Xu hướng tiêu dùng: Viên cà phê đông lạnh

216

“Viên cà phê đông lạnh, một sản phẩm cà phê mới được phát triển bởi Cometeer, một công ty khởi nghiệp về cộng nghệ sản xuất, đặt trụ sở chính tại Mssachusetts, Mỹ”.

Bị ám ảnh bới việc tạo ra một ly cà phê hảo hạng, hai thành viên sáng lập của Cometeer, anh Matthew Roberts, CEO và anh Douglas Hoon, CTO, đã thực hiện công việc phát triển công nghệ cô đặc cà phê. 

Cometeer kết hợp cùng với các đối tác rang xay cà phê hàng đầu tại Mỹ như Joe Coffee từ New York, Equator của San Francisco và Counter Culture tại Durham.

Cà phê tiếp đó sẽ trải qua quá trình chiết xuất và cô đặc, cân bằng các yếu tố về nhiệt độ, quá trình oxi hóa, tì lệ chiết xuất và mức độ cô đặc của cà phê. Chiết xuất dịch cà phê cô đặc tiếp đó được đưa vào viên và làm lạnh bằng khí nitơ ở nhiệt độ tương đương âm 196 độ C.

Quá trình làm lạnh được thực hiện cấp tốc, nhằm giữ nguyên hương vị và cà phê và đảm bảo viên cà phê có thể được bảo quản trong nhiều tháng mà không sử dụng chất bảo quản.

Viên cà phê được bảo quản lạnh, khi sử dụng chỉ cần lấy viên khỏi vỏ, để vào nước nóng, khoảng 300ml cho một viên cà phê, đợt viên tan và dùng ngay. Hoặc viên cà phê có thể để tan trong vỏ và chế vào ly đá, cũng có thể dùng chung với sữa, đường và kem tùy theo sở thích của người dùng.

Sản phẩm viên cà phê của Cometeer hiện được bán tại thị trường Mỹ, theo dạng hộp, mỗi hộp bao gồm 32 viên nén, thuộc 4 loại cà phê (8 viên cho mỗi loại). Khách hàng có thể chọn các loại viên cà phê khác nhau tùy theo khẩu vị và cách sử dụng. Cometeer cũng thực hiện loại cà phê decaf dành cho các khách hàng không dùng caffein. Mỗi hộp có giá bán lẻ khoảng 48 -64USD/hộp, tương đương 1.5-2 USD/viên.

Hiện tại, sản phẩm của Cometeer chỉ bán tại thị trường Mỹ.

Các viên cà phê có thể được bảo quàn đến 18 tháng. Cometeer có cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường, các vỏ viên nén được làm hoàn toàn từ aluminum, 100% có khả năng tái chế, các thành phần cà phê bị loại bỏ trong quá trình sản xuất cũng được gửi đến các cơ sở làm phân hữu cơ, tiếp tục vòng đời của sản phẩm.

Tính đến thời điểm hiện tại, Cometeer đã nhận được tổng đầu tư 100 triệu USD từ các quỹ đầu tư lớn bao gồm D1 Capital, Elephant, Tao Capital, Addition Ventures, Avenir, Greycroft Partners, TQ Ventures. Đáng chú ý,, một số tên tuổi hàng đầu trong ngành cũng đầu từ vào Cometeer, kể đến như nhà sáng lập Keurig Green Mountain và cựu chủ tịch Nepresso.

Trong vòng gọi vốn gần nhất, Series B, hoàn tất vào tháng 11 năm vừa rồi, Cometeer đã được rót thêm 35 triệu USD. Số tiền này được sử dụng để đầu tư vào cơ sở sản xuất của Cometeer tại Gloucester, Massachusetts, dự kiến đặt trên diện tích 6.500m2.

THTRƯNG CÀ PHÊ TẠI MỸ

Nguồn: Specialty Coffee Association, 2019 US Coffee Market Overview

Theo ước tính của Specialty Coffee Association, ngành cà phê tại Mỹ có quy mô vào khoảng 94 tỉ USD, thời điểm trước dịch Covid19. Trong đó, thị trường người dùng sử dụng cà phê bên ngoài gia đình đạt 79.8 tỉ USD, bao gồm các quán cà phê (28.2 tỉ USD), các loại hình dịch vụ ăn uống và khách sạn (21.6 tỉ USD), và Dịch vụ bán lẻ nhanh (16.3 tì USD). Bên cạnh đó, thị trường người dùng cà phê tại nhà ước tính đạt 14.1 tỉ USD, trong đó cà phê xay chiếm ưu thế với quy mô 12.1 tỉ USD. Loại hình cà phê viên nén, thị trường Cometeer đang theo đuổi, có quy mô vào khoảng 5.5 tỉ USD.

Con số quy mô 94 tỉ USD được Specialty Coffee Association thực hiện vào năm 2019. Tại thời điểm đó, họ thực hiện ước tính dựa trên nghiên cứu của National Coffee Association, nghiên cứu này cho biết hơn 60% người trưởng thành tại Mỹ tiêu thụ cà phê hàng ngày, nhiều hơn bất kì loại thức uống nào khác, bao gồm nước lọc. Theo nghiên cứu mới nhất trong năm 2022, con số này đã tăng lên 66% người trưởng thành tiêu thụ cà phê hàng ngày, và tương đương với việc quy mô thị trường cà phê tại Mỹ đã tăng lên hơn 103 tì USD. Tỉ lệ người dùng cà phê tại Mỹ tăng hơn 14% so với thời điểm tháng 1 năm 2021. Hơn nữa, 84% người tiêu dùng cà phê có pha cà phê tại nhà, so sánh với 80% vào tháng 1 năm 2020. Ngoài ra, lượng tiêu thụ của một số loại cà phê như espresso, loại cà phê cần có cách pha chế cầu kì hơn và thường được thưởng thức tại các tiệm cà phê hoặc nhà hàng đã tăng đến hơn 30% so với thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát.

CÀ PHÊ VIỆT NAM

Đối với người dùng cà phê tại Việt Nam, phần lớn vẫn ưa chuộng loại cà phê rang xay truyền thống và cà phê hòa tan. Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển, thu nhập bình quân tăng, cùng sự gia nhập thị trường của nhiều thương hiệu chuỗi cà phê danh tiếng, lựa chọn của người dùng cà phê trở nên đa dạng và có xu hướng yêu cầu cao hơn về chất lượng. Loại hình sản phẩm cà phê viên nén xuất hiện tại Việt Nam trong hai năm trở lại đây, tuy nhiên đây là loại cà phê được rang và xay mịn sẵn, nén trong các viên và sử dụng các loại máy pha cà phê chuyên biệt để pha chế. Sản phẩm viên nén này không thực sự phổ biến phần lớn vì giá thành tương đối cao, dao động từ 15.000-20.000 đồng/viên và phải sử dụng máy pha cà phê chuyên biệt. Nhìn chung, sản phẩm viên nén này có nhiều phần trái ngược với thói quen sử dụng cà phê của người dùng Việt Nam.

Đáng chú ý, theo dữ liệu BSA thu nhập được, đã có doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu dịch cà phê cô đặc đông lạnh. Doanh nghiệp này chủ yếu sản xuất các sản phẩm cà phê hòa tan và là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn. Trong năm 2021, doanh nghiệp này xuất khẩu hơn 15.000 tấn cà phê hòa tan và 1.400 tấn dịch cà phê cô đặc đông lạnh. Đơn giá trung bình của loại dịch cà phê dao động trong khoảng 3.500 – 4.000 USD/tấn, tương đương 3,5 – 4 USD/kg, chủ yếu được đưa đến Singapore và có khả năng được chuyển tiếp đến các thị trường khác.

Mặt khác, Việt Nam có diện tích trồng cà phê lớn và là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2021 đã đạt xấp xỉ 3 tỉ USD, nhưng điểm hạn chế của ngành cà phê Việt Nam vẫn nằm ở việc chưa có định hướng và đầu tư đúng mức cho việc chế biến. Phần lớn cà phê xuất khẩu của Việt Nam là loại cà phê nhân thô chưa qua chế biến, chất lượng không ổn định, khiến giá bán thấp và bị thua thiệt khi đặt lên bàn cân so sánh với cà phê của nước khác.

Tại Thụy Sỹ, một nước không có vùng trồng cà phê nhưng ngành chế biến cà phê lại đặc biệt phát triển, giá cà phê nhập khẩu bình quân là 4 CHF/kg (tương đương 4,2 USD/kg và 4.270 USD/tấn) và giá cà phê xuất khẩu bình quân là 30 CHF/kg (tương đương 30 USD/kg và 3.005 USD/kg), cho thấy giá cà phê thô và cà phê chế biến có sự chênh lệch rất lớn.

Tính bình quân, giá cà phê Robusta của Việt Nam, loại nhân thô chưa qua chế biến, nhập khẩu vào Thụy Sỹ năm 2021 là 1,7 USD/kg và 1,9 USD/kg trong tháng 1 năm 2022. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm Việt Nam đã lỡ mất khoản doanh thu 25-28 USD cho mỗi kí cà phê xuất khẩu. Trong năm 2021, Việt Nam ước tính đã xuất khẩu 1,52 triệu tấn cà phê, như vậy, khoản doanh thu bỏ lỡ cho việc thiếu đầu tư vào chế biến sâu có thể lên đến con số 38 – 42 tỉ USD mỗi năm.

Tuy con số trên có phần phóng đại, nó vẫn cho thấy việc chế biến sâu có thể làm tăng giá trị của sản phẩm lên nhiều lần. Những loại sản phẩm mới như sản phẩm viên cà phê đông lạnh của Cometeer có thể là một hướng đi mới mà doanh nghiệp cà phê Việt Nam có thể cân nhắc.

Bản tin thị trường, từ 18 – 24.3.2022

BSA TỔNG HỢP TỪ:

  • Cometeer https://cometeer.com/
  • Food Navigator https://www.foodnavigator-usa.com/Article/2021/10/19/Cometeer-re-engineers-the-at-home-coffee-experience
  • National Coffee Association https://www.ncausa.org/
  • Specialty Coffee Association https://sca.coffee/

Đ biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ BSAi – qua  phuonganh.nguyen@bsa.org.vn

Lễ công bố HVNCLC 2022