng EU
    12 giờ 23 phút, không, 0 giờ  23 phút, điện thoại reo.
    “Con báo tin cho cô giữa đêm khuya, không để đến sáng mai được cô ạ, vì vui quá, là sản phẩm sợi lá dứa ECOSOI đến Châu Âu triển lãm đã được khách tây rất thích và có khách muốn sang Việt Nam xem để ký hợp đồng ạ”.
    Tôi choàng dậy. Cả buổi tối đọc rất nhiều tin đáng lo cho xuất khẩu Việt Nam, giờ “buồn ngủ gặp chiếu manh”…
    “Dạ chúng con đang đợi hết dịch là đối tác bay sang Việt Nam liền ạ”.
    Họ cho biết, cứ một tháng nhu cầu của họ thấp nhất là 7 tấn tơ sợi khô nên công ty con đã sẵn sàng lên kế hoạch.
    “Con cảm ơn BSA đã động viên thường xuyên để đám trẻ tụi con phát triển sản phẩm bản địa của Việt Nam vươn ra thế giới ạ”.
    Tôi thận trọng hỏi: “Hữu Hạnh ơi, mình dự triển lãm online hay mang hàng sang bên đó vậy?” vì ám ảnh tình cảnh “ở đâu ở yên đó”. “Dạ, Chị Trang là giám đốc đối ngoại của công ty Sợi ECO là người trong team của con ạ. Chị ấy có chồng Thụy Sỹ nên chúng con chỉ cần gửi hàng qua, chị Trang lo hết. Có cả triển lãm thời trang may bằng tơ sợi dứa nữa ạ”.
    Hữu Hạnh , trưởng ban điều hành HTX nông sản Hạnh Phúc và 2 bạn công nhân của nông trường dứa.
    (Một ông chồng Thụy Sỹ thích Việt Nam nữa chăng? Tôi nghĩ đến cô bạn nhà báo Thục Minh đã định cư ở Thụy Sỹ, đã cùng sứ quán xây dựng “Nhịp cầu kinh doanh Việt Nam-Thụy Sỹ”- Swiss-Vietnamese Business Gateway-SBVG) cũng có một ông chồng rất thích Việt Nam- các cô các chị Việt Nam thật là hay)
    “Con mong hết dịch để đối tác Pinatex có thể sớm bay về Việt Nam ký hợp đồng, để công ty con tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, giảm bớt gánh nặng tha phương cầu thực mưu sinh ở các thành phố lớn ạ” .
    “Giỏi quá, cô cám ơn các bạn đem giấc mơ phát triển hàng bản địa Việt Nam ra thế giới. Cám ơn không biết bao nhiêu mà kể. Các bạn làm tốt thật”.
    “Dạ tụi con vẫn đợi cô và các chuyên gia về Nghệ An giúp con làm tiêu chuẩn LocalGap để có thêm chứng chỉ quốc tế mà xuất khẩu nông sản giúp bà con nông dân nghèo làm nông nghiệp sạch ạ”.
    Ôi, nhắc vậy đúng rồi, đó là mòn nợ lớn mà cô hứa rồi vẫn chưa làm. Cô nhớ. Hết dịch là chương trình Chuẩn hội nhập bay ra liền…
    Ngay khi Hữu Hạnh cúp máy, tôi vào trang Facebook của công ty và đọc.
    Đưa tơ sợi lá dứa Việt Nam (ECOSOI ) đến với thị trường châu Âu!
    GWAND SUSTAINABLE FESTIVAL là tên cuộc triễn lãm – tổ chức từ ngày 2 – 4 tháng 9 tại Luzern, Thuỵ Sỹ, một chương trình thường niên bao gồm triển lãm các sản phẩm và các cuộc thảo luận nhóm về các chủ đề liên quan tới phát triển bền vững. Triển lãm quy tụ các nhãn hàng, công ty, nhà thiết kế trưng bày và giới thiệu về sản phẩm cũng như hành trình của mình.
    Tham gia chương trình – đại diện của Công ty ECOSOI đã trưng bày sản phẩm sợi lá dứa thô và sản phẩm thời trang túi xách làm từ sợi lá dứa cho các khách hàng Thuỵ Sỹ và quốc tế và cũng tham dự vào thảo luận nhóm về chủ đề Bio Design nhằm giới thiệu nguyên liệu và sản phẩm từ chất liệu tự nhiên bản địa của Việt Nam..
    Sản phẩm sợi lá dứa cũng như sản phẩm túi xách làm từ lá dứa đã được chào đón nồng nhiệt bởi câu chuyện và ý nghĩa đằng sau chúng: sản phẩm thân thiện môi trường, tạo sinh kế, phát triển nguyên liệu bản địa, nhân lực địa phương, tác động tích cực đến xã hội và phát triển bền vững.
    Giám đốc Sở koa hoc-Công nghệ tỉnh Nghệ An Trần Quốc Thắng đến thăm HTX tháng 3-2021 và chạy thử máy dệt tơ từ sợi dứa.
    Và tôi cũng không quên tìm lại bức ảnh GHI NỢ của chương trình “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao-Chuẩn hội nhập” rành rành. Năm ngoái, khi sản phẩm dự án “Phát triển tài nguyên bản địa với THƠM HẠNH PHÚC của Hợp tác xã nông sản Hạnh Phúc –Happy farm” của các bạn trẻ nhóm của Hữu Hạnh- Nghệ An đoạt giải, thấy các bạn thiết tha làm ăn đúng chuẩn quốc tế, chúng tôi đã trao giải thưởng chính là hỗ trợ các bạn xây dựng tiêu chuẩn LOCALGAP, một bước đệm làm trung chuyển giúp xuất khẩu trong hệ thống GlobalGap với chi phí và thời gian chưa tới 1/3 chi phì làm chứng nhận GlobalGAP. Và từ đó đến nay, cố chọn thời gian vào mùa và sắp xếp được của Hữu Hạnh, rồi cứ đụng tình cảnh giãn cách nên kéo dài. Thực sự có nỗi niềm là có thể tranh thủ thời gian giản cách để tư vấn huấn luyện cho các hợp tác xã và công ty nông nghiệp như Hữu Hạnh (ở Nghệ An) hay các hợp tác xã ở Bến Tre, Lâm Đồng…thì đường sá không thể đi và đến cũng không thể “tụ tập”. 
    Tôi càng có thiện cảm với các bạn khi các bạn biết “theo đuổi” ông thầy rất chú tâm việc đào tạo doanh nông trẻ, Nguyễn Lâm Viên. Anh dạy các bạn hướng làm nông hữu cơ và còn nhận sản phẩm của các bạn về để phân phối sau nhiều lần test qui trỉnh và chất lượng sản phẩm.
    Và tôi nhớ đến giấc mơ đẹp và rất kiện trì, biến tất cả phụ phẩm của cây lúa, con cá tra và cây dừa Việt Nam thành chính phẩm xuất đi thế giới của các bạn trẻ Đồng Tháp, Bến Tre….
    Covy ơi, mày cản trở hết. Đau khi thị trường EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc… cũng như các nước đều đã mở lại, vẫn cần Việt Nam còn Việt Nam thì đang lặn hụp. Và thương cho nhiều bạn trẻ như Hữu Hạnh, không ngừng vươn lên.
    Vũ Kim Hạnh
    Bản tin hội nhập, từ 26/8 – 2/9/2021