Thăm người Mã Liềng ở rẻo cao Tuyên Hoá

    (Vietnamtimes) – Mã Liềng còn có tên gọi Mơ Leng tức Đại bàng núi. Họ là tộc người anh em thuộc dân tộc Chứt ở miền tây Quảng Bình, thuộc các bản Kè, Cáo Chuối, xã Lâm Hóa huyện rẻo cao Tuyên Hóa. Cuộc sống của tộc người này hiện nhỉnh hơn 500 người nhưng có cuộc sống riêng, văn hóa riêng, tiếng nói riêng.

    Phóng sự ảnh của Hoàng Long

    Một góc bản Cáo sâu trong núi Mỏ Quạ nơi anh em Mã Liềng sinh sống.

      Phụ nữ Mã Liềng lớn tuổi thường có thuật thồi thắt kỳ bí. Một pháp thuật chữa bệnh với dân bản mà khoa học không giải thích được.

       Bà Hồ Rà, người thồi thắt nổi tiếng trong vùng, nói chuyện được với các linh hồn Mã Liềng quá cố.

      Trong nhà của người Mã Liềng, cái cối luôn có trụ nối xuống đất ở nhà sàn, đó là cái sợi dây thần linh nhà cửa đất đai bản quán của họ.

      Người Mã Liềng mời cơm khách rất thịnh soạn. Cơm được nấu măng với cá khe là món “sơn hào” của họ.

         Đàn ông Mã Liềng lớn lên thường đi săn để chứng minh bản lĩnh bảo vệ dân bản.

    Chiếc nỏ tồn tại không chỉ là để săn bắn mà còn là thứ truyền nghề cho con trai hay cháu trai.

            Lá táy rất ngứa, cây của nó cũng rất ngứa nhưng qua tay người Mã Liềng thì món canh lá táy không còn bị ngứa là một món ăn kỳ lạ.

     Ngày nay nhiều gia đình Mã Liềng tự hào treo nhiều huân huy chương vì đã định canh định cư, làm ăn khá giả, trong ảnh là một người ở bản Cáo với căn phòng nhiều giấy khen, huân huy chương.

     Tuy con em ít, nhưng người Mã Liềng được ưu tiên học chữ từ nhỏ ngay tận bản.

          Cuộc sống tuy còn khó khăn nhưng đã có điện và trẻ em Mã Liềng được ưu tiên quạt mát.

            Những đôi vợ chồng trẻ khi vừa lấy nhau thường không làm nhà sàn vì chưa có điều kiện và để chứng minh họ đang trẻ thì trước nhà có góc hoa mười giờ.

     Trẻ em khi sinh ra thường mang họ mẹ không mang họ bố đó là quan hệ mẫu hệ còn tồn tại.

    Những người đàn ông lớn tuổi có dấu hiệu thần linh nhập để làm phép thuật đều phải nuôi “thiêng” nơi dây đeo ở cổ.

             Khi khách đến nhà chơi, chủ nhà phải báo cáo với ma nhà nơi cột ma nhà rằng có khách quý cần kính báo để tổ tiên được biết.

    Sau 50 rời hang về bản người Mã Liềng đã biết làm lúa nước, biết máy thuốt lúa, biết mua xe máy.

    Phụ nữ Mã Liềng rất mê thuốc, với họ khói thuốc là thứ linh thiêng.

    Khi sinh, thiếu phụ Mã Liềng phải ở cái chòi bên bìa rừng, không được về nhà trong 3 tháng. Cái chòi đó được người nhà dựng và chăm sóc. Sau 3 tháng mẹ con mới được đi vào bản.

    Họ có cây kiếm thiêng ở mỗi bản, mỗi lần cầu khấn việc gì, cây kiếm đứng im trên bát gạo, việc đó mới thành công.

    Hoàng Long