43 Dự án tranh tài vòng bán kết Cuộc thi Dự án KNX lần 9 – 2023 tại TPHCM

Trong hai ngày 17 và 18 tháng 9, tại Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn (Số 45 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) diễn ra vòng Bán kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp Xanh lần 9 – 2023. Đây là vòng bán kết thứ 2 (vòng bán kết lần thứ 1 đã diễn ra tại Bến Tre và tìm ra được 8 dự án lọt vào chung kết). Trong vòng bán kết tại TP.HCM có 43 dự án đến từ 15 tỉnh, thành tham gia thi.
Trong đó, TPHCM có số dự án thi vòng Bán kết nhiều nhất, với 17 dự án; Lâm Đồng 5 dự án; Thừa Thiên Huế 3 dự án; Quảng Nam 3 dự án; Thành phố Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lắk, Bến Tre mỗi địa phương có 2 dự án; các địa phương còn lại mỗi nơi 1 dự án. Trong đó có quá nữa số dự án thi do các nhóm thực hiện, mỗi cá nhân đều có những thế mạnh riêng, để nâng cao tính khả thi của dự án mình.
Nhiều dự án trong vòng thi bán kết tại TP.HCM sử dụng nguồn nguyên liệu bản địa của địa phương mình để gia tăng giá trị cho sản phẩm. Cụ thể từ các nông sản như, từ: các loại hoa, măng, hạt macca, mật ong, atiso, nấm, dừa, bưởi non, măng tây, trái nhàu, chanh, rượu cần, lạp xưởng cá, đường tự nhiên, bã cà phê làm phân bón, du lịch sinh thái kết hợp trùn quế, sữa dê… hay một số dự án về sàn giao dịch tín chỉ carbon …
Trước đó, từ giữa tháng 5 năm 2023, kể từ khi thông báo đăng ký cho đến cuối tháng 7, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được sự quan tâm đăng ký từ 179 cá nhân và tập thể gửi Dự án tham gia, đại diện cho 36 tỉnh, thành. Sau giai đoạn chấm sơ khảo, sàng lọc bởi Ban giám khảo, đã chọn ra 108 dự án vào vòng bán kết của 33 tỉnh thành tham dự. Trong đó 51 dự án nhóm (3 người/nhóm), 57 dự án cá nhân. Trong số này, có 41 dự án được tuyển thẳng vào, đây là những dự án đã đạt được những giải thưởng và danh hiệu tại các cuộc thi Khởi nghiệp cấp tỉnh/thành, quốc gia…
Từ đầu năm TT BSA đã tổ chức hơn 10 lớp tập huấn tại các tỉnh: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Cao Bằng và Ninh Thuận. Những lớp tập huấn này đã tạo điều kiện để các doanh nông trẻ nâng cao thêm kiến thức và hỗ trợ cho các dự án tham gia cuộc thi được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện thành công các dự án. Chương trình đã lan tỏa thông điệp về khởi nghiệp xanh trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch canh nông, đổi mới sáng tạo phát huy tài nguyên bản địa.
Đặc biệt, các dự án tham gia chương trình đều mang trong mình yếu tố tác động cộng đồng, vùng dân tộc thiểu số và ứng dụng công nghệ xanh phù hợp với xu hướng thế giới. Nhờ sự kết hợp này, chúng ta đã chứng kiến sự sáng tạo và những giải pháp mới trong việc áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Trong tháng 9, vòng bán kết cuối cùng (thứ 3) sẽ diễn ra ở khu vực miền Bắc, thi tại Hà Nội vào ngày 23 – 24/9 (Hội trường Khách sạn Kim Liên)
– Sau 3 Vòng thi Bán kết sẽ chọn 30 Dự án thi vòng Chung kết. Chung kết sẽ thi tại Dinh Thống Nhất TP.HCM dự kiến vào cuối tháng 10/2023.
Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh lần thứ 9/2023 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) tổ chức với sự phối hợp của Công ty Cổ phần Vinamit, Quỹ Hỗ trợ phát triển Thanh niên, Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau cùng sự đồng hành của các Doanh nghiệp HVNCLC,  như: Công ty CP Cơ điện Tân Hoàn Cầu, Công ty TNHH SX TM DV Qui Phúc, Công ty Lợi Lợi Dân,  Tập đoàn Trung Nguyên Legend, Công ty TNHH Tân Nhiên, Công ty Khang Nhi Ý, Khánh Hà Food,  Công ty TNHH Minh Long 1, Công ty Mỹ thuật Trà Quế, Chương trình lâm sản ngoài gỗ  (NTFP-EP Việt Nam), Tâp đoàn Nam Dương group, Công ty Cổ phần dừa nước Việt Nam  …
Thành phần Ban giám khảo vòng bán kết tại TP.HCM
  • Bà NGUYỄN CẨM CHI – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển thanh niên (FYE)
  • Ông TRẦN MINH HẢI – Phó hiệu trưởng Trường Chính sách Công và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp PTNT
  • Ông HUỲNH PHƯỚC NGHĨA – Chuyên gia Công ty Tư vấn toàn cầu GIBC, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM
  • Ông TRẦN TRÍ DŨNG – Quản lý Chương trình khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss Entrepreneurship Program)
  • Ông TRẦN NAM – Giám đốc Sáng tạo Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển thanh niên
  • Ông DƯƠNG ĐỨC MINH – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế và Du lịch
  • Ông TRẦN VŨ NGUYÊN – Chủ tịch HĐQT Ai Education Group
  • Bà PHAN THỊ QUÝ TRÚC – Phó trưởng phòng Quản lý Công nghệ và thị trường công nghệ – Sở KH&CN TP.HCM
DANH SÁCH DỰ ÁN THI TẠI TPHCM
STT
Tỉnh thành
TÊN DỰ ÁN
CHỦ DỰ ÁN
1
Bà Rịa-Vũng Tàu
K PRODUCTS – CUNG CẤP SẢN PHẨM ĐÓNG GÓI TIỆT TRÙNG CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN. MANG LẠI SỰ TIỆN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP NẤU ĂN NGON CHO KHÁCH HÀNG TRONG THỜI ĐẠI MỚI.
MAI THỊ THU TRANG
TRẦN BẢO KHÁNH
NGUYỄN TRUNG HIẾU
2
Bình Phước
BẢO TỒN NGUỒN GEN HIẾM HOA CẨM CÙ VỚI PHƯƠNG PHÁP VI SINH BẢN ĐỊA VÀ HÌNH THỨC KINH DOANH HOA CẨM CÙ TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
ĐỖ VĂN PHÚC
3
Bình Thuận
MĂNG KHÔ BẰNG VRE SẢN PHẨM TỰ NHIÊN GIÚP PHỤ NỮ K’HO PHAN SƠN THOÁT NGHÈO.
TRẦN THỊ HƯƠNG
K’ THỊ NGÂN
MƠ TEM
4
Lâm Đồng
PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT DU LỊCH CANH NÔNG DỰA TRÊN NỀN TẢNG ” PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ BỀN VỮNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG BẰNG GIẢI PHÁP NUÔI TRÙN QUẾ”
PHẠM THỊ THANH TUYỀN
5
Lâm Đồng
XÂY DỰNG XƯỞNG SẢN XUẤT HẠT MACCA
LƯƠNG KIM CHI
6
Lâm Đồng
KINH DOANH PHÂN BÓN THÔNG MINH VÀ HUMIC ĐẤT HIẾM NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ CẢI TẠO ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
HUỲNH KHÁNH KIM LONG
MA THỊ BÍCH HẰNG
7
Lâm Đồng
PHÁT TRIỂN SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN TỘC CIL QUA VIỆC TĂNG GIÁ TRỊ MẬT ONG RỪNG TẠI XÃ ĐƯNG K’NỚ
K’ LÒNG MAI THƠM
LONG ĐINH HA ÔNH
BON NIÊNG HA SIÊNG
8
Lâm Đồng
SẢN XUẤT ATISÔ BỀN VỮNG
PHẠM HỮU GIÀU
9
Ninh Thuận
NÔNG NGHIỆP TUẦN HOÀN ỨNG DỤNG GC PLUS 2023
LÊ MINH VƯƠNG
NGUYỄN THỊ TUYẾT VÂN LINH
NGUYỄN CÔNG TIẾN
10
Thành phố Hồ Chí Minh
ĐỒNG HÀNH CÙNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG & NÂNG TẦM ĐẶC SẢN HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
HOÀNG BẢO TRÂM
11
Thành phố Hồ Chí Minh
KHỬ MÙI LỘC NHÂN – TÁI CHẾ BÃ CÀ PHÊ
NGUYỄN TẤN LỘC
12
Thành phố Hồ Chí Minh
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SỮA DÊ GẮN VỚI DU LỊCH NÔNG TRẠI
LÊ THỊ THU MINH
13
Thành phố Hồ Chí Minh
XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG VI TẢO
NGUYỄN QUỐC VƯƠNG
14
Thành phố Hồ Chí Minh
HOA LAN DENDROBIUM – BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI TRONG NỀN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
LIÊU THỊ KIM PHƯỢNG
15
Thành phố Hồ Chí Minh
Q HAIR – BỘ SẢN PHẨM XANH CHĂM SÓC TÓC
TRỊNH CÔNG QUI
PHẠM QUỲNH THƯƠNG
NGUYỄN DIỄM QUỲNH NHI
16
Thành phố Hồ Chí Minh
CANH NẤM ĂN LIỀN – MUSHSOUP
NGUYỄN TÀI HOÀNG
VŨ THỊ NGÂN
VÕ THỊ THÚY HẰNG
17
Thành phố Hồ Chí Minh
ECO-HOUSE “GIẢI PHÁP NỀN NÔNG NGHIỆP XANH”
HỒ THANH HUY
LÊ HOÀNG MINH CHÂU
TRẦN THỊ TRÂM
18
Thành phố Hồ Chí Minh
MẶT NẠ ENZYME GIÚP TRẺ HÓA TOÀN THÂN
CHÂU THỊ THU SƯƠNG
NGUYỄN THỊ XUÂN THẢO
HOÀNG PHÚC LỢI
19
Thành phố Hồ Chí Minh
NẤM BÀO NGƯ THẢO DƯỢC HMG
VÕ HỮU QUANG DUY
ĐỖ VINH ĐƯỜNG
LÊ HỒNG PHƯỚC
20
Thành phố Hồ Chí Minh
THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM ANISE
LÊ THỊ HỒNG TIÊN
NGUYỄN ĐÌNH LÂM
ĐỖ THỊ KIM XUYẾN
21
Thành phố Hồ Chí Minh
PHÂN BÓN HỮU CƠ TỪ BÃ CÀ PHÊ
HUỲNH ĐỖ ĐẠT
TRƯƠNG HOÀNG NGỌC LY
NGUYỄN THỊ NGOAN
22
Thành phố Hồ Chí Minh
MICHELLA TÚI THỜI TRANG TỪ CON MEN SCOBY
HUỲNH THỊ THUÝ VI
NGUYỄN TUYẾT ANH
NGUYỄN THANH HOÁ
23
Thành phố Hồ Chí Minh
158- SẢN XUẤT NẾN THƠM TỪ DỪA VÀ BƯỞI NON
VÕ PHAN GIA HÙNG
PHẠM THANH NHÃ
TÔ HỒNG PHƯƠNG ANH
24
Thành phố Hồ Chí Minh
LOTUSLEEP-PHIM NGẬM HỖ TRỢ GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN TỪ TIM SEN VÀ THẢO MỘC VIỆT NAM
ĐINH NGUYỄN BẢO TRÂN
TRẦN TUẤN ANH
TRẦN QUANG KHẢI
25
Thành phố Hồ Chí Minh
CCE- SÀN GIAO DỊCH TÍN CHỈ CARBON VIỆT NAM
TRẦN THỊ NA
LA ÁI TRÂN
NGUYỄN THỊ YẾN KHOA
26
Thành phố Hồ Chí Minh
PHÂN BÓN HỮU CƠ TỪ VỎ TRÁI CÂY KẾT HỢP BỘT SÒ NGUYÊN LIỆU
NGUYỄN ĐỨC MINH
NGUYỄN VĂN KHÁNH DUY
27
Bình Định
SẢN XUẤT BÁNH CANH RAU CỦ-BÁNH HỎI RAU CỦ
ĐẶNG NGỌC VŨ
NGUYỄN QUANG HÓA
ĐINH TUẤN VŨ
28
Đắk Lắk
LANCHANS – TRÀ THẢO MỘC VÀ SẢN PHẨM ỨNG DỤNG THẢO MỘC DỰA TRÊN MEDICAL HERB NHẬT BẢN
CHU THỊ LAN
29
Đắk Lắk
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XANH THÀNH ĐỒNG
HOÀNG KHẮC CƯNG
TRƯƠNG THỊ THANH HOA
30
Gia Lai
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGƯỜI BAHNAR DỰA TRÊN NGUYÊN LIỆU TRE MÂY BẢN ĐỊA
ĐỖ MẠNH CƯƠNG
31
Gia Lai
RƯỢU CÂN ĐẶT GIANG- ĐẶC SẢN VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI BAH NAR
ĐINH THỊ ĐÁCH
LÊ QUỐC TUẤN
ĐINH THỊ NGANH
32
Quảng Nam
CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM TỪ CÂY MĂNG TÂY THEO MÔ HÌNH LIÊN KẾT CHUỖI BỀN VỮNG TẠI VÙNG NGẬP LỤT GÒ NỔI-QUẢNG NAM
ĐỖ DƯƠNG THỊ ĐÔNG PHƯƠNG
33
Quảng Nam
ĐƯỜNG TỰ NHIÊN TR’ĐIN
PHẠM THANH HOÀNG
HUỲNH BÁCH KHOA
VŨ CAO YẾN NHI
34
Quảng Nam
HAPINUT NOODLE KIT – TRỌN VỊ GIAN BẾP VIỆT
NGUYỄN KIỀU BẢO HÂN
NGUYỄN NGỌC LAN PHƯƠNG
CAO QUAN HIỀN
35
Thành phố Đà Nẵng
TRÁI NHÀU VÀ THẢO DƯỢC THIÊN NHIÊN ADEVA NONI
NGUYỄN THỊ DUNG
36
Thành phố Đà Nẵng
TRANG TRẠI TUẦN HOÀN TRÊN MÁI NHÀ
TRẦN ANH ĐÔNG
VÕ MINH ANH
LÊ THỊ NGUYỆT VIÊN
37
Thừa Thiên Huế
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG & NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN ATISO ĐỎ ( BỤP GIẤM) – NÂNG TẦM NÔNG SẢN ĐỊA PHƯƠNG.
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
38
Thừa Thiên Huế
PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TỪ HÀU SỮA TẠI CÁC VÙNG ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LÊ THỊ ANH THƯ
39
Thừa Thiên Huế
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY SÂM BỐ CHÍNH GẮN LIỀN VỚI VĂN HOÁ – ẨM THỰC – DU LỊCH TẠI VÙNG NÚI VÀ CÁC HUYỆN XÃ NGHÈO KHÓ
HỒ NHẬT PHƯƠNG
40
Đồng Tháp
PHÁT TRIỂN LẠP XƯỞNG CÁ LÓC
DƯƠNG THỊ HỒNG CHUYÊN
41
An Giang
TẬN DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠO RA PHÔI NẤM CÔNG NGHỆ CAO
CHÂU THỊ NƯƠNG
LÊ LÝ BẢO CHÂU
HỒ THỊ THU BA
42
Bến Tre
 
TINH DẦU CHANH VÀ BẢO QUẢN NƯỚC CỐT CHANH KHÔNG HẠT CANH TÁC TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRẦN THIỆN HIỀN
SƠN HOÀNG HIẾU
43
Bến Tre
CÁI MƠN FARM
TRẦN THỊ TRÚC PHƯƠNG