Bốn lời khuyên ‘đỉnh’ khi chọn ngành để học – nghề để làm

Ông Trần Đức Cảnh – Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Đại học Sài Gòn (bìa trái) và ông Bung Trần – Chủ tịch NEEC và AI Education.
Bốn chuyên giá của bốn lĩnh vực hoàn toàn khác nhau cùng ngồi lại tại tọa đàm “Định nghĩa lại du học Mỹ thành công: Những góp ý tốt nhất để chọn ngành học trong bối cảnh việc làm 2023 – 2033” do trung tâm giáo dục NEEC tổ chức.
Hãy để nghề nó “cuốn” chứ đừng để bị “đẩy”
Ông Trần Đức Cảnh – Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Đại học Sài Gòn, thành viên  thành viên hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực của Thủ tướng chia sẻ từ góc nhìn và trải nghiệm cá nhân cũng như 20 năm tư vấn hướng nghiệp cho học sinh du học Mỹ:
Trong điều kiện lý tưởng, một học sinh cấp 3 nộp đơn vào đại học có thể chọn học bất cứ ngành học và trường nào mình thích mà không phải lo lắng gì về chuyện “cơm áo gạo tiền” hay những áp lực kỳ vọng từ gia đình, xã hội và quan trọng hơn là thiếu thông tin.
Kinh nghiệm bản thân tôi lúc đến Mỹ gần 50 năm trước năm ở tuổi 19. Đầu tiên tôi học ngành Kỹ sư Hàng không/Phi công, sau đó đổi sang học ngành Kỹ sư Dầu khí vì toán/hóa nhiều, ít tiếng Anh và khả năng tìm việc tốt, lương cao. Không nghĩ nhiều đến yếu tố thích, đam mê. Sau đó tôi lại chuyển sang học ngành Kinh tế (khác với kinh doanh) .. loay hoay mất tôi gần 2 năm, may là chỉ lấy môn các căn bản, chưa chính thức vào ngành, nên không bị “thiệt hại” gì mấy. Ngược lại, có thêm thời gian học tiếng Anh và hiểu biết thêm về việc chọn ngành, trường. Bài học là chủ động đặt năng khiếu, năng lực đúng chỗ khi còn trẻ thì khả năng và hướng phát triển lâu dài chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều.
Chúng ta, và cả con em minh, hầu hết là bị “đẩy vào”, chọn ngành nghề và công việc mục đích về kinh tế (cá nhân và gia đình) hơn là đam mê cá nhân, một bất lợi lớn, một sự đánh đổi vô cùng lớn.
Nhưng ngày nay khác hơn nhiều, điều kiện và cơ hội tốt hơn để ta suy nghĩ về hướng phát triển con em chúng ta một cách linh động, đa dạng và phù hợp hơn, như vậy cá nhân và xã hội mới phát triển. Chúng ta có cơ hội để nhận ra “khiếu tính” – career interest – những sở thích, quan tâm và đam mê nghề nghiệp của bạn trẻ trong một thời gian quan sát đủ dài. Làm cái gì mà thật là mê, thì có nghĩa là bị “cuốn vào”, đó là một lựa chọn hợp lý. Nó là một quy trình, gắn với thời gian, nỗ lực và đôi khi cũng có chút may mắn, nhưng nếu chúng ta chuẩn bị kỷ thì yếu tố rũi ro sẽ giảm tối thiểu.
Du học thành công (ai nói cũng được) không phải là từ sáo rỗng, mà nó là một quá trình chuẩn bị, đánh giá đúng tiềm năng, chất tồ, đúng môi trường, ngành học… phần còn lại là phần thực hiện kế hoạch.
8 tố chất để sẵn sàng cho một thế giới đang thay đổi quá nhanh
Ông Bung Trần, chủ tịch NEEC và AI Education thì dẫn lại khung năng lực “sẵn sàng để làm việc thành công” của hội đồng liên trường đại học Mỹ. Theo ông, không chỉ đến khi lên đại học, mà ngay từ trung học, thì mỗi học sinh cũng nên bắt đầu ý thức về sự tự học tự phát triển những năng lực quan trọng này.
Đầu tiên, phải hiểu biết về cá nhân mình và công việc mà mình đang làm, xu hướng phát triển của ngành nghề… Ta cần chứng minh bản thân mình là một self-leaner – một người biết tự học và luôn học tập suốt đời và phát triển liên tục. Thứ hai, là kỹ năng truyền thông giao tiếp. Hiện tại xu thế là truyền thông đa phương và trên nhiều nền tảng khác nhau, đặc biệt là môi trường kỹ thuật số. Thứ ba, critical thinking – tư duy phản biện, là điều mà ai cũng phải tìm cách nâng cao để tiếp cận với thế giới nhiễu loạn thông tin hiện nay.
Điểm thứ tư, là sự trang bị những kiến thức về toàn cầu hóa và đa dạng văn hóa để các bạn học sinh có thể hội nhập nhanh chóng cho công việc sau này. Thứ năm, leadership – tinh thần lãnh đạo, bắt đầu với lãnh đạo chính bản thân mình, những trách nhiệm và đời sống cá nhân của mình. Thứ sáu là Professionalism – tính chuyên nghiệp trong công việc: cần chủ động tìm hiểu về cơ cấu công việc, nên hành xử như thế nào, cách các phòng ban hoạt động và cấu trúc công ty, văn hoá…
Teamwork là yếu tố thứ bảy, đặc biệt giai đoạn sau dịch thì việc sử dụng các nền tảng đa phương tiện và truyền thông để làm việc, hợp tác với các múi giờ khác nhau là rất phổ biến. Nhiệm vụ của chúng ta là thể hiện kỹ năng teamwork thật tốt khi làm việc trên các nền tảng đa phương tiện và online.  Cuối cùng, Technology – công nghệ, dù ở bất cứ chuyên môn nào, sự hiểu biết về công nghệ là thứ học sinh cần trang bị và sẵn sàng cho công việc.
Hãy tìm mọi cơ hội để trải nghiệm và nhìn ngắm thế giới rộng lớn 
Bà Soline Linh Lê: Giảng viên ĐH RMIT, Chủ nhiệm dự án về bình đẳng giới GEAI của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thì luôn đưa lời khuyên, cho dù là học sinh, sinh viên hay bất kỳ người trẻ nào: hãy trải nghiệm nhiều hơn, hãy đi xa hơn những ranh giới địa lý và cả trong suy nghĩ của mình. Chỉ có trải nghiệm thật nhiều, nhìn ngắm thật nhiều, thì chúng ta mới biết được hiết những điểm mạnh, niềm đam mê và những khao khát ẩn sâu bên trong mình. Có thể thử làm nghề này, nghề khác. Có thể thử chọn tham gia vào những dự án có phần lạ lẫm với mình. Chính những va chạm này sẽ làm bật ra điều mình thích nhất, giỏi nhất và xứng đáng theo đuổi nhất.
Soline, hiện là chủ nhiệm CLB cựu sinh viên VN tại Thuỵ Sỹ cũng khuyến khích các bạn tự tìm tòi nhiều hơn. Thích một ngành nghề nào đó, hãy tự hỏi và tự tìm câu trả lời: vậy ra trường làm gì, làm ở đâu, làm với ai, làm như thế nào? Không gian internet cho phép bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy những bảng mô tả công việc của bất kỳ ngành nghề nào. Hãy hình dung thử xem nếu chúng ta phải hoàn thiện những hạng mục công việc này thì mình có hạnh phúc không…
Và đừng sợ hãi
Ông Hiếu Đoàn: Giám đốc điều hành Leedo Group, chủ tịch Liên đoàn Lãnh đạo Trẻ thế giới – JCI VN chi hội SSG chọn nghề theo một định hướng “dễ” mà “không dễ”: kế nghiệp gia đình. HIếu học quản trị kinh doanh, và có cơ hội cọ xát với nhiều nền văn hoá khác nhau. Tuy nhiên, những chuyện “phải làm” của anh đã trở thành “khao khát làm” khi tìm được một cú hích cuộc đời. Đó là năm 2009, Hiếu đọc một bài báo về câu chuyện chị Vưu Lệ Quyên (gia đình họ Vưu là nhà sáng lập công ty Biti’s). Là con gái một gia đình có truyền thống làm giày, Quyên chọn mở một lối đi riêng từ nền tảng này: làm giày nữ thương hiệu Gosto. Hiếu thấy  ngọn lửa đam mê trong mình cháy lên, với hàng loạt suy nghĩ vì sao mình không tận dụng cơ hội sẵn có và tạo ra được những giá trị mới? Gia đình mình trước đây chỉ làm đế giày, nhưng mình muốn tới thế hệ mình là phát triển hơn, mở rộng hơn. Sau đó, mình tiếp tục quay lại trường học cao lên để có thêm kiến thức, mở rộng tầm nhìn hơn.
Tất nhiên, Hiếu không quá rành về thời trang, và cũng không có khả năng trở thành một nhà tạo mẫu giày dép hay nghiên cứu chất liệu. Nhưng Hiếu biết cách sản xuất hàng ngàn đôi giày và từ đó bán ra thị trường, những việc khác, Hiếu sẽ nhờ những người khác giỏi hơn mình để làm cùng nhau. “Đừng sợ hãi, thế giới thì rộng lớn và rất nhiều việc phải làm. Và chúng ta có nhiều cơ hội để học, để hỏi, để theo đuổi một niềm khao khát nào đó trong mình. Đừng sợ hãi khi đối diện với những người quá lớn, những công ty quá lớn, vì họ sẽ sẵn lòng chia sẻ và hỗ trợ nếu mình mở lòng ra trong việc tìm kiếm tri thức…”.
T.N