Bản tin thị trường, từ 6-12/5/2022

87
Nhóm tin về thực phẩm – ẩm thực
  1. Thị trường 19 tỷ USD và thách thức từ đối thủ “đáng gờm” Thái Lan
Thị trường xuất khẩu gia vị chế biến của thế giới đang có giá trị khoảng 19 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu gia vị đạt 15-20%.
Người tiêu dùng châu Âu đang rất chuộng thực phẩm vùng miền chứ không phải thực phẩm đại trà, họ tính giá rất cao các sản phẩm vùng miền mang bản sắc riêng nhưng được sản xuất công nghiệp và sản xuất theo công thức tự nhiên. Do đó, cần dùng nguyên liệu tự nhiên, không dùng hóa chất hay thêm hương liệu, mới là tương lai của gia vị Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu các công ty sản xuất gia vị Việt xác định dùng hóa chất, hương liệu thì sẽ thua người Thái bởi họ đi trước chúng ta cả chục năm và giỏi hơn ta rất nhiều.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/mieng-banh-19-ty-usd-noi-dau-sieu-thi-toan-hang-thai-dac-san-viet-thua-tren-san-nha-2012384.html 
  1. Ngành giải khát gặp khó khăn vì dịch Covid 19
Ngành nước giải khát đang chịu tác động tiêu cực nặng của dịch bệnh Covid-19, so với năm 2020, lợi nhuận của ngành này trong năm 2021 đã giảm tới 31,4%. Trong khi đó, hầu hết các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp trong giai đoạn đại dịch chỉ tập trung vào một số ngành, trong khi những ngành cũng chịu tác động nặng nề như ngành đồ uống, đặc biệt là nước giải khát lại không được xếp vào những ngành bị ảnh hưởng và hầu như không được hưởng những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước.
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/nganh-giai-khat-gap-kho-khan-vi-dich-covid-19-4202265192236790.htm
  1. Nguy cơ thiếu hụt trứng gia cầm, mỗi người chỉ mua 2 vỉ/ ngày
Nhiều bà nội trợ tại TPHCM cho biết, gần đây tại nhiều chợ truyền thống, số lượng trứng gà về chợ ít hơn trước, đặc biệt tại một vài siêu thị, đã bắt đầu có hướng dẫn hạn chế số lượng mua mỗi ngày đối với mặt hàng này. Nguyên nhân do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi giá thành bán ra chưa tương xứng khiến người nuôi gia cầm e ngại tái đàn; dẫn đến nguy cơ thiếu hụt trứng gà, vịt cung cấp cho thị thường.
Nguồn: https://tienphong.vn/nguy-co-thieu-hut-trung-gia-cam-moi-nguoi-chi-mua-2-vi-ngay-post1436460.tpo 
  1. Mỹ đối mặt với ‘ác mộng’ khan hiếm sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Theo kênh truyền hình CNN và tờ USA Today, trong tuần cuối cùng của tháng 4, lượng sữa công thức có sẵn tại hơn 11.000 cửa hàng trên toàn quốc chỉ còn 60%. Tại 6 bang bao gồm Texas, Tennessee, North Dakota, South Dakota, Iowa và Missouri, hơn một nửa số sữa công thức cho trẻ nhỏ đã không còn trên kệ hàng. Bên cạnh tình trạng khan hiếm, giá sữa công thức cũng tăng. CBS News lưu ý giá hàng hóa này đã tăng tới 18% trong năm ngoái.
Nguồn: https://baotintuc.vn/the-gioi/my-doi-mat-voi-ac-mong-khan-hiem-sua-cong-thuc-cho-tre-so-sinh-20220510095214530.htm
  1. Doanh thu thị trường nước ngoài quý I của Vinamilk tăng hơn 10%
Báo cáo tình hình kết quả sản xuất-kinh doanh quý I/2022 của Vinamilk cho thấy, thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần 2.220 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ, trong đó các chi nhánh nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần 1.081 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh gần 28% so với cùng kỳ.
Nguồn: https://baochinhphu.vn/doanh-thu-thi-truong-nuoc-ngoai-quy-i-cua-vinamilk-tang-hon-10-102220511155104521.htm 
  1. Nhà hàng ở Đài Loan vật lộn với giá thành, khan hiếm nguyên vật liệu và lao động
Các doanh nghiệp và chủ nhà hàng ở Đài Loan đã duy trì và nâng cao doanh số ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009. Nhưng nay, trước bão giá và tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu cùng lao động, họ đã thất thủ. Theo số liệu của Bộ Kinh tế Đài Loan, doanh thu của ngành thực phẩm và đồ uống, bao gồm nhà hàng, cửa hàng giải khát và dịch vụ ăn uống đã giảm hai năm liên tiếp 2020 – 2021. Đây là lần sụt giảm đầu tiên trong gần 20 năm ở lĩnh vực này.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/nha-hang-o-dai-loan-vat-lon-voi-gia-thanh-khan-hiem-nguyen-vat-lieu-va-lao-dong/ 
  1. Dự báo tiêu thụ thịt lợn Việt Nam tăng mạnh, nhiều thứ 2 châu Á
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), việc các nhà hàng, trường học, nhà máy, tại các địa phương mở cửa trở lại đang thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thịt tăng cao. Đặc biệt, việc mở cửa thị trường du lịch sẽ tiếp tục nhu cầu tiêu thụ thịt hồi phục nhanh. Dự báo Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn trong năm 2022.
Nguồn: https://tienphong.vn/du-bao-tieu-thu-thit-lon-viet-nam-tang-manh-nhieu-thu-2-chau-a-post1436719.tpo 
  1. Ngành nuôi lợn ở Trung Quốc lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi cao mà nhu cầu thịt lợn lại giảm
Những người chăn nuôi lợn ở Trung Quốc đang bị lỗ nhiều chưa từng có trong lịch sử do chi phí thức ăn tăng cao và nhu cầu thịt lợn đã giảm xuống do các đợt bùng phát dịch COVID-19 lặp đi lặp lại khiến các nhà hàng phải đóng cửa. Họ thậm chí đang phải chuyển sang sử dụng các loại ngũ cốc chất lượng thấp, thay vì bột đậu tương đắt tiền, thậm chí phải bán bớt tài sản để duy trì sự tồn tại.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/nganh-nuoi-lon-o-trung-quoc-lao-dao-vi-gia-thuc-an-chan-nuoi-cao-ma-nhu-cau-thit-lon-lai-giam-42022957139217.htm 
Nhóm tin về kĩ thuật – công nghệ
  1. Xiaomi trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai tại Việt Nam
Trong công bố mới nhất của Canalys, với 22% thị phần, Xiaomi đã lần đầu vươn lên đứng vị trí thứ hai trong danh sách những công ty sản xuất smartphone hàng đầu tại Việt Nam. Xiaomi tiếp tục giữ vững tăng trưởng dương so với cùng kì năm ngoái và là công ty có tăng trưởng dẫn đầu trong danh sách này.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/xiaomi-tro-thanh-nha-san-xuat-smartphone-lon-thu-hai-tai-viet-nam-2016772.html
  1. Elon Musk sẽ làm CEO Twitter
Tỷ phú giàu nhất hành tinh có thể tạm giữ chức CEO của Twitter sau khi thương vụ thâu tóm nền tảng này hoàn tất. Thông tin này được một số nguồn tin tiết lộ với CNBC. Điều này đồng nghĩa Parag Agrawal, CEO hiện tại của Twitter, chỉ giữ chức vụ thêm được vài tháng. Ông Agrawal mới thay thế Jack Dorsey vào tháng 11/2021.
Nguồn: https://zingnews.vn/elon-musk-len-chuc-ceo-cua-twitter-post1314760.html
  1. Airbus công bố lợi nhuận, lên kế hoạch cho dây chuyền lắp ráp máy bay phản lực mới
Airbus cho biết lợi nhuận trong ba tháng đầu năm 2022 đã tăng hơn gấp ba lần so với năm trước, đạt 1,22 tỷ euro (1,28 tỷ USD), nhờ vào sự gia tăng đặt hàng của các hãng bay trên thế giới. Mục tiêu hiện tại của Airbus là sản xuất 65 chiếc A320 mỗi tháng vào giữa năm 2023. Airbus có kế hoạch tăng tốc sản xuất dòng máy bay A320 cạnh tranh với Boeing 737 lên 75 chiếc/tháng vào năm 2025.
Nguồn: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/airbus-cong-bo-loi-nhuan-len-ke-hoach-cho-day-chuyen-lap-rap-may-bay-phan-luc-moi-o-alabama-41319/
  1. Uber đều đặn thua lỗ hàng tỷ USD mỗi quý, chìm cùng Grab, Didi
Ngày hôm qua, Uber đã báo cáo doanh thu tăng trong quý đầu tiên của năm 2022. Tuy nhiên, họ cũng báo cáo mức thua lỗ tới 5,9 tỷ USD trong 1 quý, phần lớn là do những khoản đầu tư thua lỗ vào Didi và Grab.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/tung-la-cong-ty-khai-sinh-ra-thi-truong-goi-xe-uber-deu-dan-thua-lo-hang-ty-usd-moi-quy-chim-cung-grab-didi-5202255154955419.htm
  1. Tesla đầu tư thêm nhà máy tại Thượng Hải
Tesla đang có kế hoạch tăng gấp đôi công suất sản xuất, bằng cách xây dựng nhà máy thứ hai ở Thượng Hải, biến nơi đây thành trung tâm lắp ráp xe điện lớn nhất, có thể bổ sung 450.000 xe vào sản lượng hàng năm của hãng ở Trung Quốc.
Nguồn: https://tapchigiaothong.vn/tesla-dau-tu-them-nha-may-tai-thuong-hai-d95147.html
  1. LG công bố doanh thu quý cao nhất trong lịch sử của công ty
LG Electronics (LG) vừa công bố doanh thu của quý đầu tiên của năm 2022 là 21,11 ngàn tỷ KRW (17,53 tỷ USD), tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2021 – mức doanh thu quý cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty. Trong đó, LG ghi nhận lợi nhuận hoạt động là 1,88 ngàn tỷ KRW (1,56 tỷ USD). Điều này đồng thời phản ánh nhu cầu tiêu thụ cao của người tiêu dùng dành cho các sản phẩm mang thương hiệu LG.
Nguồn: https://www.sggp.org.vn//lg-cong-bo-doanh-thu-quy-cao-nhat-trong-lich-su-cua-cong-ty-811914.html
  1. Tham vọng vươn tới châu Âu, Alibaba rót thêm gần 400 triệu USD cho Lazada
Một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, Lazada, mới đây đã nhận được khoản tiền 378,5 triệu USD từ một đợt phát hành cổ phiếu cho công ty mẹ Alibaba, theo DealStreetAsia. Theo Reuters, Alibaba gần đây đã lên kế hoạch mở rộng Lazada sang thị trường châu Âu để đa dạng hóa tiềm năng tăng trưởng cho doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh thị phần ngày càng khốc liệt ở Trung Quốc.
Nguồn: https://doanhnhanvn.vn/tham-vong-vuon-toi-chau-au-alibaba-rot-them-gan-400-trieu-usd-cho-lazada.html
  1. FUNiX hợp tác cùng nền tảng khóa học online Udemy phát triển giáo dục trực tuyến tại Việt Nam
Với ghi nhớ hợp tác mới ký kết, tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX và nền tảng học tập và giảng dạy trực tuyến Udemy kỳ vọng mang đến cơ hội tiếp cận giáo dục trực tuyến với chi phí hợp lý cho người lao động Việt Nam.
Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/funix-va-udemy-hop-tac-phat-trien-giao-duc-truc-tuyen-tai-viet-nam-410295.html
  1. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho game blockchain tại Việt Nam: Khó hay dễ?
Mặc dù là “miếng bánh béo bở” với cả nhà đầu tư lẫn các doanh nghiệp startup, nhưng thị trường game blockchain Việt Nam vẫn còn tồn tạị nhiều thách thức, mà một trong số đó là thiếu sự bảo hộ từ luật pháp do những quy định về hành lang pháp lý chưa rõ ràng. Các dự án game blockchain của Việt Nam đang hút hàng triệu USD từ các quỹ đầu tư quốc tế. Nhưng hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh là yếu tố cản trở sự phát triển của lĩnh vực này.
Nguồn: https://baodautu.vn/hoan-thien-hanh-lang-phap-ly-cho-game-blockchain-tai-viet-nam-kho-hay-de-d165501.html
  1. Việt Nam sắp có hiệp hội đầu tiên về Blockchain
Sau sự ra đời của Liên minh Blockchain thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam, cộng đồng người yêu mến công nghệ Blockchain trong nước sẽ được chứng kiến sự ra đời của Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Theo Quyết định số 343/QĐ-BNV được Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 27/4/2022, Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (còn gọi là Hiệp hội Blockchain Việt Nam) đã được cho phép thành lập. Đây là tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người đam mê nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/viet-nam-sap-co-hiep-hoi-dau-tien-ve-blockchain-2017593.html 
Nhóm tin về nông sản
  1. Trái cây được mùa, mất giá
Trái cây được mùa nhưng hầu hết các nhà vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều đang kém vui.  Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có khoảng 1,2 triệu tấn trái cây cần tiêu thụ trong quý 2 này, trong đó tập trung chủ yếu ở Nam Bộ. Trái cây nghịch vụ cũng chiếm tới hơn 50% sản lượng, tuy nhiên hầu hết đều đang có dấu hiệu lặp lại điệp khúc “được mùa, mất giá”.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/trai-cay-duoc-mua-mat-gia-20220505195443964.htm
  1. Hàng triệu tấn nông sản bí đầu ra
Chỉ riêng tại Nam Bộ trong quý 2, sản lượng trái cây dự kiến đạt gần 1,5 triệu tấn, cao hơn quý 1 khoảng 137.000 tấn. Một số loại trái cây có số lượng lớn như thanh long, chuối, nhãn, chôm chôm, sầu riêng,… rớt giá xuống rất thấp. Cụ thể, mít từ 20.000-30.000 đồng/kg rớt xuống còn 4.000-6.000 đồng/kg; xoài giảm còn 2.000 đồng/kg…
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, Trung Quốc vẫn đang theo đuổi chính sách “Zero Covid” nên việc kiểm tra bao bì, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, nhãn gốc vẫn còn siết chặt. Dự báo xuất khẩu rau quả sang thị trường này thời gian tới vẫn còn rất khó khăn.
Nguồn:  https://tienphong.vn/hang-trieu-tan-nong-san-bi-dau-ra-post1437096.tpo
Đọc thêm: https://nld.com.vn/kinh-te/tim-cach-tieu-thu-trai-cay-dang-vao-mua-20220508202304908.htm
  1. Làm gì để kìm đà tăng giá phi mã của phân bón?
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị áp thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng phân bón như urê, DAP, MAP, đồng thời có biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các loại phân bón đảm bảo nguồn cung trong nước trong bối cảnh giá phân bón thời gian qua liên tục tăng.
Nguồn: https://tienphong.vn/lam-gi-de-kim-da-tang-gia-phi-ma-cua-phan-bon-post1436463.tpo
  1. Startup thức ăn chăn nuôi nhận 30 triệu USD vốn đầu tư
Hai quỹ đầu tư Mekong Capital và Dragon Capital vừa rót 30 triệu USD vào Entobel – startup chế biến thức ăn chăn nuôi tại Đồng Nai. Đây là công ty công nghệ sinh học chuyên sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ côn trùng, đặc biệt là ruồi lính đen, do hai doanh nhân người Bỉ – Gaëtan Crielaard và Alex de Caters – sáng lập năm 2013. Hiện 3 sản phẩm chính của startup này là thức ăn chăn nuôi, dầu ăn cho động vật và phân hữu cơ.
Nguồn: https://zingnews.vn/startup-thuc-an-chan-nuoi-nhan-30-trieu-usd-von-dau-tu-post1315605.html 
Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu
  1. Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt mốc 1 tỷ USD, giá bán áp đảo gạo Thái
Theo Bộ NN&PTNT, trong tháng 4, Việt Nam xuất khẩu khoảng 550 nghìn tấn gạo với giá trị đạt 273 triệu USD, đưa tổng khối lượng trong 4 tháng đầu năm đạt 2,05 triệu tấn với giá trị 1 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy giảm về giá trị, nhưng giá gạo của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao hơn so các với các nước. Chẳng hạn, gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan trong tháng 4 ở mức 410 – 412 USD/tấn, gạo 5% tấm của Ấn Độ ở mức 361 – 365 USD/tấn, trong khi đó, gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam sau khi tăng lên mức 425 USD/tấn vào giữa tháng 4, thì giảm trở lại mức 415 USD/tấn.
Nguồn: https://tienphong.vn/xuat-khau-gao-viet-nam-vuot-moc-1-ty-usd-gia-ban-ap-dao-gao-thai-post1436331.tpo 
  1. Bộ Công Thương giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép hợp kim
Ngày 5/5, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định về giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim. Theo đó, liên quan đến biện pháp chống bán phá giá áp dụng đối với sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng hoặc được sơn, do không có bên liên quan nào đề nghị rà soát định kỳ nên Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 843/QĐ-BCT về giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/bo-cong-thuong-giu-nguyen-viec-ap-dung-bien-phap-chong-ban-pha-gia-thep-hop-kim-20220506072706559.htm
  1. Tận dụng cơ hội xuất khẩu đồ nội – ngoại thất vào thị trường EU
Theo các chuyên gia tại Hội thảo “Triển vọng và xu hướng ngành trang trí nội – ngoại thất tại thị trường EU”, nhu cầu đồ trang trí nội ngoại thất ở thị trường EU đang rộng mở, nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn của khách hàng, doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/tan-dung-co-hoi-xuat-khau-do-noi-ngoai-that-vao-thi-truong-eu-20220510164420951.htm
  1. Xuất khẩu phân bón tăng mạnh
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến trong 4 tháng đầu năm tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu, với kim ngạch ước đạt 105,6 tỉ USD. Riêng phân bón các loại tăng 46,9% về lượng nhưng tăng tới 192,6% về giá trị do giá xuất khẩu tăng cao.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/xuat-khau-phan-bon-tang-manh-20220508220716448.htm
  1. Trên 100 xe hàng thông quan qua cửa khẩu Lào Cai mỗi ngày
Thống kê từ cơ quan chức năng cho thấy, những ngày gần đây hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, thành phố Lào Cai đang có dấu hiệu khởi sắc với trên 100 phương tiện thông quan mỗi ngày. Tính từ 1/5 đến nay đã có khoảng 1.000 phương tiện chở hàng hóa được giải quyết thông quan. Trong đó, nhóm hàng xuất khẩu chiếm từ 30 – 50%, chủ yếu tập trung ở các mặt hàng như đỗ, lạc, sắn, than, tinh dầu quế…, còn lại là hàng nhập khẩu như quần áo, tấm lưới, giấy cuộn, hàng tiêu dùng.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/tren-100-xe-hang-thong-quan-qua-cua-khau-lao-cai-moi-ngay-post942938.vov
  1. Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã nhận đơn đề nghị xem xét phạm vi sản phẩm và điều tra chống lẩn tránh thuế với sản phẩm tủ bếp và tủ nhà tắm nhập khẩu từ Việt Nam. Việc điều tra này tiến hành do Liên minh tủ bếp Hoa Kỳ cáo buộc rằng các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đã nhập tủ hoặc bộ phận tủ từ Trung Quốc và xuất khẩu sang Hoa Kỳ, để lẩn tránh mức thuế Phòng vệ thương mại Hoa Kỳ đang áp dụng lên tủ bếp Trung Quốc. Ngành gỗ Việt Nam đang sẵn sàng làm việc để chứng minh sự minh bạch, bảo vệ nhóm sản phẩm tủ gỗ xuất khẩu.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/hoa-ky-nhan-don-de-nghi-dieu-tra-chong-lan-tranh-thue-voi-tu-go-nhap-khau-tu-viet-nam-20220511091929358.htm 
Nhóm tin kinh tế Hậu Covid
  1. Apple tạm đóng cửa nhà máy sản xuất iPhone tại Trung Quốc vì phong tỏa
Foxconn đang gấp rút tuyển dụng công nhân cho nhà máy để sớm sản xuất iPhone 14 cũng như đẩy mạnh lắp ráp dòng iPhone 13. Tuy nhiên, thành phố Trịnh Châu mới đây phát hiện 14 ca Covid-19 mới và lãnh đạo đã yêu cầu đóng cửa thành phố này trong 7 ngày, ít nhất đến hết thứ Ba tuần sau. Nhà máy này cũng đã buộc phải tạm đóng cửa và thông báo dừng chương trình tuyển dụng công nhân cho đến khi có kế hoạch mới.
Nguồn: https://saostar.vn/kinh-doanh/apple-dong-cua-nha-may-san-xuat-i-phone-202205060812308081.html
  1. Các hãng ô tô đều ‘méo mặt’ vì Trung Quốc phong toả
Các hãng ô tô lớn đều ghi nhận doanh số giảm mạnh tại thị trường Trung Quốc, trong đó nặng nề nhất chính là Tesla. Doanh số bán ô tô của Tesla tại Trung Quốc vào tháng 4 đã giảm 36% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm tồi tệ nhất trong vòng 2 năm qua. Dịch Covid-19 đã khiến các nhà máy phải đóng cửa, gián đoạn chuỗi cung ứng và do người dân phải ở trong nhà khiến nhu cầu mua xe sụt giảm.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/cac-hang-o-to-deu-meo-mat-vi-trung-quoc-phong-toa-nhung-tesla-moi-dang-ngoi-tren-dong-lua-4202211515573168.htm
  1. Nhiều đại lý ô tô tại VN ngừng nhận ký hợp đồng đặt cọc vì ‘khan hàng’
Dù đã hết Quý 1/2022, nhưng tình trạng khan hiếm xe tại thị trường Việt Nam vẫn đang rất “nóng”, nhiều mẫu xe không thể đáp ứng đủ số lượng để trả khách theo đơn đặt hàng. Người mua xe phải chờ đợi nhiều tháng kể từ khi ký hợp đồng đặt cọc mới nhận được xe, hoặc phải chấp nhận mua chênh giá (bia kèm lạc) từ vài chục đến cả trăm triệu đồng để nhận xe sớm.
Nguồn: https://vov.vn/o-to-xe-may/o-to/nhieu-dai-ly-o-to-ngung-nhan-ky-hop-dong-dat-coc-vi-khan-hang-post941742.vov
  1. Lượng khách du lịch tại VN bùng nổ 300%, thiếu trầm trọng hướng dẫn viên du lịch nội địa
Nhu cầu về hướng dẫn viên du lịch nội địa tăng vọt, đặc biệt kể từ dịp lễ 30/4-1/5. Nhiều công ty lữ hành tuyển cả sinh viên đi phụ thêm hướng dẫn. Ghi nhận trên các nhóm, diễn đàn chuyên về hướng dẫn viên, nhu cầu về HDV du lịch nội địa đang tăng rất cao. Ngoài những HDV là cộng tác viên ruột, các DN vẫn cần tuyển thêm do lượng khách đi du lịch bùng nổ, đặc biệt là dịp hè này.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/khach-bung-no-300-thieu-tram-trong-huong-dan-vien-du-lich-noi-dia-2017394.html
  1. Nhật Bản, Indonesia và loạt quốc gia châu Á cân nhắc áp dụng tuần làm việc 4 ngày
Các doanh nghiệp và Chính phủ trên khắp châu Á đang thận trọng thử nghiệm ý tưởng tuần làm việc 4 ngày trong bối cảnh thời gian làm việc kéo dài nhưng kém năng suất đang ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của người lao động…
Nguồn: https://vneconomy.vn/nhat-ban-indonesia-va-loat-quoc-gia-chau-a-can-nhac-ap-dung-tuan-lam-viec-4-ngay.htm 
Nhóm tin về ảnh hưởng của cuộc chiến Nga –Ukraine
  1. Giá xăng VN lập kỷ lục mới, cao nhất từ trước đến nay
Tăng hơn 1.500 đồng mỗi lít qua đó giá xăng RON95-III thiết lập mức giá cao nhất (28.959đ/l – 29.988đ/l)  từ trước đến nay.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/gia-xang-lap-ky-luc-moi-cao-nhat-tu-truoc-den-nay-20220511145941844.htm
  1. Xi măng tăng giá hàng loạt trong tháng 5, ngành xây dựng liên tiếp gặp khó
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, từ đầu tháng 5 hàng loạt doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xi măng thông báo tăng giá bán. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất tăng cao, đặc biệt là than khiến giá thành xi măng tăng.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/xi-mang-tang-gia-hang-loat-trong-thang-5-nganh-xay-dung-lien-tiep-gap-kho-420229513599321.htm 
  1. Mỹ mua 60 triệu thùng dầu để bổ sung kho dự trữ chiến lược
Ngày 5/5, Bộ Năng lượng Mỹ thông báo sẽ mời thầu mua 60 triệu thùng để bổ sung cho Kho Dự trữ Dầu chiến lược (SPR). Quá trình đấu thầu sẽ bắt đầu vào mùa thu, với mục tiêu bổ sung khoảng 1/3 trong số 180 triệu thùng đã xuất kho sau khi giá dầu tăng mạnh liên quan tới khủng hoảng Nga – Ukraine. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết đã đặt thời gian mua lại và giao hàng tiếp theo khi dự đoán giá dầu sẽ giảm đáng kể.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/my-mua-60-trieu-thung-dau-de-bo-sung-kho-du-tru-chien-luoc-20220506144058999.htm
  1. Ấn Độ thẳng thừng yêu cầu Nga giảm giá dầu xuống dưới 70 USD/thùng
Theo các nguồn tin của Bloomberg, Ấn Độ đang cố gắng yêu cầu mức chiết khấu cao hơn đối với dầu thô của Nga để bù đắp cho những rủi ro khi tiếp tục giữ mối quan hệ với chính quyền ông Putin, trong khi các khách hàng khác quay lưng với Nga. Quốc gia Nam Á này muốn mua dầu thô của Nga với giá dưới 70 USD/thùng nhằm giảm bớt tác động từ những rào cản trong giao dịch, đảm bảo tài chính cho việc mua bán. Nguồn tin cho biết yêu cầu này được đưa ra tại các cuộc đàm phán cấp cao giữa hai nước.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/an-do-thang-thung-yeu-cau-nga-giam-gia-dau-xuong-duoi-70-usd-thung-4202255113352779.htm
  1. Sau dầu thô ‘đại hạ giá’, Ấn Độ tiếp tục gom mua khí đốt từ Nga
 Các nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Ấn Độ đang mua thêm khối lượng lớn từ Nga với mức chiết khấu cao vì hầu hết những người mua giao ngay khác đang thờ ơ với loại nguyên liệu này. Các công ty bao gồm Gujarat State Petroleum Corp. và GAIL India Ltd. gần đây đã mua một số lô hàng LNG giao ngay từ Nga với giá thấp hơn giá phổ biến trên thị trường. Họ có thể mua nhiều hơn miễn là nhiên liệu của Nga vẫn rẻ hơn so với các nhà cung cấp đối thủ.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/sau-dau-tho-dai-ha-gia-an-do-tiep-tuc-gom-mua-khi-dot-tu-nga-42022115194933992.htm
  1. OPEC chịu sức ép khi khước từ gia tăng thêm sản lượng dầu
Mới đây, Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật, cho phép khởi động quá trình cáo buộc Các quốc gia thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước thành viên vi phạm Luật Chống độc quyền của Mỹ.
Dự luật có tên NOPEC (không OPEC) được Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ thông qua nhằm mục tiêu cuối cùng là cho phép Bộ trưởng Tư pháp Mỹ khởi kiện OPEC lên tòa án liên bang, cáo buộc tổ chức này đã liên kết thao túng giá dầu. Nếu vậy Mỹ sẽ có thể tiến hành trừng phạt các quốc gia thành viên OPEC – một bước đi từ lâu đã được xem là có tính sát thương cao nhất mà Mỹ có thể nhằm vào OPEC.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/opec-chiu-suc-ep-khi-khuoc-tu-gia-tang-them-san-luong-dau-20220510105500599.htm
  1. Liên Hợp Quốc tìm cách đưa hàng hóa Nga, Ukraine trở lại thị trường
Liên Hợp Quốc đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường thế giới. Nỗ lực trên nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt là tại những nước đang phát triển.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/lien-hop-quoc-tim-cach-dua-hang-hoa-nga-ukraine-tro-lai-thi-truong-20220505132644677.htm
  1. Dự báo mới nhất về giá vàng từ nay đến cuối năm
Theo kết quả một cuộc thăm dò của Reuters mới đây, giá vàng dự kiến ​​sẽ giữ vững trong quý này khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn để tránh lạm phát tăng cao và những rủi ro như chiến tranh Ukraine, trước khi đảo chiều giảm trở lại vào cuối năm nay khi lãi suất tăng.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/du-bao-moi-nhat-ve-gia-vang-tu-nay-den-cuoi-nam-42022956483103.htm 
Nhóm tin về thực phẩm plant-based/ cell-based/ fermentation
  1. Start-up Indonesia hướng đến thị trường bán lẻ Singapore vào quý III – 2022
Green Rebel, start-up về đạm thay thế của Indonesia chuyên cung cấp thịt chay nguyên miếng có khẩu vị phù hợp với người Châu Á, đang lên kế hoạch đưa sản phẩm vào các kênh siêu thị lớn tại Singapore vào quý 3 năm nay. Được biết, Singapore là điểm đến đầu tiên của công ty trong kế hoạch mở rộng ra toàn Châu Á.
Hiện tại, Green Rebel đã hợp tác với các chuỗi nhà hàng địa phương tại Singapore để đưa sản phẩm đến với thực khách từ 30/3/2022. Bên cạnh đó, công ty này cũng đang xây dựng nền tảng bán lẻ online cũng như xâm nhập vào các sàn thương mại điện tử hiện có để đẩy mạnh mảng bán lẻ tại thị trường này.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/05/10/indonesian-firm-green-rebel-aims-to-enter-s-pore-retail-market
  1. Chất béo được tổng hợp từ công nghệ lên men chính xác – bước tiến mới của ngành thịt thực vật
Trong thập kỉ qua, ngành thịt thực vật đã có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên việc mô phỏng lại thịt truyền thống vẫn luôn là một thử thách lớn. Trong đó, trở ngại lớn nhất vẫn là chất béo thực vật không hề có mùi vị và tính chất như chất béo từ động vật.
Từ đó, công ty Melt & Marble (Thụy Điển) đã nghiên cứu và phát triển thành công loại chất béo thay thế cho mỡ bò nhờ công nghệ lên men chính xác. Đây được xem như một bước đột phá lớn sẽ giúp giảm bớt sự khác biệt trong mùi vị giữa thịt thực vật và thịt truyền thống, đồng thời cũng sẽ mở ra nhiều tiềm năng phát triển cho công nghệ lên men chính xác nói riêng và toàn ngành đạm thay thế nói chung.
Nguồn: https://www.foodnavigator.com/Article/2022/05/05/Beef-like-fat-prototype-produced-via-precision-fermentation-It-s-a-ground-breaking-step-towards-making-plant-based-meat-tastier
  1. Phô mai “chay” từ vi sinh được phát triển bởi start-up từ Tây Ban Nha
Theo công ty Real Deal Milk (Tây Ban Nha), dù có nhận thức cao về vấn đề môi trường lẫn đạo đức thì người tiêu dùng vẫn rất khó để từ bỏ việc tiêu thụ phô mai. Thay vì buộc người tiêu dùng phải đánh đổi, start-up thành lập từ năm 2021 này đã lập trình các tế bào vi sinh và tận dụng công nghệ lên men chính xác, để cho ra đời sản phẩm phô mai 100% thuần chay, không sử dụng sữa bò.
Bên cạnh dòng sản phẩm phô mai từ thực vật (plant-based) đã có trên thị trường, loại phô mai từ vi sinh này hứa hẹn sẽ mở ra một hướng phát triển mới cho ngành bơ sữa chay đầy tiềm năng.
Nguồn: https://www.foodnavigator.com/Article/2022/05/04/will-there-still-be-dairy-cows-by-2050-we-don-t-think-so-real-deal-milk-taps-microbes-to-make-vegan-cheese-in-barcelona
  1. Kết quá nghiên cứu từ đại học Đức lý giải về động cơ người tiêu dùng lại chọn thịt chay?
Trong bối cảnh ngành đạm thực vật đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, các nhà nghiên cứu tại đại học Bonn (Đức) đã tiến hành thực hiện khảo sát trên 411 người trên toàn nước Đức để tìm ra động cơ chuyển đổi sang thịt thực vật của người tiêu dùng.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không phải sự quan ngại về môi trường, mà chính là sự quan tâm về quyền lợi động vật (animal welfare) và ích lợi của thịt chay đối với sức khỏe mới là nhân tố chính tạo ra sự thay đổi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nêu rõ: mùi vị và giá cả là hai yếu tố mà các công ty phát triển thịt thực vật cần phải cải thiện để tăng sức cạnh tranh so với thịt truyền thống hiện tại.
Nguồn: https://www.foodnavigator.com/Article/2022/05/02/promoting-plant-based-what-motivates-people-to-eat-less-meat
  1. Công ty Israel công bố công nghệ độc quyền để biến tảo xoắn thành “thịt”, “cá”
Công ty SimpliiGood (Israel) đã công bố sản phẩm mới cá ngừ xông khói, được tổng hợp 95% từ tảo xoắn, còn lại là gia vị và dầu. Được biết, start-up này đã phát triển thành công quy trình độc quyền để dùng tảo xoắn mô phỏng lại mô động vật như cá, heo, gà… Hiện tại, sản phẩm “cá ngừ xông khói” này dự kiến sẽ được đưa ra thị trường vào cuối năm 2023.
https://www.foodnavigator.com/Article/2022/04/28/the-tech-behind-single-ingredient-smoked-salmon-analogue-revealed-our-spirulina-can-act-as-a-complete-replacement-for-animal-based-protein 
Tin vui – lạ
  1. Cha mẹ Hàn Quốc tặng cổ phiếu cho con vào Tết thiếu nhi
Ngày 5/5 là Tết thiếu nhi truyền thống tại Hàn Quốc. Nhưng thay vì tặng những món đồ chơi, búp bê hay robot, ngày càng nhiều phụ huynh hỏi con thích mua cổ phiếu nào. Phụ huynh Hàn Quốc cho rằng mua cổ phiếu cho con là cách giáo dục sớm về tài chính và đầu tư. Họ cho rằng nên cho con tham gia thị trường chứng khoán sớm để nhanh chóng có vốn tích lũy và tiền bạc dư giả.
Nguồn: https://zingnews.vn/cha-me-han-quoc-tang-co-phieu-cho-con-vao-tet-thieu-nhi-post1314643.html

BSAi