Từ tin nhắn lúc 0h tới những chuyện nóng…

Tin nhắn lúc 0 giờ, lại cũng liên quan tới…bánh mì.
“Cô Hạnh biết không, ba xem xong tin bánh mì không phải là hàng thiết yếu, không phải lương thực, ba tức giận quá chừng luôn, ba nói là nếu người thanh niên đó không tìm được việc làm, ba sẽ nhận vào DẠY NGHỀ LÀM BÁNH MÌ cho luôn.
Con phải chuyển tin là ông phó chủ tịch đó bị kỷ luật rồi, ba mới chịu đó, ba mà tức quá, lát huyết áp lên, tụi con lo muốn chết, mà cái ông phường đó cũng nói bậy bạ quá”.
Đó là tin nhắn của Christine Kao, con gái lớn anh Kao Siêu Lực. Christine nói với tôi sau đó là cô lo huyết áp ba tăng cao quá, sẵn đọc trang FB của tôi nên chia sẻ để sáng tôi đọc, không ngờ tôi còn thức rồi 2 cô cháu chat luôn… Phương nhắn tiếp:
Do tình hình dịch, tụi con thay phiên nhau giữ ba ở nhà từ 6/7 tới giờ. Ba bực bội lắm, nhưng Minh làm căng, giờ ra đường ai cũng có thể là F0, nếu ba mà không nghe, tụi con phải kêu công an bắt…”.
Gần sáng tôi đọc báo thấy ông Nguyễn Sỹ Khánh, chủ tịch tỉnh đã gửi thư xin lỗi, nhận khuyết điểm với anh công nhân tên EM, mong anh và người dân thông cảm; tỉnh sẽ xử lý sai phạm đối với ông PCT phường và CÔNG KHAI THÔNG TIN TỚI NGƯỜI DÂN.
Thiệt là hú hồn!
Ý nghĩa hai chữ Công: Công khai và Công bằng
Công khai thông tin tới người dân giờ là khâu “thiết yếu” còn hơn bánh mì (vì không có bánh mì, ăn cơm, phở được). Nên khi bí thư TP nói với dân: “Chuẩn bị cho tình huống siết chặt hơn Chỉ thị 16” cho một số địa bàn quá đặc thù, nguy cơ cao, để ngăn chận lây lan, là dân hiểu rồi.
Càng khó khăn, người dân càng đòi hỏi sự minh bạch và công bằng. Cho nên mấy cái trò ÔNG NGOẠI và ÔNG CHÚ, Bộ Y Tế cần làm cho ra lẽ, rằng đó không phải chủ trương nhà nước, chứ không phải chỉ nhờ cái BẢN TÍNH hay khoe của bọn “số hưởng” đâm ngang giành phần mà cây kim trong bọc nó lòi ra cái BẢN CHẤT thiếu công bằng.
Lại cũng có ý kiến về cuộc tiêm vắc xin lần này. Hôm qua, phường tôi, và nhiều nơi khác, tổ dân phố đã gấp rút kêu ghi tên người trên 65 khắp các hộ để đi tiêm. Nhưng sáng nay thấy Thanh Niên dưa tin sắp tiêm ĐẠI TRÀ thì tôi lại hơi rùng mình nhớ lại cái lần đại trà ở Nhà thi đấu Phú Thọ hay những lần chỉ tiêu lấy mẫu tới 400.000/ngày. Như Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu đã nói thẳng: công tác xét nghiệm ở TP đã có thay đổi – Áp chỉ tiêu lấy mẫu lớn dẫn đến việc nhập liệu, lấy mẫu chất lượng kém. Chừng ấy mẫu mà tỷ lệ phát hiện chỉ có 0,06-0,08% nên lần này, không đánh bao vây nữa mà đánh thẳng vào trọng điểm là các khu nguy cơ cao và rất cao như các khu đông dân, khu nhà trọ rất đông mà chen chúc.
Lần này, phải chăng chủ trương của nhà nước là tiêm tập trung (có giãn cách) cho hệ thống tiểu thương, hậu cần mua bán phục vụ dân; người già trên 65 tuổi; dân lao động nghèo tư do. Tôi đề nghị thêm: gia đình của các y bác sĩ nhân viên y tế đang đồng loạt được điếu “ra tuyến đầu” hết.
Hai tin vui thực chất:
Đó là:
1/ Có 106 bệnh nhân nặng được chuyển đến BV hồi sức chống Covid 19 TPHCM đã chuyển sang nhẹ hơn, cụ thể có 67 trường hợp không cần thở oxy nữa và 39 ca còn thở oxy gọng kính, nhờ nỗ lực không ngưng nghỉ của tập thể y tế ở đây. Hiện nay ở đây điều trị cho 250 bệnh nhân, trong đó có 3 ca can thiệp ECMO, còn lại đa số thở máy, thở oxy dòng cao HFNC và thở oxy qua mask.
2/ Ngoài ra, có 100 người dân TP đã tự lấy mẫu test nhanh Covid-19. Đó là 100 người d6an ở chung cư Thảo Điền, T Thủ Đức, vào chiều qua, 20/7 đã được nhân viên Trung tâm Y Tế TP này đến chung cư hướng dẫn. Nếu thành công, nhân viên y tế sẽ cung cấp kit test nhanh tại nhà.
Hai chuyện còn vướng: Tạo thông toáng cho xe tải liên tỉnh và sớm mở lại chợ truyền thống
PV VNExpress ghi nhận cửa ngõ cầu Cần Thơ còn test nhanh âm tính và phải phun xịt , khử huẩn trước khi vào TP. Còn Đồng Tháp, tài xế vẫn phải test nhanh (và phí test mỗi tỉnh mỗi khác: Cần Thơ, Đồng Tháp thì 135.000 đồng còn An Giang lại là 238.000 đồng/ lần. Các địa phương khác như Long An, Đồng Nai, Bà Ria-Vũng Tàu, tài xế vẫn bị kiểm tra giấy thông hành. Theo ông Đoàn Tấn Bửu, việc bỏ giấy xét nghiệm là khó song địa phương sẽ họp bàn phương án triển khai. Còn Đồng Nai, PCT Nguyễn thị Hoàng cho rằng văn bản Bộ Y Tế chỉ là bỏ giấu xét nghiệm “nội bộ tỉnh” chứ không phải liên tỉnh!
Giờ chót, tỉnh Đồng Tháp, TP Cần Thơ cho biết, Tổng cục đường bộ đã có văn bản yêu cầu ngưng luôn đăng ký luồng xanh, nói chung, không cần đăng ký,dán thể nhận diện với mã QR.
Vậy thì biện pháp kiểm tra, giám sát ra sao để cho khỏi cảnh mỗi tỉnh tự đặt ra bè riêng trong bản hợp xướng sống còn hiện nay, ông Bộ GTVT ơi?
Và vì xe chưa thông, nguồn hàng chưa khơi nên các chợ truyền thống chưa mở lại được?
Uỷ Ban TPHCM đã chỉ đạo khẩn việc tổ chức lại chợ truyền thống, đảm bảo an toàn từ ngày 19/7. Mới mở lại 3 chợ: Phú Thọ (Q 11), An Đông (Q5) và Kiến Thành (Q Bình Tân). Ngay cả chợ đầu mối Thủ Đức (mở cửa sẵn trước chỉ thị mới) thì ngày 18/7 chỉ nhập về được 33 tấn nông sản, so với 3.300 tấn ngày thường. Do các phường chung quanh chợ bị phong tỏa, tiểu thương không ra buôn bán đươc.
Nhiều chợ quận có nguồn hàng toàn mua về từ chợ đầu mối (như chợ Bình Điền) nên khi chợ này còn đóng thì các chợ cấp quận vẫn khó. Nhìn xa hơn, có nhiều trường hợp nông dân không mặn mà thu hoạch vì không còn thương lái thu mua hay chính HTX, địa phương bị cách ly khi có ca F0 thì nông dân cũng không được ra đồng.
Ngược lại, cũng có những nhà vườn Đà Lạt kêu “tặng” rau cho ai có thể thu hoạch và chuyển về Sai Gòn. Tóm lại, vẫn phải xem lại nguồn cung vì hệ thống chuỗi cung úng không chỉ đứt gãy khi lưu thông mà còn ngay trên ruộng vườn. Vây sự phối hợp cụ thể giữa các tỉnh TP là quyết định?
Cuối ngày 19/7, TPHCM chỉ còn 40 chợ hoạt động. Nhiều quận huyện “sạch bóng” chợ luôn: 1,3,4,6,7,8, Bình Tân, Phú Nhuân, Tân Phú, Nhà Bè, Hóc Môn. Có chợ nằm gọn trong khu phong tỏa. Bài toán ngỗn ngang quá?
Vũ Kim Hạnh
Thái Lan tặng hạt giống xuyên tâm liên cho doanh nghiệp và người dân chống dịch