Tổng quan thị trường ớt toàn cầu 2020

377
Năm 2020, sản lượng ớt của thế giới khoảng 60 triệu tấn, bao gồm cả ớt cay, ớt chuông và ớt xanh. Châu Á hiện là khu vực sản xuất ớt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 80% sản lượng toàn cầu. Thương mại ớt toàn cầu trị giá khoảng 35 tỷ USD mỗi năm, không kém cà phê hoặc trà.
Giá ớt thế giới năm 2019 đã tăng cao vì nhu cầu mạnh từ các nước nhập khẩu lớn là Thái lan, Trung Quốc, Pakistan và Bangladesh. Ngay tại các nước sản xuất chủ chốt, nhu cầu tiêu thụ cũng tăng lên. Trong năm qua, khách hàng Thái Lan tiếp tục mua mạnh ớt tươi, trong khi khách hàng Trung Quốc nhập khẩu các loại ớt khô. Bước sang năm 2020, nhu cầu ớt tiếp tục tăng trên thị trường thế giới do lo ngại về dịch Covid-19. Phòng ngừa việc nhập khẩu sẽ gặp khó khăn, nhiều khách hàng Malaysia tăng cường nhập khẩu ớt Trung Quốc. Tuy nhiên, xu hướng này chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
High: Cao / Medium: Trung bình / Low: Thấp
Với vị thế là nước nhập khẩu ớt lớn, việc Trung Quốc tiêu thụ chậm lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành ớt của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc hiện là quốc gia đi đầu trong cả sản xuất và thương mại ớt tươi. Diện tích trồng ớt của Trung Quốc là hơn 1,3 triệu ha, chiếm 35% tổng diện tích trồng của thế giới. Mỗi năm, quốc gia này xuất khẩu khoảng 70.000 tấn ớt bột và ớt khô, sang các thị trường như: Tây Ban Nha, Mexico, Mỹ và các nước trong khu vực Đông Nam Á….
Tháng 3/2020, ớt Mexico vụ mới có mặt trên thị trường khiến cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu càng thêm khốc liệt. Các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico đều nỗ lực xuất khẩu ớt, trong khi Covid-19 khiến cho nhu cầu từ hầu khắp các thị trường, từ Hàn Quốc tới Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Trug Đông… đều sụt giảm. Đáng chú ý, nhập khẩu ớt vào Thái Lan giai đoạn này giảm mạnh.
Tại Việt Nam, giá ớt trong năm 2020 đã giảm đáng kể. Nếu như năm 2019, giá ớt đầu vụ 50.000- 100.000 đồng/kg, cuối vụ khoảng 30- 50.000 đồng/kg, thì năm 2020, ngay từ đầu vụ, giá ớt loại 1 (ớt xuất khẩu) mới được 18.000 đồng đến 25.000 đồng/kg; loại 2 (tiêu thụ nội địa) từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/kg. Ở mức này, nông dân không có lãi.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn, năm 2020, diện tích gieo trồng ớt toàn tỉnh cao nhất từ trước đến nay với 1.389 héc-ta, tăng gần 620 héc-ta so với năm 2019. Riêng huyện Chi Lăng có diện tích trồng ớt là 826 héc-ta, tăng 326 héc-ta so với năm 2019, huyện Lộc Bình 298 héc-ta, tăng trên 100 héc-ta. Ngay từ đầu vụ gieo trồng, địa phương đã khuyến cáo bà con không nên mở rộng diện tích nhưng người dân vẫn ồ ạt trồng.
Tại Việt Nam, cây ớt ở Đồng Tháp và đặc biệt là ở huyện Thanh Bình được coi là “vựa ớt lớn nhất miền Tây”. Các xã vùng cù lao và các xã vùng ven sông Tiền là những khu vực tập trung nhiều diện tích trồng ớt và đạt hiệu quả của huyện Thanh Bình. Sản lượng ớt tươi hơn 22.500 tấn/năm. Theo thống kê, diện tích trồng ớt ở tỉnh Đồng Tháp hiện có gần 2.000 ha/năm, năng suất bình quân hơn 10 tấn/ha.
Được biết, trong năm 2020, nhiều địa phương trên cả nước được mùa ớt. Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 khiến xuất khẩu gặp khó khăn, gây giảm giá. Diện tích gieo trồng ớt của tỉnh Lạng Sơn năm 2020 là cao nhất từ trước đến nay với 1.389 ha, tăng gần 620 ha so với năm 2019 do giá ớt năm ngoái cao.
Các loại ớt khác:
Ấn Độ là nhà sản xuất cũng như xuất khẩu ớt khô lớn nhất thế giới. Xuất khẩu ớt khô của Ấn Độ chiếm trên 70% tổng xuất khẩu ớt khô toàn cầu, trong đó những thị trường tiêu thụ chính là Ấn Độ là Việt Nam, Thái Lan, Sri Lanka và Indonesia.
Các thị trường nhập khẩu ớt khô chủ chốt là Việt Nam, Thái Lan, Sri Lanka, Mỹ và Tây Ban Nha, chiếm tổng cộng khoảng 65% tổng kim ngạch nhập khẩu ớt khô toàn cầu.
Trung Quốc đứng đầu danh sách sản xuất ớt cay với khoảng 18 triệu tấn và chiếm gần 50% sản lượng toàn cầu. Đứng vị trí thứ 2 là Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, với khoảng 1/5 sản lượng của Trung Quốc). Tiếp đến là các nước Indonesia, Ấn Độ…. Điều đó cho thấy vị trí ‘thống trị’ của Châu Á trên thị trường ớt toàn cầu. Các vị trí tiếp theo là Tây Ban Nha và Mỹ. Trường hợp của Tây Ban Nha rất đáng lưu ý, bởi ẩm thực của nước này thiên về các món có vị cay.
Ấn vào link để tham khảo các tiêu chuẩn để xuất khẩu ớt sang Trung Quốc: https://ratracosolutions.com/n/tieu-chuan-xuat-khau-ot-sang-trung-quoc/
BSA Tổng hợp
Tổng quan thị trường xuất khẩu ớt Việt Nam