Tony Nguyen và khát vọng gìn giữ di sản văn hóa Việt trên đất Mỹ

801
Tony Nguyen: “Thế hệ trẻ bây giờ hầu như không chịu nói tiếng Việt nữa, nên tôi đến Frankfort để dạy tiếng Việt cho các cháu trai và cháu gái. Đó là di sản văn hóa của chúng tôi".

Khi không giúp anh trai điều hành các tiệm nail ở Frankfort (bang Kentucky, Mỹ)  Tony Nguyen lại giúp các sinh viên Mỹ gốc Việt không quên di sản văn hóa Việt Nam,  gồm cả việc gìn giữ tiếng Việt. theo báo điện tử state-journal.com ngày 31-7-2017.

Tony Nguyen nay 24 tuổi, là con út trong 12 anh em. Anh kém người anh cả 12 tuổi nên cha mẹ anh còn già hơn.  Người cha nay 80 tuổi và gia đình Tony Nguyen đến Mỹ định cư năm 1991. Tony Nguyen chào đời và lớn lên ở bang Alabama, nơi có một cộng đồng Mỹ gốc Việt lớn thường xuyên giúp đỡ cha mẹ anh.

Tony Nguyen tốt nghiệp đại học Nam Alabama, chuyển đến thành phố Frankfort hồi tháng 11/2016, vì đã quen cứ đến mùa hè lại đi giúp người anh Kino Nguyen điều hành hai tiệm làm nail là Paradise Nails và L.A. Nails.

Khi giúp anh xong, Tony Nguyen quay qua lo việc của một ủy viên ban chấp hành Liên hội sinh viên Việt Nam ở Bắc Mỹ (Union of North American Vietnamese Student Associations Gulf Coast Region, UNAVSA). Đây là một tổ chức phi vụ lợi, lập năm 2004 để giúp các tổ chức người Mỹ gốc Việt chia sẻ, bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam, hợp tác nhằm xây dựng thành một cộng đồng người Mỹ gốc Việt đoàn kết, yêu thương nhau, và cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Hàng năm, UNAVSA còn tổ chức các hội nghị, qui tụ hàng trăm sinh viên đã và sắp tốt nghiệp, người lao động trẻ Mỹ gốc Việt trên toàn quốc. Tại mỗi hội nghị (tổ chức trong nhiều ngày) Tony cùng các thành viên ban chấp hành và người tham gia rèn luyện kỹ năng làm lãnh đạo, trao đổi với những nhà hùng biện, và bàn luận về các vấn đề của cộng đồng người Việt trong nước và nước ngoài.

Đa số người dự các hội nghị đều là những lãnh đạo đương nhiệm và sắp nhận nhiệm vụ lãnh đạo của các tổ chức sinh viên Mỹ gốc Việt khác vốn muốn phát triển khả năng lãnh đạo, xây dựng kỹ năng tổ chức quản lý và lập mạng lưới liên lạc với các lãnh đạo khác trên toàn nước Mỹ.

Tony Nguyen cho biết mỗi năm, UNAVSA tổ chức hội nghị tại một thành phố, như năm nay vừa tổ chức ở New Orleans, năm tới ở Atlanta, còn năm ngoái thì ở Boston. Tại New Orleans, Liên hội sinh viên Việt Nam ở Bắc Mỹ đã mở nhiều hội thảo, mời nhiều vị khách đến diễn thuyết về kỹ năng làm lãnh đạo và kỹ năng tiếp xúc, và mỗi năm UNAVSA chọn một tổ chức phi vụ lợi khác nhau để ủng hộ.

Tony Nguyen cho biết năm 2017, Liên hội chọn Catalyst Foundation, một tổ chức thiện nguyện chống nạn buôn người ở Việt Nam.

Khi được hỏi động cơ nào khiến anh thích tham gia hoạt động với các tổ chức sinh viên Việt Nam, Tony Nguyen nói: “Tôi mừng vì chào đời ở Mỹ, nơi mà trẻ con thường được cưng chiều quá đáng. Tôi muốn cho thế hệ trẻ hơn biết những gì cha mẹ, ông bà họ đã phải trẻ con. Cha mẹ tôi đã hy sinh rất nhiều cho anh chị em chúng tôi đến Mỹ”.

Tony Nguyen cho biết một tôn chỉ hoạt động của UNAVSA là dạy tiếng Việt cho thế hệ đàn em.  Nhưng thực tế là anh cùng các bạn thật sự thực hiện được nhiệm vụ này, nhưng họ vẫn cố gắng nói được tiếng Việt. Người dẫn chương trình của Liên hội phải nói được cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, để phục vụ thế hệ người Việt lớn tuổi đến ủng hộ Liên hội.

Và vì cha mẹ anh không nói thạo tiếng Anh, Tony Nguyen đã cố gắng học đọc, học nói và học viết tiếng Việt. Anh nói: “Thế hệ trẻ bây giờ hầu như không chịu nói tiếng Việt nữa, nên tôi đến Frankfort để dạy tiếng Việt cho các cháu trai và cháu gái. Đó là di sản văn hóa của chúng tôi. Nếu không thì chúng ta sẽ đánh mất nền văn hóa của mình. Nếu các cháu tôi về Việt Nam, chắc chắn chúng sẽ không thể giao lưu với bà con, họ hàng”.

Trang  State Journal nhờ Tony Nguyen dạy vài chữ tiếng Việt, được anh hướng dẫn nói chữ “Chào”, “Phở” và “Bún bò Huế”. Anh cũng từng về thăm  Việt Nam lúc 9 tuổi, nay biết Việt Nam đã hiện đại hơn.

Và anh kết luận: anh có được bài học từ việc tham gia UNAVSA là cần có sự ủng hộ của gia đình và bạn bè để đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.

Bích Ngọc (theo State.Journal.com)