Tập trung chuyên sâu để giúp doanh nghiệp khởi nghiệp tăng tốc

179
Năm 2021, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp BSA tập trung huấn luyện cho các Doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp SKC theo chiều sâu, kiến thức nâng cao theo từng cấp độ, hướng đến việc sản xuất theo tiêu chuẩn, qua đó, giúp các DN trẻ có nền tảng tốt hơn, mô hình kinh doanh ổn định và bền vững hơn.
Đây là chia sẻ của bà Vũ Kim Anh – PGĐ Trung tâm BSA tại buổi gặp gỡ giữa các DN khởi nghiệp, các chuyên gia huấn luyện và một số doanh nghiệp đồng hành như: Vinamit, Thiên Long, Minh Long 1, Danny Green, Tân Hoàn Cầu, Nhựa Đạt Hoà… tại TP.HCM vào chiều 25/3 vừa qua.
Bà Vũ Kim Anh – PGĐ Trung tâm BSA, Phụ trách Dự án sáng tạo khởi nghiệp SKC
Tại buổi gặp, các DN khởi nghiệp đã nêu lên những khó khăn thực tế như dòng tiền, nguồn vốn, quản trị nhân sự, xây dựng thương hiệu, kỹ thuật, quy trình quản lý doanh nghiệp, xây dựng nền tảng sản xuất hoàn chỉnh để đạt được những tiêu chuẩn, dễ dàng chinh phục thị trường.…
Theo bà Vũ Kim Anh, năm nay, các chuyên gia huấn luyện của Dự án sáng tạo khởi nghiệp SKC sẽ tập trung huấn luyện những kiến thức cơ bản cho DN mới khởi nghiệp và tư vấn chuyên sâu dành cho các DN khởi nghiệp đã khởi nghiệp có nền tảng, sản phẩm đã được thị trường chấp nhận. Hình thức huấn luyện được thực hiện thông qua trải nghiệm thực tế. Từ trước đến nay, chương trình tập huấn, huấn luyện chủ yếu được thực hiện ở hội trường thì nay được chuyển sang những lớp học chuyên sâu, những buổi toạ đàm tại các trang trại, nông trường, các cơ sở sản xuất. Các lớp huấn luyện chuyên sâu này không chạy theo số lượng học viên đông mà chỉ một số doanh nghiệp tiêu biểu và một vài chuyên gia cùng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, qua đó tạo nền tảng tốt cho các bạn phát triển tốt hơn. Chương trình sẽ xoáy sâu vào từng bài học sát thực tế tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp khởi nghiệp. Các chuyên gia huấn luyện cần tìm hiểu kỹ từng dự án củ thể, từ đó có những chia sẻ sát với thực tế về sản xuất, kinh doanh của người khởi ngiệp.
Năm 2021, Dự án sáng tạo khởi nghiệp SKC do Trung tâm BSA sáng lập và vận hành sẽ phân loại nội dung tập huấn theo những cấp độ, quá trình, kết quả thực tế của DN khởi nghiệp. Chương trình đào tạo hướng DN khởi nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn Haccp, Localg.a.p., GLOBALG.A.P., ISO để tham gia xuất khấu sản phẩm ra nước ngoài. Ngoài ra, SKC định hướng các lớp tập huấn chuyên sâu từ 3 đến 5 ngày theo từng chuyên đề củ thể. Một trong những nội dung trọng tâm của SKC trong năm 2021 là tập trung kết nối và hỗ trợ các dự án đã phát triển thị trường tốt hơn, đưa vào chương trình hỗ trợ tăng tốc khởi nghiệp, chuẩn hóa giáo trình huấn luyện và đẩy mạnh xúc tiến thị trường, sàn thương mại điện tử…
Buổi gặp gỡ giữa 15 doanh nghiệp khởi nghiệp và các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp đồng hành
Tại sự kiện, các chuyên gia cho rằng, đối với nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, các HTX liên kết nhận được hỗ trợ về kỹ thuật, vốn của nhà nước nhưng các vấn đề phát triển thị trường chỉ chiếm 15%. Rõ ràng đầu ra của nền nông nghiệp Việt Nam còn rất lao đao. Những chuyên gia này đã nhiều lần chia sẻ với các doanh nghiệp khởi nghiệp về những vấn đề liên quan đến phát triển thị trường. Theo đó, chỉ có cách xây dựng các chuẩn, theo xu thế chung, từ đó tạo được niền tin cho đối tác, người tiêu dùng. Việc sản xuất theo chuẩn không có gì khó, vấn đề là DN khởi nghiệp cần tập trung và phải luôn luôn thực hành để tạo thành thói quen, bắt đầu bằng việc ghi nhật trình sản xuất.
Để tăng tốc, trở thành một doanh nghiệp lớn, ngoài các chương trình hỗ trợ của Dự án sáng tạo khởi nghiệp SKC, các DN khởi nghiệp phải xây dựng doanh nghiệp như thế nào để khách hàng, đối tác nhận diện được, tạo được niềm tin… Có được điều này, yêu cầu những doanh nghiệp trẻ này phải có sự đầu tư vào hình ảnh doanh nghiệp, hình ảnh của người chủ doanh nghiệp. Hình ảnh không chỉ là vẻ ngoài, cơ ngơi mà còn là những phẩm chất bên trong, từ nhân sự cho đến chất lượng sản phẩm…

Một số hình ảnh tại buổi gặp gỡ DN khởi nghiệp chiều 25/3/2021

Đại diện Công Ty TNHH Gốm Sứ Minh Long 1 và Công ty Cổ phần Cơ điện Tân Hoàn Cầu tại buổi gặp mặt
Chuyên gia huấn luyện của SKC – Ông Nguyễn Duy Long
Các doanh nghiệp khởi nghiệp đã có nền tảng, sản phẩm đã được thị trường chấp nhận tham gia buổi gặp gỡ với chuyên gia
Anh Phạm Ngọc Anh Tuấn – Giám đốc Công ty TNHH Vườn Nhà Minh (Long An)
Chị NGUYỄN NGỌC HƯƠNG – Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt nêu lên những khó khăn của DN khởi nghiệp và mong muốn được hỗ trợ những kiến thức chuyên sâu
Anh Phạm Đình Ngãi – Giám đốc điều hành Công ty Trà Vinh Farm, tỉnh Trà Vinh chia sẻ về cách xây dựng tiêu chuẩn trong DN khởi nghiệp
Bạn LÊ NGỌC THẢO – Chủ Cơ sở sản xuất thực phẩm lên men tự nhiên Khổng Tước Nguyên, Tiền Giang nêu lên những thiếu sót và hạn chế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó vấn đề vốn, quản lý nhân sự…
Chị HOÀNG THU YẾN – GĐ Công ty Yến sào Hoàng Thu Yến chia sẻ những khó khăn khi mới khởi nghiệp
Đại diện Nhang sinh học Liên Tâm chia sẻ quá trình khởi nghiệp và những mong muốn được hỗ trợ thêm những kiến thực về quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn vốn
Hứa Thị Rokyah (An Giang) chia sẻ về hành trình khởi nghiệp với Lạp xưởng bò Anas (Tung lò mò)
Bạn PHAN MINH TIẾN – Giám đốc Công ty TNHH Phát triển dừa nước Việt Nam, TP.HCM cho rằng ngoài các quản trị doanh nghiệp, quản trị dòng tiền thì công nghệ sản xuất cũng là hạn chế của doanh nghiệp khởi nghiệp
Ông Cô Gia Thọ – Chủ tịch HĐQT Thiên Long Group, Phó Chủ tịch CLB Doanh nghiệp dẫn đầu LBC chia sẻ với các doanh nghiệp tại cuộc gặp gỡ
Chuyên gia Đàm Sao Mai chia sẻ về cách huy động vốn dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, muốn tìm được nguồn vốn đầu tư thì ít nhất sản phẩm phải độc đáo.
Đại diện Công ty Cổ Phần Danny Green chia sẻ về cách sản xuất nông nghiệp hữu cơ và tiếp tục đồng hành với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời gian tới